Cổ phiếu lao dốc, VRC lấy ý kiến cổ đông về việc mua cổ phiếu quỹ, chấp thuận cho Happy Land mua từ 25% vốn cổ phần
Bên cạnh đó VRC cũng trình phương án đảm bảo cho đợt phát hành trái phiếu của công ty con ADEC được thành công.
CTCP Bất động sản và đầu tư VRC (mã chứng khoán VRC) công bố tài liệu lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản. Danh sách cổ đông đã được chốt ngày 4/2/2020.
Nội dung lấy ý kiến cổ đông là trình phương án mua lại cổ phiếu quỹ, bầu bổ sung Thành viên HĐQT, chấp thuận cho Happy Land mua thêm cổ phần, và đưa cổ phần của Đóng Tàu Mỹ Xuân đi cầm cố để đảm bảo cho đợt phát hành trái phiếu của ADEC.
Mua lại cổ phiếu quỹ
Theo giải trình, do yếu tố khách quan từ cung cầu thị trường khiến cho diễn biến giá cổ phiếu của công ty trong thời gian qua không được thuận lợi, giá cổ phiếu đang ở mức thấp hơn giá trị hợp lý. Vì vậy HĐQT công ty trình phương án mua lại cổ phiếu làm cổ phiếu quỹ.
Số lượng đăng ký mua tối đa 20% lượng cổ phiếu đang lưu hành. Nguồn vốn mua vào lấy từ thặng dư vốn cổ phần, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối theo BCTC công ty mẹ soát xét tại ngày 30/6/2019.
Trên thị trường cổ phiếu VRC đã bất ngờ có 19 phiên giảm sàn liên tiếp đẩy giá cổ phiếu từ quanh mức 25.000 đồng/cổ phiếu xuống xấp xỉ 6.000 đồng/cổ phiếu như hiện nay.
Video đang HOT
Diễn biến giá cổ phiếu VRC trong 1 năm gần đây.
Kết quả kinh doanh năm 2019 cũng thuận lợi khi doanh thu cả năm đạt hơn 10,6 tỷ đồng, giảm 71% so với cùng kỳ còn lợi nhuận sau thuế cũng cg=hỉ đạt 25 tỷ đồng, bằng 1/11 lợi nhuận đạt được năm 2018.
Nguyên nhân lợi nhuận giảm, ngoài giảm doanh thu còn do doanh thu tài chính giảm mạnh từ 354 tỷ đồng xuống còn hơn 32 tỷ đồng – chủ yếu do lãi từ các khoản chuyển nhượng đầu tư giảm sút.
Bầu bổ sung Thành viên HĐQT
Bên cạnh đó VRC cũng trình phương án bầu bổ sung 1 người vào Hội đồng quản trị nhiệm kỳ 2019-2023. Người được đề cửa là ông Phan Chiêu Anh, sinh năm 1967, là Cử nhân Luật kinh doanh.
Để Happy Land mua nâng tỷ lệ sở hữu từ 25% trở lên
HĐQT cũng trình Đại hội cổ đông thông qua việc chấp thuận cho CTCP Đầu tư Happy Land mua cổ phần dẫn tới sở hữu từ 25% trở lên tổng số cổ phiếu có quyền biểu quyết đang lưu hành của công ty VRC mà không phải thực hiện chào mua công khai.
Cầm cố cổ phần Cảng Mỹ Xuân
Cùng với đó HĐQT của VRC cũng trình phương án đưa cổ phần của CTCP Đóng tàu và Dịch vụ Cảng Mỹ Xuân đi cầm cố/thế chấp nhằm đảm bảo cho sự thành công của đợt phát hành trái phiếu ADEC.
Cụ thể, CTCP ADEC là công ty con do VRC sở hữu 54,33% vốn điều lệ (số liệu tính đến hết năm 2019). Theo báo cáo, VRC sẽ mang tối đa gần 9,87 triệu cổ phần của Đóng Tàu Mỹ Xuân đi cầm cố/thế chấp (tương ứng 41,1% vốn điều lệ).
BCTC quý 4/2019 thể hiện, tính đến 31/12/2019 VRC đã nâng lượng sở hữu tại Đóng Tàu mỹ Xuân lên 46%.
