Cổ phiếu kỳ lạ: Hapaco tăng trần 12 phiên liên tiếp vẫn dưới mệnh giá
Mã HAP của Hapaco tăng trần liên tiếp song vẫn dưới mệnh giá khiến nhà đầu tư chùn tay.
Trong bối cảnh dịch COVID-19 bùng phát, ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế, khiến phần lớn mã chứng khoán trên thị trường giảm điểm thì việc mã HAP của Công ty cổ phần Tập đoàn Hapaco (Hapaco) liên tục tăng sốc khiến nhà đầu tư chú ý. Theo đó, lúc 10h40 sáng 24/8, trên sàn chứng khoán, mã HAP đang giao dịch mức 7.240 đồng/ cổ phiếu, tăng 6,94%, tương đương mỗi cổ phiếu thêm 470 đồng.
Nhà máy giấy KRAFT Hải Phòng của Hapaco Group. (Ảnh: Hapaco)
Chốt ngày giao dịch cuối tuần 21/8, cổ phiếu Hapaco đứng mức 6.770 đồng/cổ phiếu, tăng trần 6,95%. Đáng chú ý, thanh khoản phiên giao dịch này cũng kỷ lục hơn 6 triệu cổ phiếu.
Quan sát diễn biến thị trường có thể thấy mã cổ phiếu Hapaco tăng trần liên tục từ 6/8 với 12 phiên liên tiếp. Trong 12 ngày giao dịch tính từ 6/8, mã HAP tăng 121,9%, tương đương mỗi cổ phiếu thêm 3.720 đồng. Với hơn 55,4 triệu cổ phiếu đang lưu hành, vốn hoá thị trường Hapaco tăng thêm hơn 206 tỷ đồng.
Tuy nhiên, cổ phiếu Hapaco dù tăng trần liên tục vẫn dưới mệnh giá, trong khi các yếu tố làm động lực tăng trưởng không rõ ràng khiến nhà đầu tư lo lắng.
Giải trình về việc cổ phiếu liên tục tăng trần, Hapaco khẳng định “không có sự tác động đến giá giao dịch”, mà do cung cầu thị trường và quyết định mua bán cổ phiếu do các nhà đầu tư quyết định nằm ngoài kiểm soát của Hapaco.
Video đang HOT
Hapaco cho biết thêm rằng mọi hoạt động của tập đoàn vẫn đang ổn định, tạo lợi nhuận cho cổ đông và trả cổ tức hàng năm đầy đủ cho cổ đông.
Hapaco tiền thân là Xí nghiệp Giấy bìa Đồng Tiến, thành lập từ 1960, giao dịch trên sàn chứng khoán lần đầu năm 2000. Năm 2019, Happaco đạt doanh thu 377 tỷ đồng, giảm 21% và lợi nhuận trước thuế 25,5 tỷ đồng giảm 39% so cùng kỳ.
Hơn 300 mã giảm sàn, chứng khoán lần thứ 2 giảm mạnh nhất 19 năm
Với 363 mã giảm điểm, trong đó 193 mã giảm sàn, chỉ số VN-Index trên sàn TP.HCM phiên hôm nay (23/3) đã giảm hơn 6%, mạnh thứ 2 trong 19 năm gần nhất, chỉ sau phiên 9/3 trước đó.
675/851 cổ phiếu giảm điểm, 310 mã trong số đó giảm kịch biên độ là những con số cho thấy thị trường chứng khoán trong nước vừa trải qua phiên giảm mạnh thứ 2 trong vòng 19 năm qua (kể từ năm 2001). Đà giảm trong ngày hôm nay chỉ xếp sau phiên 9/3 trước đó khi VN-Index mất 6,3% giá trị một ngày.
Trong phiên giao dịch ngày 9/3, VN-Index mất 56 điểm (tương đương 6,3%) giảm xuống mốc 835 điểm.
Chốt phiên giao dịch hôm nay (23/3), chỉ số VN-Index một lần nữa rơi 43,14 điểm (tương đương 6,08% quy mô thị trường hiện tại) đóng cửa ở mức 666,59 điểm, thấp nhất kể từ tháng 12/2016.
Tính từ đầu năm 2020 đến nay, chỉ số chứng khoán lớn nhất thị trường trong nước đã giảm xấp xỉ 300 điểm, tương đương trên 31%. Trong đó, đà giảm chủ yếu đến trong 1 tháng gần nhất, với gần 28,6% giá trị thị trường.
