Cổ phiếu ngân hàng chuyển sàn liệu có hấp dẫn?
Thị giá cổ phiếu của cả ba ngân hàng LienVietPostBank (LPB), SHB và VIB đều đã có mức tăng vượt trội kể từ đầu năm do những thông tin về việc chuyển sàn. Dù việc niêm yết trên HoSE mang lại nhiều lợi ích, song tiềm năng tăng giá trong thời gian tới của mỗi cổ phiếu lại khác nhau, phụ thuộc vào triển vọng lợi nhuận của mỗi ngân hàng.
Do thị giá đã ở mức cao và hết room ngoại nên cổ phiếu VIB không còn nhiều tiềm năng tăng giá
Nhiều lợi ích khi chuyển sàn
Năm 2020 là hạn chót để các ngân hàng TMCP niêm yết trên các sàn giao dịch chứng khoán chính thức. Do đó, các ngân hàng nhỏ hơn đã bắt đầu niêm yết trên sàn Upcom (Ngân hàng Bản Việt, Nam Á Bank) vào năm 2020, và các ngân hàng lớn hơn có kế hoạch niêm yết trực tiếp trên HoSE (OCB, Maritime Bank, SeaBank) vào cuối năm 2020 hoặc đầu năm 2021.
Trong làn sóng niêm yết đó, nhiều ngân hàng không chịu áp lực pháp lý (vì đã niêm yết trên sàn Hà Nội như SHB, hoặc đã đăng ký giao dịch trên UpCom như VIB, LPB trong gần 3 năm) cũng có kế hoạch chuyển sàn sang HoSE trong quý 4/2020, bất chấp các điều kiện thị trường bất lợi do Covid-19.
Theo Công ty chứng khoán SSI, nhu cầu hối thúc chuyển sàn này một phần có thể do áp lực cạnh tranh, vì các ngân hàng cấp 2 khác có quy mô tương đương đang niêm yết thẳng trên HoSE. Ngoài ra, điều này có thể là do nhu cầu vốn, vì việc niêm yết trên HoSE có thể cải thiện cơ hội thu hút vốn trong tương lai với định giá tốt hơn. Hệ số an toàn vốn của SHB, VIB và LPB lần lượt là 10,36%, 9,69% và 8,59%.
Video đang HOT
Hiện các ngân hàng không gặp khó khăn cụ thể nào khi chuyển niêm yết sang HoSE. Song SSI lưu ý rằng việc công bố thông tin tại HOSE chặt chẽ hơn UpCom. Ví dụ, UpCom chỉ yêu cầu các doanh nghiệp niêm yết công bố báo cáo tài chính bán niên và cả năm, trong khi HNX và HOSE yêu cầu báo cáo tài chính quý. Tuy nhiên, điều này đều không ảnh hưởng đến LPB và VIB và các ngân hàng này đều đáp ứng được những thay đổi này.
Trong khi đó, niêm yết trên HOSE có thể mang lại nhiều lợi ích, trong đó có nhiều cơ hội tăng vốn hơn là lợi ích nổi bật nhất. SSI chỉ ra rằng, việc chuyển từ UpCom sang HoSE sẽ khiến VIB và LPB đủ điều kiện để giao dịch ký quỹ, giúp cải thiện tính thanh khoản của cổ phiếu. Cổ phiếu sẽ được phép giao dịch ký quỹ sau 6 tháng kể từ ngày niêm yết.
Thêm vào đó, tính minh bạch, cũng như độ tin cậy của thông tin doanh nghiệp công bố trên HoSE, nhìn chung được đánh giá cao hơn so với thông tin trên UpCom. Do đó, các doanh nghiệp niêm yết trên HoSE cũng được các nhà đầu tư đón nhận tốt hơn so với sàn UpCom. Trong số 31 ngân hàng thương mại cổ phần, 10 ngân hàng lớn đã niêm yết trên HOSE, trong khi 3 ngân hàng niêm yết trên HNX và 7 ngân hàng nhỏ trên UpCom. SSI ước tính, nếu các ngân hàng này đều niêm yết trên HoSE, vốn hóa thị trường của ngành ngân hàng trên tổng vốn hóa thị trường sẽ tăng từ 27% lên 30%.
Ngoài ra, hiện, một số quỹ không được phép đầu tư vào cổ phiếu UpCom, do đó việc chuyển sang HoSE sẽ khiến VIB và LPB có thể được các quỹ ngoại lớn tiếp cận. Tuy nhiên, trong trường hợp của VIB, lợi ích này không nhiều, vì không còn room cho nhà đầu tư nước ngoài.
