Cổ phiếu ở Thái rớt giá do MERS
Ngay sau khi Bộ Y tế công cộng Thái Lan xác nhận trường hợp đầu tiên được phát hiện dương tính với MERS hôm 18-6 thì hôm 19-6, cổ phiếu của các hãng hàng không và chủ khách sạn đã “rớt giá” và xếp hạng an toàn hàng không của Thái Lan cũng theo đó giảm xuống.
Theo đó, Airports of Thailand Pcl giảm 4,2%, sân bay quốc gia Thai Airways International Pcl giảm 2,3% và chủ khách sạn Central Plaza Hotel Pcl giảm 6,6%.Chỉ số chứng khoáng mở rộng giảm xuống 0,3%, thấp hơn so với các nước khác ở Đông Nam Á.
Trong số đó, hãng hàng không giá rẻ Nok Airlines Pcl giảm 2%, Asia Aviation Pcl giảm 5,4% và chủ khách sạn Minor International Pcl giảm 3,3 %.
Đợt “rớt giá” này xuất hiện sau khi Cơ quan hàng không dân dụng Thái Lan bị xem xét sau khi cơ quan dân dụng của Liên Hiệp Quốc hạ thấp xếp hạng mức độ an toàn của nó do giám sát không chặt chẽ các hãng hàng không thuộc thẩm quyền.
Video đang HOT
Bộ trưởng Y tế Thái Lan xác nhận trường hợp nhiễm MERS đầu tiên ở đất nước hôm 18-6. (Nguồn: Channel News Asia).
“Điều này có thể làm suy giảm triển vọng của lĩnh vực du lịch vốn là điểm sáng cho nền kinh tế Thái Lan cho đến ngày nay” – nhà chiến lược thị trường nattariya Wittayatanaseth thuộc Kasikornbank Pcl cho hay. Cũng trong 19-6, Bộ y tế công cộng Thái Lan thông báo phát hiện trường hợp thứ 2 nhiễm MERS ở tỉnh Chiang Mai nhưng là âm tính với MERS và hiện bộ đang chờ kết quả từ cuộc xét nghiệm thứ 2. Trường hợp nghi ngờ này là một du khách đến từ Hàn Quốc. Trường hợp nhiễm MERS đầu tiên tại Thái Lan là một doanh nhân 75 tuổi từ Oman đến Thái Lan điều trị bệnh tim và đang được điều trị cách ly tại Viện truyền nhiễm Bamrasnaradura ở tỉnh Nonthaburi. Theo Reuters, hiện có 59 người khác đã được cách ly và theo dõi tình hình sức khỏe, trong đó có 3 người thân đi cùng bệnh nhân này. Giới chức Thái Lan đã điều tra khoảng 20 người nghi nhiễm MERS và các ca đều cho kết quả âm tính. Thái Lan trở thành quốc gia thứ tư tại châu Á xác nhận có bệnh nhân nhiễm MERS, ngoài Hàn Quốc, Philippines và Trung Quốc. Tại Hàn Quốc, dịch bùng phát mạnh từ cuối tháng 5 với tốc độ lây lan báo động với 165 trường hợp nhiễm bệnh, 23 người chết và 6.700 người nằm trong vùng kiểm dịch.
Ngọc Như
Theo_PLO
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ "biến mất" sau bầu cử
Ngay sau khi Đảng Công lý và Phát triển (AKP) cầm quyền của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan không giành được đa số phiếu trong cuộc bầu cử quốc hội, đến nay tổng thống này vẫn chưa xuất hiện trước công chúng.
Lần cuối cùng ông Erdogan xuất hiện trước công chúng là tại điểm bỏ phiếu bầu ở Istanbul. Nhưng kể từ khi AKP giành được 41% số phiếu bầu, tức dự kiến chỉ nắm 258/550 ghế trong quốc hội, giảm mạnh so với 327 ghế trong quốc hội khóa trước,
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ "biến mất". Có lẽ, ông đang "ẩn náu" trong cung điện 1.150 phòng của mình ở Ankara nhưng không xuất hiện với thời gian dài như thế là tình huống chưa từng có. Truyền thông nước này còn đánh dấu kỹ mốc thời gian mà ông Erdogan chưa xuất hiện là 2 ngày, 19 tiếng, 6 phút, 41 giây tính đến 9 giờ 36 phút ngày 10-6 ở Istanbul.
Ông Erdogan không xuất hiện sau khi kết quả bầu cử thất vọng. Ảnh: Reuters
"Kết quả cuộc bầu cử đã gây sốc cho ông Erdogan, người đã thống trị về mặt chính trị ở Thổ Nhĩ Kỳ trong 13 năm qua" - Ông Nicholas Spiro, giám đốc điều hành Công ty Spiro Sovereign Strategy ở London-Anh cho biết. "Các cử tri đã đưa cho ông ta một thẻ đỏ" - Selahattin Demirtas, Đảng Dân chủ Nhân dân (HDP) nói.
Erdogan kỳ vọng vào một chiến thắng để AKP có thể thay đổi hiến pháp và tạo ra một vị trí tổng thống quyền lực hơn theo phong cách của Mỹ. Tuy nhiên, kết quả thất vọng nói trên đã đẩy AKP vào tình thế không thể một mình cầm quyền lần đầu tiên trong gần 13 năm qua, cũng như đứng trước thời hạn 45 ngày khó khăn để thành lập chính phủ liên hiệp. Nếu nhiệm vụ này thất bại, Thổ Nhĩ Kỳ có thể tiến hành một cuộc bầu cử sớm khác.
Tuy nhiên, trái ngược các nhận xét rằng ông Erdogan đang hụt hẫng và sớm từ bỏ thay đổi hiến pháp thì Yigit Bulut, cố vấn của ông Erdogan, lại tuyên bố nhiều dấu hiệu cho thấy Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ không từ bỏ tham vọng của mình. Kết quả bầu cử cũng không phải kết luận cuối cùng của việc thay đổi hay không thay đổi hiến pháp.
M.Khuê (Theo Bloomberg)
Theo_Người lao động
Trung Quốc phản bác G7, Nhật bắt tay liên minh "Các đề nghị của các nước G7 xa rời thực tế và luật pháp quốc tế". Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi tuyên bố như trên hôm 9-6, ngay sau khi hội nghị các nhà lãnh đạo G7 công bố tuyên bố chung sau hai ngày làm việc (ngày 7 và 8-6) tại Đức. Tuyên bố chung nói gì...