Cổ phiếu ngành chứng khoán đồng loạt tăng trong sáng 7/9
Dù cuối phiên sáng, nhiều mã vốn hóa lớn đã đảo chiều giảm giá, nhưng những mã vốn hóa đứng đầu thị trường vẫn tăng tích cực giúp VN-Index giữ được sắc xanh.
Ảnh minh họa. (Nguồn: PV/Vietnam )
Nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn là động lực tăng điểm của thị trường ngay khi mở cửa phiên giao dịch.
Dù cuối phiên sáng, nhiều mã vốn hóa lớn đã đảo chiều giảm giá, nhưng những mã vốn hóa đứng đầu thị trường vẫn tăng tích cực giúp VN-Index giữ được sắc xanh.
Cụ thể, cuối phiên sáng 7/9, chỉ số VN-Index tăng 3,87 (0,43%) lên 905,41 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 225,4 triệu đơn vị, tương ứng với giá trị hơn 3.551,7 tỷ đồng. Toàn sàn có 201 mã tăng giá, 73 mã đứng giá và 168 mã giảm giá.
HNX-Index giảm nhẹ 0,38 điểm (0,3%) xuống 125,77 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 25,6 triệu đơn vị, tương ứng giá trị trên 330,3 tỷ đồng. Toàn sàn có 70 mã tăng giá, 59 mã giảm đứng giá và 64 mã giảm giá.
Trong rổ cổ phiếu VN30 có 15 mã giảm giá, trong khi chỉ có 8 mã giảm giá. Tuy nhiên, ở chiều tăng giá đều là những mã cổ phiếu đầu ngành như: VNM tăng 2,3%, SAB tăng 1,5%, VIC tăng 1,1%, VHM tăng 0,7%…
Ở chiều giảm giá có TCH giảm 1,6%, các mã MWG, PNJ, VRE, VJC, KDH… chỉ giảm giá nhẹ ở mức dưới 1%.
Nhóm cổ phiếu ngân hàng diễn biến phân hóa với sắc xanh, đỏ đan xen. Ở chiều tăng giá có VCB, VIB, HDB, STB… Ở chiều giảm giá có BID, SHB, CTG, ACB, TCB, VPB. Tuy nhiên, mức tăng, giảm của các cổ phiếu ngân hàng là không lớn.
Nhóm cổ phiếu dầu khí có diễn biến tiêu cực khi chìm trong sắc đỏ. Cụ thể, PVD giảm 0,4%, GAS giảm 1,2%, PLX và POW giảm 1,4%, PVC giảm 1,8%.
Nhóm cổ phiếu chứng khoán tích cực nhất thị trường với VIX tăng 9,6% lên giá trần, VIG cũng tăng 12,5% lên mức giá trần. Các mã lớn trong nhóm như: SSI và VND tăng 1,6%, CTS tăng 3,4%, HCM tăng 1%, VDS tăng 4,3%, SHS tăng 0,9%…
Điểm tích cực là khối ngoại mua ròng trong phiên sáng nay. Cụ thể, trên HOSE, khối ngoại mua ròng 56,07 tỷ đồng, trong khi bán ròng hơn 46 triệu đồng trên HNX và 5,2 tỷ đồng trên UPCOM.
Trong phiên giao dịch sáng ngày 7/9, thị trường chứng khoán châu Á tăng giảm trái chiều giữa lúc các nhà đầu tư tỏ ra thận trọng với cổ phiếu định giá ở mức quá cao trong bối cảnh kinh tế toàn cầu chìm trong suy thoái sâu do đại dịch COVID-19 trong khi giá dầu giảm mạnh.
Cụ thể, thị trường chứng khoán Nhật Bản đi xuống trong phiên sáng nay tiếp nối đà đi xuống của các mã công nghệ trên Phố Wall cuối tuần trước và cổ phiếu của tập đoàn SoftBank Group Corp giảm mạnh.
Tại thị trường Tokyo, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm 78,51 điểm (0,34%), xuống 23.126,92 điểm.
Tại thị trường Australia chỉ số S&P/ASX 200 cũng hạ 27,50 điểm (0,46%), xuống 5.898 điểm, do sự sụt giảm mạnh của nhóm cổ phiếu công nghệ thông tin, năng lượng và công nghiệp.
