Cổ phiếu ngân hàng thảm nhất năm 2019 gọi tên SHB
Sau hơn 10 năm, SHB hiện chỉ loanh quanh mức 6.000 đồng/cp, lùi xa mốc giá đóng cửa phiên chào sàn đầu tiên là 15.200 đồng/cp. Vì sao có cơ sự này?
Trong số 18 cổ phiếu ngân hàng niêm yết trên HoSE, HNX và giao dịch trên UPCoM thì có 5 cổ phiếu hiện đang giao dịch dưới mệnh giá như SHB, LPB, NVB, KLB và STB cũng trồi sụt quanh mệnh giá.
SHB là cổ phiếu có giá thấp nhất trong nhóm này.
50 triệu cổ phiếu SHB của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội lên sàn chứng khoán vào tháng 4/2009 với mức giá đóng cửa phiên đầu là 15.200 đồng/cp.
Song, sau hơn 10 năm, SHB hiện chỉ loanh quanh mức 6.000 đồng/cp với vốn hóa 7.339 tỷ đồng, tương ứng với hơn 1,2 tỷ cổ phiếu đang lưu hành. Tính theo giá điều chỉnh, cổ phiếu SHB chưa bao giờ đạt nổi mốc 20.000 đồng/cp kể từ khi lên sàn.
Còn tính riêng trong 1 năm qua, cổ phiếu SHB vẫn lẹt đẹt giao dịch dưới mệnh giá, thậm chí còn giảm tới gần 20% xuống mức 6.100 đồng/cp chốt phiên 9/12. SHB giao dịch trên mệnh giá gần đây nhất là vào năm 2017.
Đây là cổ phiếu bi thảm nhất trong nhóm cổ phiếu ngân hàng. Dù vậy, khối lượng giao dịch bình quân của cổ phiếu SHB khá cao với hơn 3 triệu đơn vị mỗi phiên. Khối lượng cổ phiếu nhà đầu tư đặt bán luôn cao hơn đặt mua.
SHB được biết đến là ngân hàng của Chủ tịch Đỗ Quang Hiển (bầu Hiển) khi chính vị này nắm trực tiếp 2,74% vốn. Ngoài ra, 3 đơn vị khác do ông Hiển là Chủ tịch cũng đang sở hữu cổ phiếu SHB là Tập đoàn T&T nắm gần 10%, Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội (SHS) 1,5% và Tổng CTCP Bảo hiểm Sài Gòn – Hà Nội 0,68%.
Tuy nhiên, tháng 7 vừa qua Tổng CTCP Bảo hiểm Sài Gòn – Hà Nội đã thoái vốn khỏi SHB.
Cũng cần nói thêm, cổ phiếu SHS cũng không khá khẩm hơn SHB khi cùng giao dịch dưới mệnh giá, chỉ hơn 7.700 đồng/cp.
Biến động cổ phiếu SHB trong 10 năm qua
Video đang HOT
Câu chuyện cổ phiếu nằm dưới mệnh giá quá lâu cũng khiến không ít cổ đông của SHB bức xúc và chất vấn bầu Hiển tại Đại hội cổ đông hồi tháng 4 vừa qua. Đáp lại, vị Chủ tịch này cho rằng, giá trị cổ phiếu sẽ tăng theo đúng với kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Đã vậy, SHB còn lên kế hoạch tăng vốn thêm hơn 5.500 tỷ để lên mức 17.570 tỷ đồng bằng hai phương án là phát hành 252,6 triệu cổ phiếu trả cổ tức tỷ lệ 21% và phát hành hơn 300 triệu cổ phiếu tỷ lệ 4:1. Trong khi cổ đông lại mong chờ cổ tức bằng tiền mặt.
Lý giải về kế hoạch này, ông Hiển cho hay, tất cả ngân hàng đều đang hướng tới Basel 2 để nâng cao năng lực tài chính. SHB cũng không ngoại lệ và quyết tâm đến năm 2020 sẽ đạt chuẩn này. Do vậy, một trong những yêu cầu thiết yếu là phải tăng vốn.
Mặt khác, để phục vụ cho sự phát triển của các công ty con cũng cần phải có vốn. Với những nguyên nhân trên, ông Hiển cho rằng phương án trả cổ tức bằng cổ phiếu là khả thi nhất.
Còn vì sao SHB không trả cổ tức bằng tiền mặt do ngân hàng đã nhận sáp nhập Habubank. Khi sáp nhập thì số khoản nợ của Habubank có liên quan đến Vinashin đã được bán cho VAMC và trích lập dự phòng trong 8 năm.
Trong khi đó, Ngân hàng Nhà nước lại có Thông tư 08 quy định về việc những tổ chức tín dụng có trái phiếu tại VAMC trên 5 năm sẽ không được chia cổ tức.
Hiện chưa thấy động thái gì của SHB về phương án tăng vốn. Song với giá cổ phiếu đang rất èo uột mà SHB còn tính đến chuyện phát hành cổ phiếu thì không biết độ pha loãng sau điều chỉnh của SHB sẽ còn đi về đâu, đặc biệt khi mà tình hình kinh doanh của SHB vẫn còn thiếu ổn định.
