Cổ phiếu nước sạch thu hút những tay chơi lớn
Nước sạch là một trong những ngành hàng thiết yếu trong đời sống và kinh doanh. Tuy nhiên, khi các cổ phiếu xăng dầu, khí đốt, điện… đã tạo được sự chú ý riêng với nhiều tên tuổi lớn thì nhóm ngành nước sạch vẫn còn phân mảnh và chưa được quan tâm trên thị trường. Dù vậy, sức khỏe tài chính tốt cùng với làn sóng thoái vốn nhà nước đang giúp các cổ phiếu này dần được chú ý hơn.
Sức khỏe tài chính tốt vẫn kém thanh khoản
Thời gian qua, làn sóng sóng thoái vốn Nhà nước tại các công ty nước sạch diễn ra khá sôi nổi. Nhiều cuộc đấu giá được thực hiện như Cấp nước Cửa Lò, Cấp thoát nước Ninh Bình, Cấp nước Quỳnh Lưu, Cấp nước Diễn Châu, Cấp nước Kon Tum…nhưng phần lớn có khối lượng đặt mua hạn chế hoặc không có nhà đầu tư tham gia.
Không chỉ đấu giá, hầu hết doanh nghiệp nước sạch trên sàn chứng khoán cũng giao dịch không mấy sôi động. Không quá khó để tìm được những cổ phiếu “trắng” thanh khoản như Cấp nước Điện Biên, Cấp nước Đà Nẵng, Cấp nước Hà Tĩnh, Nước sạch Lai Châu… Phần lớn cổ phiếu ngành nước hiện có thanh khoản rất kém, ngoại trừ một số ít doanh nghiệp vẫn giao dịch sôi nổi.
Yếu tố khiến cổ phiếu nước sạch kém hấp dẫn là bởi quy mô vốn tương đối nhỏ; địa bàn hoạt động thường giới hạn tại một số quận, thành phố nhất định nên hình ảnh doanh nghiệp ít được biến đến; lĩnh vực kinh doanh thiết yếu nên chịu sự quản lý chặt chẽ từ phía cơ quan nhà nước, nhất là các chính sách về giá cả khiến lợi nhuận thường khó đột biến…
Hoạt động kinh doanh của các công ty nước sạch nhìn chung tương đối ổn định, các chỉ tiêu sinh lợi tốt, cơ cấu vốn an toàn, tiền mặt và cổ tức ổn định càng khiến các cổ đông có xu hướng nắm giữ dài hạn thay vì giao dịch ngắn hạn.
Một số chỉ tiêu tài chính của các doanh nghiệp ngành nước.
Doanh nghiệp nước có vốn lớn trong ngành là CTCP Nước – Môi trường Bình Dương (HoSE: BWE) ghi nhận lợi nhuận năm 2018 tăng 57% lên 325 tỷ đồng. Hệ số vay nợ trên tổng tài sản chỉ hơn 17%. Còn trong 6 tháng đầu năm 2019, công ty lãi gấp đôi cùng kỳ đạt 207 tỷ đồng.
BWE cũng chứng kiến sự biến động lớn về tài sản khi giảm hơn 7.600 tỷ đồng so với đầu năm 2019 do phải thực hiện bàn giao tài sản, công nợ của 4 Ban quản lý trực thuộc về cho Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương. Điều này cho thấy hoạt động kinh doanh của ngành nước chịu rủi ro lớn về chính sách quản lý của địa phương.
CTCP Nước Thủ Dầu Một (HoSE: TDM) là doanh nghiệp hoạt động khá hiệu quả với biên lợi nhuận gộp lên đến 64%. Từ đó, công ty có lãi kỷ lục 190 tỷ đồng năm 2018. Trong 6 tháng 2019, lợi nhuận công ty tăng 23% lên gần 71 tỷ đồng.
CTCP Cấp nước Bến Thành (HNX: BTW) cũng hoạt động hiệu quả với biên lợi nhuận gộp gần 29% và duy trì cơ cấu nợ rất an toàn khi nợ vay chỉ chiếm chưa đến 10% tổng tài sản.
Video đang HOT
CTCP Đầu tư Nước sạch Sông Đà (UPCoM: VCW) ghi nhận sự tăng trưởng lợi nhuận đều đặn mỗi năm. Công ty lãi kỷ lục 219 tỷ đồng năm vừa qua với biên lợi nhuận gộp đạt 57%.
Những tay chơi lớn
Cổ phiếu ngành nước nhìn chung vẫn khá “kén” nhà đầu tư, tuy nhiên một số doanh nghiệp lớn với triển vọng tốt vẫn được các tổ chức lớn quan tâm. Sự hấp dẫn của một ngành kinh doanh thiết yếu, mang tính độc quyền địa phương, nhu cầu nước sạch ngày càng tăng là yếu tố khiến nhiều tay chơi lớn đang quy tụ vào lĩnh vực này.
Ngành nước vẫn chưa xuất hiện công ty lớn có thể chi phối ngành như xăng dầu, khí đốt nhưng vẫn có những cái tên ảnh hưởng lớn tại nhiều vùng miền khác nhau, như CTCP Đầu tư ngành nước DNP (DNP Water), CTCP Cơ điện lạnh (REE), Công ty Nước AquaOne ….
DNP Water là một đơn vị thuộc CTCP Nhựa Đồng Nai (DNP Corp -HNX: DNP) với vốn điều lệ hiện có 1.780 tỷ đồng, hoạt động theo mô hình đầu tư sở hữu và vận hành các nhà máy nước. Công ty này đươc biết đến dưới sự điều hành của doanh nhân Vũ Đình Độ và đang nổi lên thành một thế lực mới của ngành khi liên tục đầu tư nhà máy mới cũng như M&A nhiều đơn vị khác.
Dù mới thành lập năm 2017, đến nay DNP Water đã sở hữu 14 công ty/dự án với tổng công suất thiết kế 830.000m3/ngày đêm, phục vụ cho hơn 700.000 khách hàng. DNP Water có mặt tại 11 tỉnh thành trải dài khắp cả nước. Công ty đặt mục tiêu nâng tổng công suất lên 1 triệu m3/ngày đêm và trở thành doanh nghiệp ngành nước hàng đầu Việt Nam.
Địa bàn hoạt động của DNP Water.
Tính đến hết 2018, REE sở hữu 3 nhà máy nước nguồn tại TP HCM và 1 nhà máy tại Hà Nội với tổng công suất thiết kế 1,2 triệu m3/ngày đêm. Ngoài ra, REE còn đầu tư sở hữu các doanh nghiệp cấp nước khác như Cấp nước Gia Định, Cấp nước Khánh Hòa, Cấp nước Nhà Bè…Với REE, việc đầu tư vào các ngành thiết yếu không còn quá xa lạ và nước sạch là một trong những trụ cột chiến lược trong tương lai. Mảng nước của REE trong năm 2018 tăng 64% về lợi nhuận đạt 154 tỷ đồng.
CTCP Nước AquaOne cũng là một tay chơi lớn trong ngành nước. Đây là một doanh nghiệp được điều hành bởi Chủ tịch Đỗ Thị Kim Liên, người được biết đến là Shark Đỗ Liên trong Thương vụ bạc tỷ và là nhà sáng lập ứng dụng công nghệ bảo hiểm LIAN, cựu sáng lập bảo hiểm AAA…
AquaOne hiện sở hữu ít nhất 3 nhà máy gồm Sông Hậu, Sông Đuống và Xuân Mai với tổng công suất 1,6 triệu m3/ngày đêm. Bên cạnh đó, AquaOne còn đầu tư chiến lược tại nhiều công ty cấp thoát nước khác.
Nhà máy nước mặt AquaOne Hậu Giang.
Nước sạch là một mặt hàng thiết yếu và không có sản phẩm thay thế, các doanh nghiệp trong ngành chỉ chịu áp lực từ phía cơ quan Nhà nước về việc cấp phép khai thác và cấp nước trong những vùng nhất định. Do rào cản gia nhập khá lớn bởi giấy phép và cơ sở hạ tầng, ngành nước sạch có tính độc quyền tại một số địa phương.
Về chính sách giá cả, do đây là mặt hàng thiết yếu nên giá đầu ra được được quy định bởi Nhà nước. Biểu giá sẽ được áp dụng khác nhau cho từng vùng (nông thôn, thành thị), từng mức sử dụng (theo thang lũy kế), từng mục đích sử dụng (nước sinh hoạt, nước sản xuất, nước dịch vụ)… Lộ trình tăng giá bán do từng địa phương quyết định. Doanh nghiệp muốn tăng giá bán phải lập hồ sơ và trình lên cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, do đó việc tăng giá đầu ra thường có độ trễ so với mức tăng giá chi phí đầu vào.
Theo Chương trình quốc gia bảo đảm cấp nước an toàn giai đoạn 2016 – 2025, phấn đấu đến năm 2020, tỷ lệ dân cư được cung cấp nước sạch đạt 90 – 95%, giảm thiểu lượng nước thải sinh hoạt đô thị chưa qua xử lý trước khi xả ra môi trường xuống còn 80 – 85%. Đến năm 2025, tỷ lệ dân cư được cấp nước sạch, hợp vệ sinh đạt 95 – 100%; giảm thiểu lượng nước thải sinh hoạt đô thị chưa qua xử lý trước khi xả ra môi trường xuống còn 70%.