Video đang HOT
Hai sàn giao dịch chứng khoán chủ chốt của Trung Quốc là Thượng Hải và Hong Kong diễn ra tình trạng tăng giảm trái chiều.
Khép lại phiên sáng chỉ số Shanghai Composite giảm 0,16% xuống 3.350,03 điểm, còn chỉ số Hang Seng tăng 0,05% lên 24.708,79 điểm.
Trái ngược với xu hướng đi xuống của phần nhiều thị trường chứng khoán ở châu Á, thị trường chứng khoán Hàn Quốc tăng cao nhờ sự tăng giá cổ phiếu của hãng công nghệ Samsung Electronics và một số cổ phiếu sinh học.
Theo đó, tại thị trường Seoul, chỉ số KOSPI của Hàn Quốc tăng 9,52điểm (0,4%) lên 2.377,77 điểm/.
Cổ phiếu cần quan tâm ngày 27/5
Báo Đầu tư Chứng khoán trích báo cáo phân tích một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 27/5 của các công ty chứng khoán.
BVH sẽ kiểm tra lại ngưỡng giá 65
CTCK BIDV (BSC)
Cổ phiếu BVH của Tập đoàn Bảo Việt đã có dấu hiệu tăng giá mạnh sau khi tích lũy ngắn hạn trong vùng giá 45-50. Thanh khoản cổ phiếu đã vượt ngưỡng trung bình 20 phiên đồng thuận với đà tăng giá của cổ phiếu.
Chỉ báo RSI và chỉ báo MACD đều đang ủng hộ xu hướng tăng giá của cổ phiếu. Đường giá cổ phiếu cũng đang nằm trên dải mây ichimoku, cho thấy động lực tăng giá trung hạn đã hình thành.
BVH nhiều khả năng sẽ kiểm tra lại ngưỡng giá 65 trong các phiên giao dịch tới.
Khuyến nghị nắm giữ cổ phiếu BVH
CTCK MB (MBS)
BVH là tập đoàn bảo hiểm lớn nhất Việt Nam, chiếm thị phần lớn nhất tại cả hai nhóm bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ. Với danh tiếng và lịch sử hoạt động lâu đời, BVH sở hữu những lợi thế nhất định.
Đứng trước sự cạnh tranh khốc liệt từ các hãng nước ngoài trong nhóm nhân thọ, BVH đang đứng trước thời điểm bản lề để tái cơ cấu bản thân. Với việc tham gia chiến lược của Sumitomo Life, BVH được kỳ vọng sẽ có những chiến lược phát triển mới để tiếp tục khẳng định vị thế dẫn đầu của mình.
Chúng tôi khuyến nghị nắm giữ đối với cổ phiếu BVH với giá mục tiêu 12 tháng 59.100 đồng/cổ phiếu. Giá mục tiêu được xác định dựa trên phương pháp chiết khấu giá trị thặng dư.
Khuyến nghị mua dành cho NLG với giá mục tiêu 37.500 đồng/CP
CTCK Bản Việt (VCSC)
CTCP Đầu tư Nam Long (NLG) công bố ngày giao dịch không hưởng quyền là ngày 05/06/2020 và ngày thanh toán là ngày 22/06/2020 cho đợt thanh toán thứ hai (479 đồng/CP, tương ứng lợi suất cổ tức 2,1%) của cổ tức tiền mặt năm tài chính 2019.
Đợt chi trả này là phù hợp với kỳ vọng; trước đó ĐHCĐ thường niên 2019 đã thông qua mức cổ tức tiền mặt cho năm tài chính với tổng cổ tức 957 đồng/CP (lợi suất cổ tức 4,2%; trong đó 478 đồng/CP đã được thanh toán trong tháng 12/2019 trong khi phần còn lại dự kiến trong quý 2/2020).
Chúng tôi hiện có khuyến nghị mua dành cho NLG với giá mục tiêu 37.500 đồng/CP, tương ứng với tổng mức sinh lời 67% (bao gồm lợi suất cổ tức 4%).
Khuyến nghị mua dành cho PC1 với giá mục tiêu 21.600 đồng/CP
CTCK Bản Việt (VCSC)
Ban lãnh đạo CTCP Xây lắp điện 1 (PC1) tiếp tục duy trì kế hoạch 2020 mạnh mẽ với mục tiêu doanh thu và lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số đạt 7 nghìn tỷ đồng (tăng 20% so với năm ngoái) và 451 tỷ đồng (tăng 26%). Kế hoạch này được dẫn dắt từ sự cải thiện trên diện rộng trong tất cả các mảng kinh doanh của PC1.