Cổ phiếu chuyển sàn có hấp dẫn?
SHB, LPB và VIB là những ngân hàng cấp 2 nhanh nhạy về quy mô tài sản trong hệ thống ngân hàng, với thị phần từ 1,6% đến 3%. VIB có tỷ lệ cho vay bán lẻ cao nhất, chiếm khoảng 80% dư nợ cho vay, tiếp theo là LPB với khoảng 40% và SHB là 21%. Điều này phần nào giải thích cho xếp hạng biên lãi ròng (NIM) của những ngân hàng này, trong đó VIB có NIM là 4%, trong khi LPB là 3% và SHB là 2,4%.
SSI kỳ vọng rằng các ngân hàng này sẽ được hưởng lợi từ môi trường lãi suất thấp và NIM sẽ tiếp tục mở rộng trong các quý tới. Tuy nhiên, LPB gặp nhiều khó khăn hơn do sử dụng nhiều vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn và tiền gửi không kỳ hạn giảm.
Về chất lượng tài sản, theo quan điểm của SSI, SHB và LPB vẫn có một số tài sản nghi ngờ là các khoản vay có vấn đề (SHB) hoặc cho vay nhiều vào các ngành có tính chu kỳ dẫn đến rủi ro tín dụng cao (LPB). Đối với SHB, tổng tài sản xấu ước tính chiếm 53,2% tổng vốn chủ sở hữu và dự phòng. Trong khi đó, các chuyên gia nhận thấy dư nợ cho vay của LPB trong các ngành xây dựng, bất động sản và nhà hàng, khách sạn chiếm gần 30% tổng dư nợ cho vay, hoặc gấp 3 lần vốn chủ sở hữu và dự phòng.
Với điểm chung là tin tức xung quanh việc chuyển sàn từ UPCOM và HNX sang HoSE, cả ba ngân hàng LPB, SHB và VIB đều tăng trưởng vượt thị trường kể từ đầu năm, tương ứng là 80%, 197% và 95% so với cùng kỳ năm trước. Với mức tăng này, LPB vẫn có tiềm năng tăng giá 16,7% và SHB có khả năng tăng 5,9%. Trong khi đó, tiềm năng này thấp hơn ở VIB do cổ phiếu đã hết room cho nhà đầu tư nước ngoài và thị giá đã ở mức tương đối cao.
Trong đó, lợi nhuận của LPB được kỳ vọng sẽ hồi phục từ nửa cuối năm 2020, nhờ tăng trưởng tín dụng ước tính hồi phục trong giai đoạn hậu Covid-19 trong khi tỷ lệ chi phí trên thu nhập cải thiện đáng kể. Đồng thời, việc chuyển sàn từ UPCOM sang HoSE trong tháng 11/2020 sẽ thúc đẩy việc định giá lại.
Trong khi đó, do phụ thuộc nhiều vào kênh tín dụng, đặc biệt là cho vay bán buôn, SHB sẽ nhạy cảm hơn với diễn biến của thị trường. Xu hướng giảm của lãi suất tiếp tục là yếu tố hỗ trợ chính để SHB có thể xử lý các tài sản có vấn đề. Đáng chú ý, SHB huy động vốn chủ yếu từ khách hàng cá nhân (chiếm 68%) và giải ngân phần lớn cho khách hàng doanh nghiệp (chiếm 79%). Sự mất cân đối này thường thể hiện chênh lệch lãi suất hẹp.
Với VIB, tăng trưởng lợi nhuận trước thuế trong 2020 và 2021 dự báo sẽ giảm so với mức tăng trưởng 80% của giai đoạn 2016-2019 do triển vọng của mảng cho vay ô tô bị sụt giảm.
Mở toang room ngoại: Ngân hàng không đồng tình!
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước dự kiến bỏ quyền tự định đoạt tỷ lệ sở hữu cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài (room vốn ngoại) của các doanh nghiệp đại chúng. Theo giới chuyên gia, việc bãi bỏ quyền tự định đoạt room vốn ngoại sẽ làm mất đi mục tiêu lớn của các ngân hàng thương mại trong việc tìm kiếm, tiếp cận các nhà đầu tư dài hạn, chiến lược.
