Cổ phiếu rơi mạnh từ đỉnh, cổ đông Facebook, Netflix ‘khóc ròng’
Từ tháng 11/2021, cổ phiếu Netflix giảm gần 68%, trong khi Facebook mất hơn 45% thị giá.
Chỉ trong vòng 5 tháng, Netflix và Facebook (nay là Meta) đã “bay” gần như sạch sẽ giá trị tích lũy được trong nửa thập kỷ. Cụ thể, cổ phiếu Netflix giảm 68% sau khi lập đỉnh vào ngày 19/11, còn Facebook mất hơn 45% từ mốc này.
Hiệu suất cổ phiếu Facebook và Netflix (đường màu cam) trong 5 năm. (Ảnh: CNBC)
Mới cách đây không lâu, cả hai công ty dường như đạt tăng trưởng vũ bão, không thể cản phá. Netflix có mặt trong mọi hộ gia đình Mỹ với những nội dung ăn khách, tới mức công ty đã tăng giá gói cước. Trong khi đó, Facebook với hàng tỷ người dùng và thống trị thị trường quảng cáo cũng thu về doanh thu khủng.
Tuy nhiên, những câu chuyện ấy đã trở thành quá khứ một cách chóng vánh khi các nhà đầu tư đặt câu hỏi về triển vọng của hai hãng trước sức ép cạnh tranh ngày một tăng và môi trường vĩ mô biến động không ngừng.
Video đang HOT
Đóng cửa phiêngiao dịch ngày 22/4, vốn hóa Netflix còn 99,2 tỷ USD, giảm từ hơn 300 tỷ USD hồi tháng 11/2021. Facebook suýt gia nhập câu lạc bộ “nghìn tỷ” song nay chỉ còn 532,6 tỷ USD vốn hóa.
Tuần vừa qua là tuần đặc biệt tồi tệ với Netflix. Cổ phiếu công ty giảm tới 35% vào ngày 20/4, tệ nhất kể từ năm 2004, sau khi nền tảng streaming thông báo lần đầu tiên sụt giảm người dùng trả tiền trong hơn 10 năm và dự đoán mất thêm khoảng 2 triệu tài khoản nữa trong quý này.Tuần sau, Facebook sẽ báo cáo kết quả kinh doanh. Cổ phiếu của mạng xã hội lớn nhất thế giới cũng chịu áp lực từ lần báo cáo gần nhất hồi tháng 2, khi tiết lộ số lượng người dùng không đạt kỳ vọng và cảnh báo cạnh tranh từ các đối thủ như TikTok.
Netflix đang “lặn ngụp” ở đáy kể từ tháng 1/2018, còn Facebook chưa bao giờ thất thế như vậy kể từ tháng 4/2020. Thị trường chứng khoán của Mỹ cũng giảm điểm do lãi suất có thể tăng. Sàn Nasdaq giảm 2,6%.
Những nhà đầu tư đã đi theo Netflix và Facebook một thập kỷ trước vẫn đang có lãi, song các cổ đông mới chịu thiệt hại nặng nề. Theo CNBC, biến động giá cổ phiếu Netflix trong 10 năm là 1.321,77%, 5 năm là 50,85%, 3 năm là -42,88% và 1 năm là 57,64%. Tỉ lệ với cổ phiếu Facebook lần lượt là 381,56%, 28,14%, 1,47% và -37,91%.
Sau tất cả, Facebook rời top 10 công ty giá trị nhất thế giới, Mark Zuckerberg ra khỏi danh sách 10 tỷ phú giàu nhất hành tinh
Từng giữ vị trị thứ 6 hồi năm ngoái, Facebook tụt thảm, giờ ngậm ngùi ôm vị trí thứ 11 trong danh sách các công ty giá trị nhất thế giới.
Sau loạt bê bối, cổ phiếu Meta (công ty mẹ Facebook) liên tục lao dốc trong suốt 2 tuần qua. Điều này khiến vốn hoá gã khổng lồ Big Tech tụt thảm và bốc hơi kỷ lục hơn 200 tỷ USD.
Như vậy, theo số liệu của Bloomberg, với giá trị thị trường hiện chỉ còn 565 tỷ USD, Meta chính thức rời top 10 các công ty giá trị nhất thế giới. Tập đoàn này hiện chỉ đứng thứ 11, sau Tencent Holdings của Trung Quốc. Năm ngoái, Meta từng giữ vị trí thứ 6 trong bảng xếp hạng với mức vốn hoá thị trường hơn 1.000 tỷ USD.
