Cổ phiếu ngân hàng quay đầu không đủ sức chống đỡ thị trường, VnIndex giảm nhẹ cuối phiên
Phía giảm giá, SAB- cổ phiếu nóng giai đoạn vừa qua-đã giảm sâu 5,6% gây tác động đến chỉ số chung.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 28/4, VnIndex lại quay về với sắc đỏ khi mà nhiều cổ phiếu ngân hàng vừa mớm tăng đã chịu áp lực bán chốt lãi và đà tăng chậm lại. Mất hơn 3 điểm, VnIndex còn 767,21 điểm cuối phiên. Thanh khoản thị trường đạt 3.643 tỷ đồng.
Chúng tôi cho rằng, ở bối cảnh hiện tại, mức thanh khoản thị trường như vậy là khá cao. Có người bán, người mua liên tục giao dịch để giữ nhịp cho thị trường chứng khoán trong bối cảnh xu hướng tăng hay giảm đều chưa rõ ràng.
Nhóm cổ phiếu ngân hàng về gần cuối phiên đã bứt phá mạnh mẽ, có nhiều cổ phiếu thậm chí còn tăng trên 2%. Tuy nhiên, đà tăng không giữ được nhịp khi lực bán chực chờ cổ phiếu phục hồi để bán ra. Cuối cùng chỉ có CTG tăng hơn 1% còn lại chỉ tăng rất nhẹ.
Phía giảm giá, SAB-cổ phiếu nóng giai đoạn vừa qua-đã giảm sâu 5,6% gây tác động đến chỉ số chung. Trong sóng tăng gần nhất, SAB đã “phi” một mạch 60% và bây giờ cổ phiếu này đang điều chỉnh mạnh. Chỉ riêng SAB đã lấy mất 1,42 điểm của chỉ số chung.
======
Đến 14h, VnIndex quay đầu tăng điểm. Dòng tiền tiếp tục chứng minh sức mạnh khi hấp thụ được cung hàng. Dù, như chúng tôi đã phân tích, cung hàng giai đoạn này không quá nhiều vì đa phần nhà đầu tư cũ chưa có lãi. Chỉ số ít bắt đúng đáy mới có lợi nhuận và bán ra.
Khởi động cho phiên hồi phục là nhóm cổ phiếu ngân hàng khi nhóm này đồng loạt quay đầu tăng giá như VCB, MBB, CTG, BID, VPB, HDB…
=====
Video đang HOT
Tính đến 13h25′ chiều, VnIndex chỉ giảm hơn 6 điểm. Tuy vậy, nhìn khắp sàn chứng khoán sắc đỏ bao trùm. Nguyên nhân việc giảm điểm hôm nay chủ yếu là do thị trường chứng khoán đã tăng khá mạnh thời gian qua nên nhiều cổ phiếu chịu áp lực bán.
Như chúng tôi đã phân tích trước đó, bối cảnh thị trường chứng khoán hiện tại có nhiều “lớp” nhà đầu tư khác nhau trong đó đa phần là những nhà đầu tư bị chú “thiên nga đen Covid-19″ đánh úp bất ngờ nên họ nắm giữ cổ phiếu ở mức giá khá cao. Khi VnIndex về vùng đáy Covid-19, dòng tiền bắt đáy xuất hiện và không ngoại trừ những nhà đầu tư nắm giữ giá cao trước đó đã mua trung bình giá. Nhưng nhìn tổng quan lại thì đa phần lớp nhà đầu tư cũ chưa có lãi dù thị trường đã hồi phục.
Chính vì lẽ đó, thời gian gần đây, thị trường chứng khoán không chịu áp lực bán quá mạnh. Lực bán chủ yếu xuất phát từ những nhà đầu tư bắt đúng đáy Covid-19 nhưng số nhà đầu tư may mắn như vậy không nhiều.
=========
Thị trường chứng khoán mở cửa phiên giao dịch hôm nay với sắc đỏ bao trùm. Tuy nhiên, không nhiều cổ phiếu giảm sâu. Đa phần các cổ phiếu chỉ điều chỉnh giảm trong biên độ hẹp. Và, ngay khi tín hiệu giảm nhẹ phát đi, dòng tiền lại rót nhanh vào mua cổ phiếu đẩy giá nhiều cổ phiếu từ đỏ lên xanh.