Không như một số ngành khác, room vốn ngoại tại các ngân hàng TMCP tối đa chỉ được 30%. Vì vậy, muốn tìm được đối tác chiến lược, thời gian qua, các ngân hàng phải dùng đến quyền mở, đóng room tại thời điểm thích hợp để có dư địa tìm đối tác đầu tư dài hạn hỗ trợ ngân hàng phát triển và đạt được mức giá chào bán có lợi nhất cho cổ đông.
Đơn cử, mới đây, HDBank vừa công bố khóa room vốn ngoại ở mức 21,5% (hiện nhà đầu tư ngoại đang nắm hơn 21% vốn tại HDBank), nhằm phục vụ kế hoạch với đối tác chiến lược. Tuy nhiên, từ năm 2021, có thể ngân hàng sẽ không còn quyền tự quyết về room ngoại. Quy định trên khiến nhiều ngân hàng thương mại cổ phần hết sức lo lắng. Đại diện MBBank đề nghị, Ban soạn thảo cần bổ sung quy định cho phép Đại hội đồng cổ đông được quyền quyết định tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa tại công ty đại chúng như cũ.
Giải trình về quy định tước quyền định đoạt room vốn ngoại của doanh nghiệp, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho rằng, trong quá trình thực hiện quy định cũ, một số công ty thường xuyên thay đổi room ngoại, ảnh hưởng đến quyền lợi của cổ đông (không thể bán cổ phiếu cho nhà đầu tư nước ngoài), không bình đẳng giữa các công ty, ảnh hưởng đến tính minh bạch, tính thanh khoản của cổ phiếu...
"Mở toang" room: không phù hợp với ngành nhạy cảm
Theo Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, ngân hàng là ngành đặc thù, các quy định pháp luật hiện hành cũng chỉ đưa ra các tỷ lệ nắm giữ của nhà đầu tư nước ngoài tối đa không vượt qua một tỷ lệ nhất định, chứ không quy định tỷ lệ này là cố định. Theo đó, các ngân hàng thương mại có quyền quyết định tỷ lệ nhất định trong mức room ngoại tối đa được Nhà nước quy định.
Việc bãi bỏ quyền tự định đoạt room vốn ngoại của doanh nghiệp sẽ giúp nhà đầu tư ngoại tự do mua bán ngắn hạn, lướt sóng cổ phiếu ngân hàng, giúp thanh khoản tốt hơn, song lại làm mất đi mục tiêu lớn của các ngân hàng thương mại trong việc tìm kiếm, tiếp cận các nhà đầu tư dài hạn, chiến lược.
Thực tế, room ngoại thời gian qua đã được các ngân hàng tận dụng rất tốt trong tìm kiếm đối tác chiến lược có thể hỗ trợ về chiến lược, quản trị, vốn, giúp triển khai các chiến lược dài hạn của ngân hàng. "Việc có quá nhiều nhà đầu tư nước ngoài là nhà đầu tư ngắn hạn trên thị trường là cổ đông của ngân hàng có thể gây tác động tiêu cực đến quản trị, thay đổi định hướng phát triển hoặc gây bất ổn định đến cơ cấu cổ đông, quản trị điều hành của ngân hàng", Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cảnh báo. Đồng tình với ý kiến này, TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia ngân hàng cho rằng, Chính phủ quy định room ngoại của ngân hàng tối đa là 30%, chứ không có quy định nào bắt buộc phải mở hết room 30% này. Dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán yêu cầu tất cả ngân hàng phải "mở toang" hết room này là không hợp lý.
"Quy định này vi phạm quyền tự quyết của doanh nghiệp, ngân hàng. Hơn nữa, ngân hàng là ngành nhạy cảm, cổ đông nước ngoài cần được chọn lọc kỹ càng, được cơ quan quản lý phê duyệt nhằm tránh ảnh hưởng đến an ninh tài chính quốc gia. Việc "mở toang" room 30% có thể khiến việc kiểm soát cổ đông lớn có yếu tố nước ngoài trở nên khó khăn", TS. Hiếu nói.
SeABank sắp phát hành cổ phiếu tăng vốn lên hơn 12.000 tỷ đồng HĐQT Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) vừa thông qua thời gian thực hiện phương án tăng vốn điều lệ từ 9,369 tỷ đồng lên 12.088 tỷ đồng. Theo đó, thời điểm chốt danh sách cổ đông hiện hữu hưởng quyền nhận cổ tức bằng cổ phiếu và quyền mua cổ phiếu phát hành thêm là ngày 21/9, thời gian phát hành...