Thị trường chứng khoán tiếp tục có phiên giảm mạnh trên 6% lần thứ 2 kể từ năm 2001. Ảnh: Việt Đức.
Trên sàn HOSE hôm nay ghi nhận 363/424 cổ phiếu giảm điểm, trong đó có 193 mã giảm sàn.
Trong nhóm 10 cổ phiếu vốn hóa lớn nhất sàn này, duy nhất MSN giữ được giá tham chiếu đầu ngày, còn lại 9/10 mã đều giảm kịch biên độ.
Cổ phiếu vốn hóa lớn nhất thị trường hiện này là VIC (Vingroup) đã giảm 5.700 đồng (6,91%) hôm nay, hiện còn 76.800 đồng/cổ phiếu; VHM (Vinhomes) giảm 4.400 đồng (6,9%) còn 59.400 đồng/cổ phiếu. Tính trong 1 tháng gần nhất, bộ đôi cổ phiếu họ "Vin" này đã mất xấp xỉ 30% giá trị. Tương tự, cả VNM (Vinamilk); VCB (Vietcombank); GAS (Tổng công ty Khí Việt Nam); SAB (Sabeco)... đều giảm kịch biên độ hôm nay.
Các chỉ số thị trường chứng khoán ngày 23/3. Nguồn: FireAnt.
Trong rổ VN30, ngoài MSN đứng giá và EIB (Eximbank), NVL (Novaland) tăng giá do được giải cứu vào cuối phiên thì 27/30 mã còn lại cũng giảm sàn.
Điều này khiến chỉ số VN30 hôm nay cũng đã giảm 40,84 điểm (6,06%). Đáng chú ý, 4 chỉ số đo hợp đồng tương lai của VN30 cũng giảm kịch biên độ.
Diễn biến tương tự cũng diễn ra trên sàn Hà Nội, khi cả chỉ số HNX-Index và UPCoM-Index hôm nay đều đóng cửa giảm lần lượt 5,24% và 4,58%.
Trong khi VN-Index về vùng thấp nhất 3 năm thì HNX-Index cũng giảm xuống vùng thấp nhất kể từ 5/2017.
Hầu hết nhóm cổ phiếu theo ngành hôm nay đều giảm sàn. Nhóm ngân hàng với 17 mã thì có tới 15 mã giảm điểm, gồm 9 mã giảm sàn. Trong đó, nhóm giảm sàn đều là cổ phiếu vốn hóa lớn nhất như VCB (Vietcombank), CTG (Vietinbank), BID (BIDV), VPB (VPBank), TCB (Techcombank), MBB (MBBank), hay STB (Sacombnank)...
Tương tự, 5 cổ phiếu lớn nhất thị trường đều giảm sàn phiên hôm nay bao gồm SSI (Chứng khoán SSI), HCM (Chứng khoán TP.HCM), VCI (Chứng khoán Bản Việt), VND (Chứng khoán VNDirect), và SHS (Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội). Ngoài ra, cả FTS (Chứng khoán FPT), IVS (Chứng khoán Đầu tư Việt Nam) cũng giảm kịch biên độ.
Cổ phiếu ngành hàng không ghi nhận HVN (Vietnam Airlines), VJC (Vietjet Air) và AST giảm sàn.
Thống kê trên thị trường, 5 mã cổ phiếu tác động tiêu cực đến VN-Index nhất hôm nay là VIC, VCB, VHM, VNM và BID. Riêng nhóm 5 cổ phiếu này đã đóng góp hơn 3 điểm % trong tổng số hơn 6 điểm % giảm ngày hôm nay.
Trên sàn HNX, nhóm 5 cổ phiếu tác động tiêu cực nhất ngày bao gồm ACB (Ngân hàng Á Châu), VCS (Vicostone), PVS (Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam), SHB (Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội) và VIF (Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam) đóng góp gần 3 điểm % trên tổng số 5,24 điểm % giảm.
Cũng trong ngày hôm nay, khối ngoại tiếp tục bán ròng trên cả 3 sàn với tổng giá trị bán ròng trên 416 tỷ đồng.
Viettel Post báo lãi ròng 380 tỷ đồng sau kiểm toán Tổng CTCP Bưu chính Viettel (Viettel Post) vừa công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2019 với doanh thu thuần 7.811 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 380 tỷ đồng - mức cao nhất trong lịch sử của Viettel Post. Các kết quả này lần lượt tăng 59% và 36% so với năm 2018, hoàn thành kế hoạch mà...