Vnindex hiện loay hoay trong mức giảm cao nhất là 5 điểm. Thực tế, mùa kết quả kinh doanh quý 1 đang được công bố đang cho thấy bức tranh khá đều màu. Sắc màu tươi sáng dành cho các công ty nông nghiệp, chăn nuôi lợn…trong khi u ám hơn một chút là cho những doanh nghiệp vay nợ cao. Tuy vậy, điều quan trọng nhất là, chúng ta bắt đầu nhìn thấy những mảng sáng và sự dịch chuyển đến những mảng sáng ở mức độ có thể có lẽ sẽ sớm diễn ra.
Đáng chú ý nhất trong phiên giao dịch hôm nay là giữa sự điều chỉnh giảm nhẹ của nhiều cổ phiếu thì VHM lại đi ngược lại. VHM báo lãi quý 1 tăng gấp 3 lần cùng kỳ đã kích thích dòng tiền đầu tư và đẩy giá cổ phiếu tăng gần 3%.
Phía giảm giá, PLX, GAS, SAB, VCB, VRE…đều có tên nhưng chúng tôi nhận thấy trong rất nhiều phiên gần đây thì các cổ phiếu đã tăng mạnh trong sóng hồi lần trước không có hiện tượng bán tháo. Mức giảm hôm nay chỉ loay hoay quanh ngưỡng 2%. Điều này cho thấy rằng có dòng tiền chờ mua cổ phiếu khi điều chỉnh và bên bán cũng không vội vàng. Có lẽ, bên bán các cổ phiếu bluechips kể trên đa phần nắm giữ ở mức giá khá cao nên sóng hồi chỉ đủ giúp họ giảm lỗ chứ chưa có lãi nên cũng ít có hiện tượng bán mạnh.
Dòng tiền đổ mạnh vào thị trường khi nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn điều chỉnh. Tính đến 10h15′, sàn HoSE đạt giá trị giao dịch 1.170 tỷ đồng.
Một điểm khác mà chúng tôi cần nhắc lại với nhà đầu tư là khối ngoại vẫn đang liên tục bán ròng. Nhà đầu tư cần lưu ý hết sức để tránh những cú sốc không đáng có. Mua thăm dò và quản trị tài khoản ở mức độ không rủi ro là điều cần làm.
Phương Chi
Giao dịch khối ngoại ngày 27/4: Đua bán cổ phiếu ngân hàng, khối ngoại rút ròng tới 470 tỷ đồng
Nhà đầu tư nước ngoài có cuộc đua xả mạnh cổ phiếu ngân hàng, tạo sức ép lớn lên diễn biến giá cổ phiếu, đặc biệt là mã VCB. Qua đó, khối này đã rút ròng tới 470 tỷ đồng, tiếp tục tăng hơn 20% so với phiên cuối tuần trước.
Trên sàn giao dịch HOSE, khối ngoại mua vào với khối lượng 8,44 triệu đơn vị, giá trị 218,28 tỷ đồng, cùng giảm hơn 35% cả về khối lượng và giá trị so với phiên cuối tuần trước (24/4).
Ở chiều ngược lại, khối này bán ra 30,66 triệu đơn vị, giá trị 681,22 tỷ đồng, tăng 18,79% về khối lượng và đạt xấp xỉ về giá trị so với phiên trước.
Như vậy, khối ngoại đã bán ròng với khối lượng 22,22 triệu đơn vị, tương ứng tổng giá trị 462,94 tỷ đồng, tăng 75,42% về lượng và 34,1% về giá trị so với phiên trước.
Phiên hôm nay không có mã nào được mua ròng trên 10 tỷ đồng. Cặp đôi nhà Vingroup là VHM và VIC dẫn đầu danh mục mua ròng mạnh với giá trị lần lượt đạt 9,56 tỷ đồng và hơn 9 tỷ đồng.
Trái lại, cổ phiếu ngân hàng VCB bị bán ròng mạnh nhất tới 106,87 tỷ đồng, tương đương khối lượng 1,58 triệu đơn vị. Chính do chịu áp lực cung ngoại mạnh khiến VCB tới xuống mức thấp nhất ngày khi kết phiên đứng tại 66.800 đồng/CP, giảm 3%.
Còn "người anh em" STB và VPB dẫn đầu danh mục bị bán ròng mạnh về khối lượng, lần lượt đạt 4,14 triệu đơn vị, tương ứng giá trị 37,39 tỷ đồng và gần 3,85 triệu đơn vị, tương ứng tổng giá trị 82,95 tỷ đồng.
Ngoài ra, khối ngoại còn bán ròng mạnh bluechip khác như VRE với 2,45 triệu đơn vị, giá trị 57,83 tỷ đồng và VNM bị bán ròng 53,42 tỷ đồng.
Trên sàn giao dịch HNX, khối ngoại mua vào với khối lượng 248.080 đơn vị, giá trị 2,14 tỷ đồng, tăng 12,81% về lượng và 42,67% về giá trị so với phiên cuối tuần trước (24/4).
Ngược lại, khối này bán ra với khối lượng 1,36 triệu đơn vị, giá trị 14,99 tỷ đồng, giảm 46,15% về lượng và 37,98% về giá trị so với phiên trước.
Như vậy, khối ngoại đã bán ròng 1,11 triệu đơn vị với tổng giá trị bán ròng tương ứng 12,85 tỷ đồng, giảm 51,78% về lượng và 43,32% về giá trị so với phiên trước đó.
Phiên hôm nay, khối ngoại mua ròng 32 mã và mạnh nhất là HUT được mua ròng hơn 185 triệu đồng, tương đương khối lượng 110.700 cổ phiếu.
Trong khi đó, khối này bán ròng 29 mã và dẫn đầu là TNG bị bán ròng 500.000 cổ phiếu, giá trị 6,21 tỷ đồng. Tiếp theo là SHB bị bán ròng hơn 3 tỷ đồng, LAS bị bán ròng 1,31 tỷ đồng và LHC bị bán ròng 1,11 tỷ đồng.
Giao dịch trên thị trường UPCoM, khối ngoại mua vào với khối lượng 1,75 triệu đơn vị, giá trị tương ứng 22,11 tỷ đồng, tăng gấp 4,2 lần về lượng và gần 4,4 lần về giá trị so với phiên trước đó (24/4).
Ngược lại, khối này bán ra với khối lượng 1,23 triệu đơn vị, giá trị 15,8 tỷ đồng, giảm 34,7% về lượng và 26,48% về giá trị so với phiên trước.
Như vậy, phiên hôm nay, khối ngoại đã mua rong 516.110 đơn vị với tổng giá trị mua ròng tương ứng 6,31 tỷ đồng, trong khi phiên cuối tuần trước bán ròng 1,55 triệu đơn vị, tổng giá trị bán ròng 17,38 tỷ đồng.
Trong đó, khối ngoại mua ròng 16 mã và VEA dẫn đầu khi được mua ròng hơn 4 tỷ đồng, tương đương khối lượng 117.900 cổ phiếu. Còn LPB được mua ròng mạnh nhất về khối lượng, đạt 488.900 cổ phiếu, giá trị tương ứng 3,33 tỷ đồng.
Mặt khác, khối này cũng bán ròng 16 mã và VIB bị bán ròng mạnh nhất với khối lượng 90.000 cổ phiếu, giá trị tương ứng 1,29 tỷ đồng.
Tính chung trên toàn thị trường trong phiên 27/4, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng 22,81 triệu đơn vị với tổng giá trị tương ứng 469,48 tỷ đồng, tăng hơn 38% về lượng và 21,86% về giá trị so với phiên cuối tuần trước (bán ròng 385,26 tỷ đồng).
T.T
Tuần 20-24/4: Khối ngoại bán mạnh VNM và nhóm ngân hàng, tranh thủ mua HPG, FPT Khối ngoại bán ròng tuần thứ 13 liên tiếp trên HoSE và HNX. VNM bị dòng vốn ngoại rút ròng mạnh nhất thị trường. HPG và FPT được nhà đầu tư nước ngoài mua ròng trở lại. Tuần giao dịch 20-24/4 đánh dấu tuần bán ròng thứ 13 liên tiếp trên cả 3 sàn HoSE, HNX và UPCoM, . Tính riêng tuần này,...