Vấn đề của SHB chính là chất lượng tài sản và nợ xấu
Thực tế hoạt động kinh doanh của SHB thời gian qua như thế nào mà cổ phiếu vẫn lầm lũi dưới mệnh giá?
Xét theo phương pháp định giá thu nhập thì P/E của SHB hiện chỉ đang ở mức 4,3x, trong khi ngành ngân hàng đang được giao dịch với mức định giá trên 8x. Vậy đây có phải là một cổ phiếu rẻ?
Đáng lưu ý, vấn đề hiện nay của SHB chính là chất lượng tài sản. Tại thời điểm cuối tháng 9/2019, tổng tài sản của SHB hơn 299.697 tỷ đồng, thuộc nhóm quy mô trung bình trong hệ thống ngân hàng niêm yết. Tuy nhiên, cơ cấu nguồn vốn của SHB lại thuộc loại kém vững chắc khi tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản chỉ đạt 5,36%, thuộc hàng thấp nhất.
Chính điều này đã khiến SHB buộc phải tăng vốn để cải thiện hệ số CAR, cũng như những gì mà vị người đứng đầu nhà băng này chia sẻ là đáp ứng tiêu chuẩn Basel 2.
Còn về kế hoạch kinh doanh năm 2019, SHB dự kiến năm nay sẽ thu hồi được 3.500 tỷ đồng nợ xấu, và đây sẽ trở thành động lực chính để giúp ngân hàng hoàn thành kế hoạch kinh doanh cao đã đặt ra với mức tăng trưởng lợi nhuận trước thuế 3.068 tỷ đồng, tăng 47% so cùng kỳ.
Ngân hàng cũng cam kết sẽ thực hiện trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ, trong đó trích lập cho các khoản nợ đã bán VAMC năm 2019 dự kiến 2.164 tỷ đồng.
Tính trong 9 tháng 2019, SHB đã thực hiện được gần 74% kế hoạch lợi nhuận đề ra khi đạt 2.260 tỷ đồng và tăng 11% so cùng kỳ.
Các chỉ số tài chính của SHB trong các quý gần đây (Nguồn VietstockFinance)
Đáng lưu ý, trong kết quả kinh doanh khả quan 9 tháng qua phần nào nhờ sự hỗ trợ rất lớn từ việc ngân hàng không trích lập chi phí dự phòng rủi ro tín dụng trong quý 1/2019, còn quý 2 và 3 chỉ trích lập hơn 1.000 tỷ đồng.
Về nợ xấu, kể từ sau ngày sáp nhập với Habubank năm 2012, SHB đã nâng cao lên được rất nhiều quy mô tài sản, tuy nhiên con số nợ xấu cũng tăng lên một cách nhanh chóng. Tính đến 9 tháng 2019, nợ xấu của SHB tăng mạnh 39% lên mức 7.227 tỷ đồng, cao hơn rất nhiều so với con số lợi nhuận đạt được.
Trong đó, nợ dưới tiêu chuẩn (nhóm 3) gấp 2.3 lần và nợ nghi ngờ (nhóm 4) tăng 61% so với đầu năm. Do đó, tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay của SHB tăng lên mức 2.86% so với mức 2.4% hồi đầu năm.
Nói thế để thấy rằng, lợi thế cạnh tranh của SHB không bằng các nhà băng khác. Do đó giá cổ phiếu SHB vẫn loanh quanh dưới mệnh giá có lẽ là điều dễ hiểu nhất là khi vẫn chưa thấy được triển vọng nào đặc biệt từ nhà băng này.
Minh An
Theo vietnamdaily.net.vn
Tiểu thương kinh doanh ở chợ, cần biết gì khi vay vốn ngân hàng?
Tết Nguyên đán sắp đến là dịp để nhiều cá nhân, hộ tiểu thương, doanh nghiệp có cơ hội phát triển kinh doanh, làm ăn buôn bán. Tuy nhiên, để mở rộng hoạt động kinh doanh đòi hỏi họ phải vận dụng sức mạnh từ nguồn vốn ngân hàng. Dưới đây là ý kiến tư vấn của ngân hàng trong trường hợp cụ thể là một hộ tiểu thương có cửa hàng kinh doanh tại chợ đầu mối và đang có nhu cầu vay vốn để mở rộng quy mô, nhập thêm hàng phục vụ Tết.
Theo ý kiến của các chuyên gia ngân hàng, việc lựa chọn ngân hàng khi cần vay vốn là một quyết định sáng suốt, vì trong giao dịch với ngân hàng, người vay sẽ được hưởng các điều khoản vay minh bạch, dịch vụ uy tín và đôi khi còn có thể nhận được lãi suất ưu đãi rất thấp. Tuy nhiên, để được hưởng tối đa các lợi ích này, người vay vốn cũng cần tự trang bị cho mình một số kiến thức cơ bản sau đây.