Như vậy, giá trị của Meta đã bốc hơi một nửa so với mức đỉnh hồi tháng 9/2021. Chỉ tính riêng phần vốn hóa sụt giảm của gã khổng lồ này cũng đã lớn hơn gần như toàn bộ các công ty trong rổ chỉ số S&P 500.
Không những thế, màn lao dốc cổ phiếu còn khiến ông chủ Facebook chính thức rời top 10 người giàu nhất thế giới theo chỉ số Bloomberg Billionaires Index, lần đầu tiên kể từ tháng 7/2015.
Meta chính thức rời top 10 các công ty giá trị nhất thế giới.
Trước đó, hồi đầu tháng này, Mark Zuckerberg cũng chứng kiến mức sụt giảm tài sản cá nhân kỷ lục lên tới 24 tỷ USD một ngày. Con số chỉ kém 35 tỷ USD tài sản bốc hơi của Elon Musk hồi tháng 11/2021 khi vị tỷ phú này hỏi ý kiến các cổ đông Tesla về việc bán 10% cổ phần.
Năm ngoái, Mark Zuckerberg đã quyết định đổi tên Facebook thành Meta Platforms để phù hợp với chiến lược mới của công ty. Vị CEO này tin rằng tiềm năng của metaverse (vũ trụ ảo) sẽ tạo ra nhiều đột phá, giúp công ty lật ngược tình thế như chiến lược mobile first trước đây.
Tuy nhiên, sau một loạt những cáo buộc xoay quanh vấn đề vi phạm dữ liệu người dùng, tham vọng trên của Meta đã bị ảnh hưởng ít nhiều. Thậm chí giới chuyên gia còn chỉ trích tầm nhìn metaverse của Facebook quá rộng và không có trọng tâm sinh lời rõ ràng. Điều này trái ngược hoàn toàn so với dự án vũ trụ ảo của Microsoft khi tập đoàn này chỉ tập trung vào thế mạnh là nền tảng cho các doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, con số doanh thu đáng thất vọng cũng làm gia tăng áp lực lên Meta trong bối cảnh công ty công nghệ này đang phải đứng giữa loạt bê bối về các quy định pháp lý, cũng như tìm cách chứng minh cho sự thay đổi chiến lược của mình.
Ông chủ Facebook chính thức rời top 10 người giàu nhất thế giới theo chỉ số Bloomberg Billionaires Index, lần đầu tiên kể từ tháng 7/2015.
Hồi tháng 2, "dân số" mạng xã hội lớn nhất hành tinh lần đầu tiên sụt giảm khoảng 1 triệu tài khoản chỉ trong 1 quý. Theo NBC, có rất nhiều lý do cho vấn đề này, chẳng hạn như người trẻ bỏ Facebook để chạy theo các nền tảng đối thủ như Tiktok. Trước đó, Facebook có nhiều thế mạnh trong việc kết nối bạn bè, người thân, song giờ đây, các trang mạng xã hội khác cũng đã làm được điều đó. Chưa kể, bản thân Facebook còn mắc khá nhiều sai lầm trong vấn đề bảo vệ dữ liệu người dùng và cung cấp thông tin sai lệch, chưa được kiểm duyệt kĩ càng.
Theo số liệu của Bloomberg, thế chân Meta ở vị trí vốn hóa lớn thứ 6 thế giới là hãng xe điện Tesla, với 906 tỷ USD. Công ty giá trị nhất thế giới vẫn là Apple với 2.800 tỷ USD. Đại gia phần mềm Microsoft và hãng dầu khí quốc doanh Saudi Arabia Saudi Aramco lần lượt đứng vị trí thứ 2 và thứ 3.
Khi thế giới thay đổi, đầu tư vào dầu khí còn lời hơn Facebook Giá cổ phiếu công ty dầu khí BP và mạng xã hội Facebook là minh chứng rực rỡ của sự đối lập giữa hai trường phái đầu tư theo giá trị và theo tăng trưởng. Từ đầu năm, thị giá cổ phiếu BP tăng 24% nhờ giá năng lượng tăng dẫn đến kết quả kinh doanh khả quan. Trong khi đó, Meta -...