Cụ thể, ban lãnh đạo PC1 kỳ vọng doanh thu từ mảng Xây lắp lưới điện và sản xuất trụ điện sẽ tăng trưởng lần lượt 9% và 17% , nhờ lượng backlog từ cuối năm 2019 và dự phóng hợp đồng mới trong năm 2020 dồi dào.
Đóng góp doanh thu từ mảng thủy điện theo kế hoạch sẽ tăng 16% trong năm 2020 nhờ 3 nhà dự án thủy điện mới: Mông An (đi vào hoạt động vào cuối quý 2019), Bảo Lạc B (đi vào hoạt động vào cuối quý 2/2020) và Sông Nhiệm (sẽ đi vào hoạt động vào cuối quý 2/2020). Doanh số từ mảng BĐS dự kiến sẽ tăng mạnh 3,5 lần khi dự án PCC1 Thanh Xuân dự kiến sẽ bắt đầu bàn giao trong quý 2/2020.
Trong khi kế hoạch doanh thu của PC1 phần lớn phù hợp với dự báo của chúng tôi, kế hoạch lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số 2020 là thấp hơn 10% dự báo 2020 của chúng tôi, tương ứng với rủi ro điều chỉnh giảm biên LN của chúng tôi, dù cần đánh giá chi tiết hơn.
Ngoài ra, PC1 đặt kế hoạch tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) lợi nhuận sau thuế trước lợi ích cổ đông thiểu số 24% trong giai đoạn 2020-2025 khi công ty kỳ vọng tất cả các mảng kinh doanh ghi nhận tăng trưởng cao trong giai đoạn này.
Chúng tôi giữ quan điểm thận trọng hơn khi chúng tôi hiện đang dự báo CAGR lợi nhuận sau thuế trước lợi ích cổ đông thiểu số 5% trong cùng kỳ. Chúng tôi cho rằng sự chênh lệch giữa dự báo của chúng tôi và ban lãnh đạo đến từ sự thận trọng của chúng tôi liên quan đến mảng lưới điện cũng như chưa tính 2 dự án điện gió của vừa được công bố.
Kế hoạch điện gió của PC1 tương ứng với mức lợi nhuận cao hơn 10-15% cho mỗi dự án điện gió so với dự báo của chúng tôi. Trong tài liệu ĐHCĐ, PC1 cho biết rằng 3 dự án điện gió mới sẽ có tỷ lệ IRR 14-15%. Chúng tôi ghi nhận khả năng điều chỉnh tăng dự báo khí chúng tôi hiện chỉ đang chỉ ghi nhận 1 dự án (Liên Lập - 48MW) của 3 dự án (công suất 144 MW).
PC1 hiện đang xin ý kiến cổ đông cho phát hành cổ phiếu thưởng 20%; hiện chưa có thông tin chi tiết về thời gian được công bố trong tài liệu ĐHCĐ của chúng tôi.
Chúng tôi hiện đang có khuyến nghị mua dành cho PC1 với giá mục tiêu 21.600 đồng/CP, tương ứng với tổng mức sinh lời 28%.
Khuyến nghị khả quan dành cho PVS
CTCK Bản Việt (VCSC)
Chúng tôi hạ khuyến nghị cho Tổng CTCP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PVS) từ mua còn khả quan trong khi giảm giá mục tiêu thêm 6,0% khi điều chỉnh giảm dự báo lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số cốt lõi năm 2020 và giai đoạn 2021-2024 thêm lần lượt 24,6% và trung bình khoảng 17% do tiến độ của các dự án Cơ khí Dầu khí (M&C) chững lại, có tác động mạnh hơn mức giảm trong chiết khấu cho biến động giá dầu, từ 30% còn 20% như đã đề cập trong báo cáo cập nhật ngành Năng lượng ngày 24/03/2020.
Chúng tôi cho rằng EPS cốt lõi dự phóng năm 2020 sẽ giảm 29,8% so với năm ngoái khi lợi nhuận từ cả mảng M&C và FPSO đều giảm do dịch COVID-19 và giá thuê ngày thấp hơn của FPSO Ruby. Mức giảm này thấp hơn 24,6% so với dự báo trước đây khi tiến độ của dự án Sao Vàng - Đại Nguyệt (SV-DN) và Gallaf chững lại do dịch COVID-19.