Hiện nay tỷ lệ người dân được dùng nước sạch chưa cao, đặc biệt là khu vực nông thôn với tỷ lệ phần lớn đều dưới 50%. Ngay cả TP HCM chỉ mới hoàn thành việc cấp 100% nước sạch cho người dân vào đầu tháng 5 vừa qua, Hà Nội đề ra mục tiêu xóa 100% tình trạng người dân sử dụng nước chưa đạt chuẩn vào 2020.
Ngoài ra, triển vọng tăng trưởng của ngành nước cũng sáng sủa hơn bởi bối cảnh vĩ mô thuận lợi tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển, tốc độ đô thị hóa và tăng trưởng dân số nhanh kéo theo nhu cầu sử dụng nước cho công nghiệp và cho tiêu dùng tăng theo.
Theo một báo cáo của chứng khoán HSC, tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CARG) của ngành nước giai đoạn 2017-2020 cho công nghiệp là 43% và cho tiêu dùng là 36%.
Dù vậy, ngành nước cũng đối mặt với các thách thức riêng như hạ tầng còn kém phát triển và cần vốn đầu tư lớn, do đó Nhà nước có chủ trương xã hội hóa và tích cực thoái vốn doanh nghiệp; vấn đề ô nhiễm nguồn nước cũng gia tăng do khâu giám sát còn kém, quy trình xử lý nước thải chưa đạt chuẩn…
Theo Huy Lể
Người đồng hành
SCIC muốn thoái toàn bộ 36,3% vốn tại công ty dầu Vocarimex
Nhà nước sẽ đấu giá để thoái hết vốn đầu tư tại Vocarimex.
Nhà nước sẽ thoái hết vốn tại Vocarimex
H.Nga
Tổng công ty đầu tư kinh doanh vốn nhà nuớc (SCIC) vừa thông báo bán đấu giá trọn lô hơn 44,2 triệu cổ phiếu Tổng công ty Công nghiệp Dầu thực vật Việt Nam(Vocarimex - mã chứng khoán VOC), tương đương với 36,3% vốn của Vocarimex.
Giá khởi điểm SCIC chào bán là 22.300 đồng/cổ phiếu. Nếu bán thành công, tương ứng SCIC sẽ thu được số tiền tối thiểu 985 tỉ đồng.
Buổi đấu giá sẽ diễn ra vào ngày 15.8 tại Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội. SCIC sẽ chào bán cả lô cổ phần nói trên và nhà đầu tư đăng ký tham gia phải đặt cọc 10%, tương đương tiền cọc hơn 98,5 tỉ đồng. Thời gian nhà đầu tư nộp hồ sơ chứng minh năng lực từ ngày 26.7 - 5.8 và chậm nhất ngày 7.8 SCIC sẽ trả lời bằng văn bản cho nhà đầu tư.
Vocarimex chính thức thành lập năm 1992 với tên gọi Công ty Dầu thực vật Hương liệu Mỹ phẩm Việt Nam. Đến nay công ty có vốn điều lệ 1.218 tỉ đồng, hoạt động chính là kinh doanh dầu mỡ động thực vật, hương liệu, mỹ phẩm...
Hiện Vocarimex có cổ đông lớn là Tập đoàn Kido nắm giữ 51%, tiếp đến là SCIC sở hữu 36,3% vốn. Ngoài ra, còn có gần 600 cổ đông khác nắm giữ số cổ phần còn lại. Kido đã chính thức nắm cổ phần chi phối tại Vocarimex từ giữa năm 2017 trong chiến lược mở rộng kinh doanh thông qua việc mua lại phần lớn các công ty dầu ăn hàng đầu tại Việt Nam.
Vocarimex hiện có một công ty con là Công ty cổ phần Bao bì Dầu Thực vật (VPK) và 4 công ty liên kết gồm Dầu thực vật Cái Lân, Dầu thực vật Tường An, Mỹ phẩm LG Vina, Dầu ăn Golden Hope Nhà Bè. Năng lực sản xuất của toàn tổ hợp chiếm 81% tổng công suất dầu tinh luyện của toàn ngành.
Ghi nhận kết quả hoạt động 6 tháng đầu năm 2019, Vocarimex đạt doanh thu 1.320,3 tỉ đồng và lợi nhuận sau thuế hơn 99 tỉ đồng, giảm gần 30% so với cùng kỳ năm trước. Cổ phiếu VOC đang giao dịch trên sàn UPCoM với giá 16.600 đồng/cổ phiếu, không biến động nhiều so với đầu năm nay.
Theo Thanhnien.vn
PVOIL ước đạt 35.816 tỷ đồng doanh thu nửa đầu năm 2019 Đối với công tác cổ phần hóa, tái cấu trúc, Tổng Giám đốc PVOIL - ông Cao Hoài Dương - yêu cầu các bộ phận chức năng phải tăng tốc để sớm hoàn thành quyết toán cổ phần hóa nhằm làm tiền đề triển khai công tác thoái vốn nhà nước ở công ty mẹ PVOIL. 6 tháng đầu năm, Tổng Công ty...