Cổ phiếu NTL khó vượt đỉnh ngắn hạn
Tiến độ bán hàng của các dự án thuộc CTCP Phát triển đô thị Từ Liêm (HOSE: NTL) có xu hướng chậm lại, khiến các nhà đầu tư tỏ ra thận trọng với cổ phiếu của doanh nghiệp này.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 30/10, cổ phiếu NTL đóng cửa ở mức 22.800đ/cp
Vừa qua, NTL đã công bố kết quả kinh doanh quý 3/2019, theo đó doanh thu giảm mạnh gần 32% so với cùng kỳ và 54% so với quý 2/2019. Trong đó, chi phi dich vu ban hang, san phâm kinh doanh bât đông san quy 3/2019 của NTL ở mức 3,8 ty đông, trong khi cùng kỳ năm ngoái, doanh nghiệp này không phat sinh khoan muc chi phí nay. Bên canh đo, khoan chi phi quan ly doanh nghiêp cung tăng hơn 115% so với cùng kỳ năm ngoái lên mưc 6,7 ty đông.
Vơi gia vôn giảm hơn 45% đa giup công ty thu đươc 45 ty đông lơi nhuân gôp, tăng gân 47% so vơi quy 3/2018. Theo đó, kết thúc quý 3/2019, doanh nghiệp này đạt lợi nhuận sau thuế gần 23 tỷ đồng, tăng 6% cùng kỳ năm ngoái.
Luy kê 9 thang đâu năm 2019, NTL đat doanh thu thuân hơn 598 ty đông, tăng gân 113% so cung ky năm ngoái. Lai rong ghi nhân ơ mưc gân 144 ty đông, tăng gân 259% so với cùng kỳ năm ngoái. NTL cũng giảm 65% vay nợ ngắn hạn so với đầu năm, còn 62 tỷ đồng và không có nợ vay dài hạn. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối cuối kỳ đạt 449 tỷ đồng trên vốn điều lệ 636 tỷ đồng. Như vậy, NTL đa thưc hiên đươc 74% kê hoach doanh thu va hơn 61% kê hoach lơi nhuân trước thuế năm 2019.
Động lực tăng trưởng của NTL trong những tháng cuối năm 2019 vẫn chủ yếu đến từ dự án chung cư lô 4,5 Trần Hưng Đạo và dự án Bắc Quốc lộ 32. Trong đó, dự án chung cư lô 4,5 Trần Hưng Đạo nằm tại mặt đường Trần Hưng Đạo, TP. Hạ Long, Quảng Ninh, bao gồm 2 tòa nhà cao 31 tầng với tổng mức đầu tư 900 tỷ VND. Toàn bộ lợi nhuận của dự án dự kiến sẽ được ghi nhận trong năm 2019, tương đương với doanh thu đạt 610 tỷ VND.
Trong khi đó, dự án Bắc Quốc lộ 32 nằm tại thị trấn Trạm Trôi, huyện Hoài Đức, Hà Nội có quy mô gần 39ha, bao gồm 784 căn thấp tầng. Tính đến ngày 30/6/2019, NTL đã bán được 14.400m2, toàn bộ phần lợi nhuận còn lại sẽ được ghi nhận cuối năm 2019, ước tính khoảng 234 tỷ VND doanh thu.
Video đang HOT
Rủi ro lớn nhất hiện nay của NTL là phần lớn quỹ đất tập trung ở Quảng Ninh và có xuất hiện tranh chấp ở các dự án đã bàn giao. Cụ thể, Dự án Khu đô thị tại các phường Cao Thắng, Hà Lầm và Hà Khánh, TP Hạ Long trải dài trên 3 phường Cao Thắng, Hà Lầm, Hà Khánh với tổng diện tích khoảng 23ha và đang trong giai đoạn san lấp mặt bằng. Vị trí của hơn 200 hộ dân thuộc Khu 2, phường Hà Khánh chính là nút thắt nối liền Dự án giữa ba phường, và đến nay vẫn chưa nhận được sự đồng thuận di dời của 200 hộ dân tại khu vực này.
Các nhà đầu tư hiện đang lo ngại tiến độ bán hàng đang có xu hướng chậm lại của NTL, cũng như tốc độ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế quý 3/2019 của NTL chậm lại, dẫn đến điểm đánh giá Stock Rating của NTL bị giảm xuống.
Ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc nghiên cứu phân tích Công ty Chứng khoán Yuanta cho biết, EPS lũy kế 4 quý gần nhất của NTL là 3.410 đồng/cp và P/E TTM tương ứng là 6,5x, đây vẫn là mức định giá thấp nhưng cần lưu ý EPS TTM có dấu hiệu giảm. Cần tiếp tục theo dõi tiến độ bán hàng trong các dự án của doanh nghiệp này khi tình hình thanh khoản bất động sản tại các địa phương đang giảm trở lại so với 6 tháng đầu năm 2019. Do đó, cổ phiếu này đã bị hạ từ tích cực xuống theo dõi. “C ác nhà đầu tư ngắn hạn chỉ nên xem xét mở vị thế mua mới cổ phiếu NTL với tỷ trọng thấp và kỳ vọng thấp”, ông Minh khuyến nghị.
Trong vòng 3 tháng qua, cổ phiếu NTL giảm khoảng hơn 9,5%, với khối lượng giao dịch hơn 415.000 cổ phiếu/phiên. Kết thúc phiên giao dịch 30/10, giá cổ phiếu NTL đóng cửa ở mức 22.800đ/cp.