Lựa chọn ngân hàng phù hợp
Lựa chọn một ngân hàng phù hợp là bước quan trọng trong kế hoạch kinh doanh của các tiểu thương. Tốt hơn hết, khách hàng cần ngồi lại và xem xét kỹ lưỡng và tự đặt cho mình những câu hỏi như: Bạn cần gì? Bạn muốn gì?...
Bạn cũng cần cân nhắc những yếu tố như: Trên thị trường vay vốn, mỗi ngân hàng lại có chính sách khác nhau dành cho khách hàng. Tùy đối tượng khách hàng mục tiêu mà mỗi ngân hàng có dịch vụ thế mạnh khác nhau, quy trình thủ tục, phương pháp tính lãi và các khoản lệ phí, phạt cũng rất khác nhau. Vì thế khách hàng cần phải nghiên cứu kỹ.
Đối với khách hàng có nhu cầu vay vốn sản xuất kinh doanh và chưa yên tâm về các thủ tục vay, thì họ có thể đến BIDV để được tư vấn và vay vốn. Ngân hàng này được bình chọn là Ngân hàng Bán Lẻ tốt nhất Việt Nam 5 năm liên tiếp. Ngân hàng cũng có rất nhiều ưu đãi phù hợp cho đối tượng khách hàng cá nhân, hộ gia đình và đặc biệt là đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp.
Ngoài ra, với vị thế là ngân hàng lớn nhất Việt Nam dựa trên quy mô tài sản, BIDV có hệ thống chi nhánh rất rộng, tới hơn 1.000 điểm giao dịch trên toàn quốc. Bà con tiểu thương có thể dễ dàng tìm thấy các chi nhánh và điểm giao dịch của BIDV khắp toàn quốc.
Lựa chọn thời hạn vay hợp lý
Kỳ hạn vay cũng rất quan trọng khi bạn có nhu cầu vay vốn mở rộng kinh doanh. Nếu vay thời hạn quá dài, bạn sẽ phải "gánh" thêm một khoản tiền lãi không cần thiết. Nếu vay với thời hạn quá ngắn thì áp lực trả nợ có thể ảnh hưởng đến giá bán và hiệu quả kinh doanh của bạn.
Theo các chuyên gia tài chính, nếu cần vay vốn để sản xuất kinh doanh, thì việc trả nợ chỉ nên chiếm tối đa 30-40% tổng lợi nhuận hàng tháng của bạn, phần còn lại dùng cho chi tiêu cá nhân và tái đầu tư. Nếu vượt qua tỷ lệ này, rất có thể bạn sẽ rơi vào cảnh đi vay nợ mới để trả nợ cũ.
Tìm kiếm gói vay lãi suất ưu đãi
Lãi suất chính là điều bạn cần quan tâm nhất khi vay vốn. Chỉ một chênh lệch nhỏ trên lãi suất cũng khiến tiền lãi của bạn thay đổi rất nhiều. Để tìm được gói vay có lãi suất ưu đãi, bạn cần lưu ý 2 vấn đề:
Thứ nhất, có 2 hình thức tính lãi là tính theo dư nợ giảm dần và tính theo dư nợ ban đầu. Nhiều ngân hàng tận dụng điều này để công bố lãi suất cực thấp nhưng sau đó áp dụng tính lãi trên nợ gốc khiến khách hàng khổ sở vì lãi vay.
Thứ hai, nếu được vay trong diện hỗ trợ sản xuất kinh doanh, bạn sẽ được giảm nhẹ rất nhiều về gánh nặng lãi. Hiện nay, lãi suất cho vay VND trung và dài hạn trên thị trường đang giao động ở mức 9-11%.
Trong khi đó, gói vay ưu đãi cho cá nhân và hộ gia đình sản xuất kinh doanh của BIDV đang có lãi suất chỉ từ 7.3%/năm đối với khoản vay trung dài hạn (kỳ hạn từ 36 tháng và) chỉ từ 6%/năm đối với vay sản xuất kinh doanh ngắn hạn đến 12 tháng). Đặc biệt, lãi suất này được tính trên dư nợ giảm dần, giúp người vay giảm bớt được mỗi khoản lãi vay không nhỏ.
Khi đã được ngân hàng hỗ trợ tối đa về lãi suất và điều kiện vay vốn, việc mở rộng sản xuất kinh doanh của bạn sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Hy vọng, những thông tin trên sẽ đem đến cho bạn nhiều kiến thức hữu ích cho bạn.
Theo Kinhtedothi.vn
Bất ngờ 2 triệu tỷ đồng cho vay một lĩnh vực Hiện nay tổng dư nợ tín dụng ngân hàng của cả nước là khoảng 8 triệu tỷ đồng... Nông nghiệp nông thôn là 1 trong 5 lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ, được các ngân hàng cho vay với lãi suất siêu rẻ (ảnh minh họa) Sáng 10/12/2019 tại Cần Thơ đã diễn ra Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại...