Cổ phiếu ngân hàng VIB tăng chóng mặt, vợ sếp lớn vung trăm tỷ đồng gom mua
Mã VIB tăng chóng mặt 95,1% kể từ đầu năm khiến nhiều nhà đầu tư chú ý, trong đó có cả người thân của lãnh đạo.
Theo tin từ Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), bà Ngô Minh Hiền, vợ của Phó Tổng giám đốc Ngân hàng Thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam (VIB) Hồ Vân Long, vừa đăng ký mua 3,2 triệu cổ phiếu VIB trong thời gian từ 12/10 – 10/11 theo phương thức thỏa thuận va khớp lệnh.
Cổ phiếu VIB đang có mức tăng giá ấn tượng lên vùng đỉnh 33.000 đồng/cổ phiếu, tăng 90% so với đầu năm.
Trước giao dịch, bà Hiền không sở hữu cổ phần nào tại VIB. Trong khi ông Long đang sở hữu gần 4 triệu cổ phiếu VIB, tương ứng với tỷ lệ 0,43%.
Chốt ngày giao dịch 8/10, cổ phiếu VIB đứng mức 33.000 đồng/cổ phiếu, giảm 1,2% so phiên liền trước. Với mức giá này, nếu thương vụ thành công, bà Hiền có thể phải chi ra hơn 100 tỷ đồng để sở hữu số cổ phiếu trên.
Đáng chú ý, cổ phiếu VIB tăng trưởng liên tục thời gian gần đây. Cụ thể, từ đầu năm (1/1-8/10), mã VIB tăng 95,1% từ 16.907 đồng/cổ phiếu lên 33.000 đồng/cổ phiếu.
Video đang HOT
Nguyên nhân chủ yếu khiến cho VIB tăng mạnh là nhờ những thông tin tích cực đến từ việc nhà băng này sắp chuyển sàn từ UPCoM sang HoSE.
Bên cạnh đó, việc được chấp thuận cho tăng vốn điều lệ từ 9.244 tỷ đồng lên 11.093 tỷ đồng bằng việc chia cổ phiếu thưởng với tỷ lệ 20% cho cổ đông hiện hữu cũng tăng sức hấp dẫn của nhà đầu tư với cổ phiếu này.
VIB cho biết, với nguồn vốn tăng thêm, ngân hàng dự kiến dành 1.349 tỷ đồng để tăng cường cấp tín dụng, 300 tỷ cho đầu tư tài sản thanh khoản, 100 tỷ đồng để nâng cấp mạng lưới chi nhánh và 100 tỷ đầu tư cơ sở vật chất, công nghệ, sản phẩm và năng lực quản trị rủi ro.
Theo báo cáo mới đây của SSI Research, lợi nhuận VIB được dự báo tăng mạnh hơn 60% trong quý III, tốc độ tăng trưởng tín dụng 14-15% so với đầu năm và thu nhập phí ròng tăng mạnh.
Theo báo cáo tài chính quý II/2020, kết thúc 6 tháng đầu năm, VIB đạt lợi nhuận trước thuế ở mức 2.356 tỷ đồng, đạt trên 52% kế hoạch năm. Tổng tài sản của ngân hàng đạt trên 202.000 tỷ đồng, dư nợ tín dụng đạt trên 140.000 tỷ đồng, tăng 6% so với đầu năm, trong đó cho vay bán lẻ tăng 8%. Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng ở mức 1,96%.
Techcombank: Số hóa ngân hàng và trải nghiệm cho khách hàng
Nhiều ngân hàng từ quy mô lớn đến nhỏ đều có những động thái để trình làng các thành phẩm số hóa.
Ba năm trở lại đây, thuật ngữ "số hóa" không xa lạ với ngành ngân hàng. Đặc biệt trong bối cảnh Nhà nước ủng hộ, khách hàng có nhu cầu cao thì các nhà băng càng mạnh tay chi hơn với chuyển đổi số. Tuy nhiên, số hóa và hiệu quả đến đâu, khách hàng có đón nhận hay không là một bài toán cân não với các ngân hàng.
Cuộc chạy đua số hóa ngành ngân hàng
Theo NHNN, hiện nay, 94% NHTM bước đầu triển khai hoặc đang nghiên cứu, xây dựng chiến lược chuyển đổi số. Trong đó, 59% NHTM bắt đầu triển khai chuyển đổi số trên thực tế. Chỉ có 6% NHTM hiện chưa tính đến việc xây dựng một chiến lược chuyển đổi số tổng thể. Phần lớn các NHTM Việt Nam đã triển khai ngân hàng số ở cấp độ chuyển đổi về kênh giao tiếp và quy trình, ứng dụng trực tiếp vào các giải pháp cho khách hàng.
Xu hướng giao dịch điện tử tăng mạnh hiện nay chính là tiền đề cho các nhà băng dốc sức vào cuộc chơi số hóa. Việt Nam có tốc độ tăng trưởng về Mobile Banking là 200% và hiện có khoảng 30 triệu người sử dụng hệ thống thanh toán ngân hàng mỗi ngày. Thống kê cho thấy, Việt Nam hiện đã có 70 tổ chức tín dụng, chưa kể các đơn vị trung gian thanh toán như ví điện tử đã triển khai cung ứng các dịch vụ thanh toán qua Internet, cung ứng các dịch vụ thanh toán qua điện thoại di động. Giá trị giao dịch tài chính qua kênh Internet đã đạt trên 7 triệu tỉ đồng và 300.000 tỉ đồng giao dịch qua điện thoại di động là những con số rất có ý nghĩa.