Chúng tôi điều chỉnh giảm 52,2% dự báo EPS báo cáo năm 2020 (giảm 37,1% YoY) khi ghi nhận khoản chi phí dự phòng 223 tỷ đồng từ FPSO MV12 do sự cố kỹ thuật diễn ra trong quý 1, trong khi lợi nhuận bất thường từ việc hoàn tất thương thảo giá thuê ngày cho FPSO Lam Sơn đã được ghi nhận trong kết quả kinh doanh sau kiểm toán năm 2019.
Chúng tôi kỳ vọng lợi nhuận sẽ dần phục hồi từ giai đoạn 2021-2022, dẫn dắt bởi lượng backlog của mảng M&C đạt 3,1 tỷ USD vào cuối năm 2020 và lợi nhuận cao hơn từ mảng FSO.
PVS sở hữu 8 nghìn tỷ đồng tiền mặt tính đến cuối quý 1/2020, đủ khả năng hỗ trợ mở rộng công suất trong khi cung cấp lợi suất cổ tức ổn định khoảng 6%. PVS hiện được giao dịch tại EV/EBITDA dự phóng năm 2020 là -1,1 lần (tương ứng tiền mặt ròng cao hơn vốn hóa thị trường), tỏ ra hấp dẫn so với trung vị các công ty cùng ngành là 8,4 lần trong khi có tỷ lệ ROE và đòn bẩy ròng cao hơn.
Rủi ro: giá dầu thấp kéo dài có thể dẫn đến việc chấm dứt hợp đồng FPSO Lam Sơn; hợp đồng ký mới mảng M&C thấp hơn dự kiến; các rủi ro địa chính trị tại Biển Đông.
Khuyến nghị khả quan dành cho CTG với giá mục tiêu 23.800 đồng/CP
CTCK Bản Việt (VCSC)
Chúng tôi tham dự ĐHCĐ thường niên của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (CTG) ngày 23/05/2020. Chương trình chính của đại hội bao gồm (1) bầu 3 thành viên HĐQT mới; 2 thành viên từ MUFG (nhà đầu tư chiến lược) và 1 thành viên HĐQT độc lập từ Indovina Bank (ngân hàng liên doanh giữa CTG và Cathay United Bank của Đài Loan), và (2) miễn nhiệm 2 thành viên HĐQT từ MUFG cho nhiệm kỳ 2019-2024, theo đề xuất của MUFG.
Phần hỏi đáp tập trung khả năng sinh lời, chất lượng tín dụng (bao gồm tính hình hiện tại của khoản dự phòng của VAMC và nợ xấu do ảnh hưởng của dịch COVID-19) và tỷ lệ CAR của ngân hàng.
Kế hoạch 2020 bao gồm tăng trưởng tín dụng đạt 4-8,5% (hạn mức tăng trưởng tín dụng hiện tại từ NHNN là 8,5%), tăng trưởng huy động 5-10% và nợ xấu sẽ ở dưới 2%. Tuy nhiên, hiện chưa có kế hoạch về lợi nhuận trước thuế 2020.
CTG tiếp tục đề xuất không trả cổ tức tiền mặt năm tài chính 2019 và giữ lại lợi nhuận nhằm gia tăng tổng vốn CSH. CTG dự kiến sẽ thực hiện 1 trong 2 phương án: (1) cổ tức bằng cổ phiếu (hiện chưa có thời gian dự kiến thực hiện và khung thời gian) hoặc (2) không chia cổ tức năm 2019.
Đại hội không đề xuất chương trình ESOP tại ĐHCĐ.
Chúng tôi hiện có khuyến nghị khả quan dành cho CTG với giá mục tiêu 23.800 đồng/CP.
Giao dịch chứng khoán chiều 26/5: Sắc xanh lan tỏa, VN-Index tăng hơn 10 điểm Tâm lý hồ hởi giúp thị trường tiếp tục giao dịch sôi động và sắc xanh lan tỏa bảng điện tử. VN-Index theo đó nhẹ nhàng áp sát mốc 870 điểm với mức tăng hơn 10 điểm, thanh khoản duy trì ở mức cao. Mở cửa phiên giao dịch sáng 26/5, VN-Index khởi động trong sắc xanh khi cầu mua tốt được duy...