Mai Nguyễn
Theo Trí thức trẻ
Có giá tới 485.000 đồng/cp, hệ thống bán lẻ Con Cưng được định giá hơn 1.300 tỷ đồng, gần bằng FPT Retail
Con Cưng là một trong những hệ thống có quy mô lớn nhất trong lĩnh vực bán lẻ sản phẩm dành cho mẹ và bé với 462 cửa hàng, bao gồm cả 3 chuỗi là Con Cưng, ToyCity và CF (Con Cưng Fashion).
CTCP Đầu tư Con Cưng - công ty mẹ của hệ thống cửa hàng bán lẻ đồ dùng cho mẹ và bé Con Cưng - mới đây đã hoàn tất phát hành 41 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi. Trái phiếu phát hành ngày 17/1/2020, có kỳ hạn 1 năm và lãi suất 8%/năm.
Đáng chú ý nhất là mức giá chuyển đổi lên tới 484.629 đồng/cp. Nếu chuyển đổi toàn bộ lượng trái phiếu trên thành cổ phiếu thì vốn điều lệ của Con Cưng Investment sẽ tăng từ mức hiện tại 26,25 tỷ đồng lên hơn 27 tỷ đồng.
Mức giá trên tương ứng với việc định giá Con Cưng Investment lên tới hơn 1.300 tỷ đồng, bằng 87% so với vốn hóa thị trường 1.500 tỷ đồng của FPT Retail dù cho doanh số và lợi nhuận của Con Cưng đang kém xa.
Năm 2019, FPT Retail đạt gần 17.000 tỷ đồng doanh thu và 200 tỷ đồng LNST. Tuy vậy trong khi Con Cưng là doanh nghiệp dẫn đầu phân khúc và đang duy trì tốc độ tăng trưởng cao thì FPT Retail lại đang "đau đầu" tìm động lực tăng trưởng mới khi ngành IT đang bão hòa. Hiện cổ phiếu FPT Retail đã mất tới 3/4 giá trị so với khi niêm yết vào tháng 4/2018.
Trước đợt phát hành trái phiếu chuyển đổi này, các cổ đông chính của Con Cưng Investment gồm có ông Nguyễn Quốc Minh và Lưu Anh Tiến, chủ tịch Seedcom Đinh Anh Huân và các quỹ đầu tư như Asia Design Company Limited (Lombard), SSIAM, Daiwa-SSIAM Vietnam Growth Fund II...
SSIAM đang nắm giữ 163.960 cổ phiếu với tổng giá trị đầu tư là 28,1 tỷ đồng, tương ứng giá mua hơn 171.000 đồng/cp.
Thị trường bán lẻ các sản phẩm dành riêng cho mẹ bầu và em bé hiện tại có một số cái tên đáng chú ý như Bibomart, Kids Plaza, Con Cưng, Shoptretho... Trong đó Con Cưng là một trong những hệ thống có quy mô lớn nhất với 462 cửa hàng, bao gồm cả 3 chuỗi là Con Cưng, ToyCity và CF (Con Cưng Fashion).
Năm 2018, doanh thu của Con Cưng Investment tăng 70% lên 1.566 tỷ đồng và nửa đầu năm 2019 tăng 37% lên 1.032 tỷ đồng. Tuy nhiên gánh nặng chi phí lãi vay và việc đẩy mạnh mở rộng hệ thống khiến chi phí bán hàng tăng vọt lên 255 tỷ (tăng 46,8% cùng kỳ năm trước) đã khiến cho lợi nhuận nửa đầu 2019 của Con Cưng chỉ còn 1,2 tỷ đồng, giảm 84% cùng kỳ năm trước.
Trước đợt phát hành trái phiếu chuyển đổi mới đây, Con Cưng Investment còn phát hành 98 tỷ đồng trái phiếu không chuyển đổi kỳ hạn 18 tháng vào cuối tháng 6/2019.
Trương Lương
Theo Trí thức trẻ
Lịch sự kiện và tin vắn chứng khoán ngày 17/02 Tổng hợp toàn bộ tin vắn nổi bật liên quan đến doanh nghiệp niêm yết trên hai sàn chứng khoán Tin doanh nghiệp GTN - Công ty cổ phần GTN Foods - Năm 2020 GTN Foods đặt mục tiêu doanh thu thuần là 2.909 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 159 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 99 tỷ đồng. Theo kết quả...