Và thực tế cũng đã thấy nhiều ngân hàng từ quy mô lớn đến nhỏ đều có những động thái để trình làng các thành phẩm số hóa.
Chưa bao giờ cuộc cạnh tranh số hóa giữa các ngân hàng mạnh mẽ như trong 3 năm trở lại đây và sẽ còn tiếp diễn những năm tới. Đây là một xu hướng không chỉ có lợi cho sự phát triển của ngành ngân hàng, theo đúng xu hướng không tiền mặt của thế giới mà hơn ai hết người hưởng lợi chính là khách hàng bởi những tiện ích mà "Ngân hàng số" mang lại.
Làm gì để số hóa gắn liền với trải nghiệm khách hàng?
Miếng bánh về thị phần ngân hàng trực tuyến vẫn chưa thấy sự phân định rõ ràng. Tuy nhiên, có thể thấy từ số lượng khách hàng đến tỷ lệ giao dịch thì Techombank đang chiếm ưu thế. Lợi thế này xuất phát từ sự nhanh chân của nhà băng này từ nhiều năm trước đã hào phóng chi 300 triệu USD để đầu tư công nghệ và xây dựng cơ sở dữ liệu hiện đại. Cú hích từ "zero fee" dịch vụ ngân hàng điện tử "0 đồng" cho cá nhân đã mang những bước tiến nhảy vọt cho Techcombank từ cuối 2016 và áp dụng cả cho doanh nghiệp từ 2019 đã khiến cả cá nhân và doanh nghiệp cùng sẻ chia tiện ích từ nhà băng này.
Chấp nhận hàng năm bỏ ra hàng ngàn tỉ để "miễn phí hoàn toàn" cho khách hàng, Techcombank gặt hái không ít thành tựu từ chính sự chấp nhận hy sinh lợi ích này.
Bất chấp tác động của đại dịch COVID-19, số lượng khách hàng của Techcombank vẫn tiếp tục tăng trưởng trong nửa đầu năm 2020 và duy trì tốc độ tăng trưởng Casa trong nhóm dẫn đầu, cho thấy "nguồn dẫn" từ ngân hàng trực tuyến về Techcombank không nhỏ.
Theo thống kê của Techcombank, chỉ riêng với khách hàng cá nhân, từ 2016 khi khởi hành hành trình này thì số lượng giao dịch của khách hàng cá nhân là khoảng 9 triệu/năm, đến hết tháng 6-2020 số lượng đã tăng lên 153 triệu giao dịch. Mức độ tăng hơn 20 lần và giá trị giao dịch tăng hơn 30 lần. Số liệu này cho thấy phải có sự xây dựng cơ sở dữ liệu, vận hành hiện đại trên nền tảng số để đảm bảo xử lý các giao dịch một cách tốt nhất.
Điều dễ nhận thấy với dịch vụ ngân hàng trực tuyến là sự tiện lợi, nhanh chóng với các giao dịch tài chính. Hơn ai hết, Techcombank thực sự thành công trong câu chuyện lan truyền từ thực tế sử dụng của khách hàng. Nhiều khách hàng cho rằng: miễn phí là một chuyện, quan trọng là giao dịch nhanh, nhiều tiện ích và mang đến những trải nghiệm tốt cho người sử dụng.Việc cải tiến được nhà băng này thực hiện đồng bộ từ quy trình vận hành, dữ liệu cho đến cung cấp các dịch vụ tiện ích đi kèm từ giao dịch thanh toán trực tuyến đến gửi tiết kiệm, cho vay phê duyệt trước... Tất cả đều được tích hợp và tiện ích trên ngân hàng điện tử. Đó chính là điều mà Techcombank đã đi trước và làm được để thu hút và giữ chân khách hàng trung thành với dịch vụ của mình.
Tại đại hội đồng cổ đông 2020, ông Hồ Hùng Anh - Chủ tịch HĐQT Techcombank cho biết: "Sắp tới chúng tôi sẽ tập trung rất lớn vào nền tảng, số hóa toàn diện các mảng nghiệp vụ và hoạt động để mang đến giải pháp tài chính toàn diện theo hành trình trải nghiệm khách hàng", ông Hồ Hùng Anh cho biết.
Có thể thấy các dịch vụ ngân hàng điện tử chỉ là bề nổi của cả một tảng băng chìm về quá trình số hóa ngân hàng, đó phải là quá trình đầu tư lâu dài về công nghệ, vận hành, xây dựng cơ sở dữ liệu xuất sắc và quan trọng hơn nữa chính là sự thấu hiểu hành vi và cảm nhận khách hàng mục tiêu.
Vay tiêu dùng kích tổng cầu, lo nợ xấu Thực hiện chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), các ngân hàng thương mại (NHTM) đã tung ra hàng loạt gói tín dụng cá nhân với lãi vay giảm xuống để kích thích nhu cầu vay vốn, hỗ trợ kích cầu tiêu dùng nội địa. Tuy nhiên, việc đẩy mạnh cho vay tiêu dùng trong giai đoạn này đi kèm nhiều rủi...