Theo phân tích kỹ thuật, cổ phiếu NTL vẫn đang có xu hướng điều chỉnh ngắn hạn khi Stochastic phân kỳ âm, MACD dù phân kỳ dương nhưng vẫn ở dưới đường zero… Mức hỗ trợ quan trọng của NTL ở mức 21.000đ/cp; nếu vẫn trụ trên mức này, thì cổ phiếu NTL có thể quay trở lại vùng 24.000- 27.000đ/cp, nhưng khó vượt qua vùng đỉnh này. Tuy nhiên, nếu bị đẩy xuống dưới 21.000đ/cp, thì NTL có thể xuống 15.000- 19.000đ/cp.
Diễm Ngọc
Theo enternews.vn
Không được giao dịch ký quỹ, cổ phiếu BHN sẽ ra sao?
Vừa qua, cổ phiếu BHN của Tổng Công ty CP Bia- R*ượu- Nước giải khát Hà Nội (Habeco, HOSE: BHN) đã bị Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM đưa vào danh sách các cổ phiếu không được giao dịch ký quỹ.
Giá cổ phiếu BHN đóng cửa ở mức 75.500 đồng/cp trong phiên giao dịch ngày 22/10
Sau khi nhận được quyết định của HOSE, Habeco đã có văn bản giải trình về việc doanh nghiệp này bị nhắc nhở vi phạm trên toàn thị trường khi vi phạm quy định công bố thông tin từ 3 lần trở lên trong 1 năm.
Đại diện Habeco cho biết, nguyên nhân của việc chậm công bố Báo cáo thường niên năm 2017, điều chỉnh hồi tố năm 2016 và đơn xin từ nhiệm của Trưởng Ban Kiểm soát là do sơ suất của bộ phận lập báo cáo và công bố thông tin.
Bình luận về vấn đề này, nhà đầu tư chứng khoán Nguyễn Dũng cho rằng, Habeco là doanh nghiệp có vốn Nhà nước chi phối, có thị phần bia đứng thứ 3 trên toàn quốc, nhưng công tác quản trị rất kém khi đã vi phạm về công bố thông tin 3 lần trở lên trong vòng 1 năm. Điều này làm cho giới đầu tư mất niềm tin vào sự minh bạch trong hoạt động của doanh nghiệp này.
Cổ phiếu BHN (thứ 4 từ trên xuống) đã bị đưa vào danh sách những cổ phiếu không được giao dịch ký quỹ từ quý 4/2019
Đặc biệt theo phản ánh của nhiều nhà đầu tư, cổ phiếu BHN hay "làm xiếc" trên sàn chứng khoán. Chẳng hạn trong phiên giao dịch ngày 14/6 vừa qua, cổ phiếu này nằm sàn ngay đầu phiên, khiến vốn hóa thị trường của doanh nghiệp này "bốc hơi" hơn 1.600 tỷ đồng. Theo dõi chi tiết khớp lệnh, nhà đầu tư mới vỡ lẽ ra số tiền bốc hơi chỉ vì một lô khớp lệnh tối thiểu 10 cổ phiếu. Đây lại không phải là chuyện hi hữu, tăng trần và giảm sàn đầu phiên với khối lượng khớp lệnh tối thiểu vẫn thường thấy ở BHN. Ví dụ trong phiên 28/06 vừa qua, chỉ với một lô 10 cổ phiếu, mã này bật tăng trần dù lệnh khớp trước đó có giá nằm dưới tham chiếu.
Báo cáo của Công ty Chứng khoán MBS cho biết, công suất hiện tại của Habeco hiện nay gần 900 triệu lít/ năm, đứng thứ 3 ngành và thấp hơn nhiều so Sabeco. Trong khi đó, các đối thủ trong ngành đang không ngừng gia tăng công suất, đặc biệt là Sabeco. Điều này cho thấy, tham vọng mở rộng thị phần của các đối thủ là rất lớn, trong khi chiến lược của BHN chỉ là duy trì thị phần.
Hiện nay, Habeco có nhãn Bia Hà Nội nhãn đỏ (chai, lon), Bia Hà Nội nhãn xanh (chai, lon), Bia Hanoi Premium, trong đó riêng sản phẩm Bia Hà Nội nhãn đỏ đã chiếm 70% doanh thu của doanh nghiệp này. Các sản phẩm của Habeco thuộc phân khúc dành cho người có thu nhập trung bình, thường được tiêu thụ tại các nhà hàng, quán ăn bình dân.
Theo nhiều chuyên gia, trong thời gian tới, Habeco cần phải thực hiện tái cơ cấu toàn diện nếu muốn giữ vững được thị phần và nâng cao vị thế trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt hiện nay.
Trong kế hoạch kinh doanh đề ra, doanh nghiệp này vẫn chưa đề cập đến các chiến mới nên tốc độ tăng trưởng kép về doanh thu và lợi nhuận ròng rất khiêm tốn, dự báo chỉ ở mức lần lượt 4,3% và 0,9%/năm đến năm 2021.
Với việc bị loại ra khỏi danh sách giao dịch ký quỹ trong quý 4/2019, cổ phiếu BHN có thể sẽ khó tránh khỏi tiếp tục điều chỉnh trong thời gian tới.
Hà Phương
Theo enternews.vn
Lợi nhuận ngân hàng tăng mạnh nhờ đâu? Lợi nhuận của hầu hết các ngân hàng thương mại tiếp tục tăng trưởng tích cực trong quý 3 và 9 tháng đầu năm nay. Lợi nhuận trước thuế 9 tháng đầu năm 2019 của một số ngân hàng Sớm hoàn thành mục tiêu lợi nhuận Hiện đã có khá nhiều ngân hàng công bố báo cáo tài chính quý 3 với con...