Cổ phiếu ITS khó leo qua mệnh giá
Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại và Dịch vụ Vinacomin- Itasco (UPCoM: ITS) từng có nhiều nghi vấn về chuyển nhượng cổ phần không minh bạch.
Cổ phiếu ITS chỉ còn 3.400 đồng/cổ phiếu trong phiên ngày 18/11/2019
ITS từng là chủ đầu tư triển khai dự án tuyến cáp treo và khu dịch vụ nối cụm di tích chùa Ngọa Vân – Yên Tử (Đông Triều, Quảng Ninh), nhưng sau đó lại chuyển đổi sang cho đối tác khác là Công ty Cáp treo Tâm Đức. Trước đây, ITS từng tốn không ít giấy mực của nhiều cơ quan truyền thông về rất nhiều câu chuyện khác nhau, trong đó có câu chuyện về tính minh bạch của công ty.
Theo thông tin công bố của ITS, thì đến ngày 01/02/2017 ITS nắm giữ 29,2% vốn của Công ty Dịch vụ Cáp treo Tâm Đức. Tuy nhiên, theo báo cáo tài chính bán niên 2019, tại ngày 11/1/2019 Công ty đã chuyển nhượng toàn bộ phần vốn tại Công ty Dịch vụ cáp treo Tâm Đức.
Ông Nguyễn Thanh Hải- Nhà đầu tư trên sàn ACBS, cho biết Nghị định 32/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 91/2015/NĐ-CP đã bổ sung quy định phương thức thực hiện chuyển nhượng vốn nhà nước tại công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên. Theo đó, việc chuyển nhượng vốn tại công ty cổ phần đã niêm yết hoặc đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán theo các phương thức giao dịch cổ phiếu trên hệ thống giao dịch của thị trường chứng khoán.
Cụ thể, khi chuyển nhượng vốn thông qua chuyển nhượng cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán, đơn vị đại diện chủ sở hữu gửi các văn bản đến Sở Giao dịch chứng khoán để thực hiện công bố thông tin về giao dịch cổ phiếu chuyển nhượng vốn. Việc chuyển khoản để thanh toán các giao dịch mua, bán cổ phiếu, chuyển quyền sở hữu cổ phiếu được thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán.
Khi chuyển nhượng vốn tại công ty cổ phần đã niêm yết hoặc đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán nhưng không thực hiện trên sàn giao dịch chứng khoán thì thực hiện theo thứ tự phương thức đấu giá công khai, chào bán cạnh tranh, thỏa thuận (thực hiện giao dịch ngoài sàn).
Video đang HOT
Tuy nhiên cho đến thời điểm này, việc chuyển nhượng cổ phần của ITS tại Công ty Dịch vụ cáp treo Tâm Đức mới chỉ dừng lại ở việc phản ánh ở báo cáo tài chính, các cơ quan hữu quan cũng chưa có chế tài nào xử lý việc không công bố thông tin của ITS.
Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý 3/2019, ITS đạt doanh thu 199 tỷ đồng, giảm 4,2% so với cùng kỳ năm ngoái, và lợi nhuận sau thuế âm 67 triệu đồng. Lũy kế 9 tháng đầu năm 2019, ITS đạt doanh thu 575 tỷ, tăng 13% và lợi nhuận sau thuế chỉ đạt 3,2 triệu đồng, giảm 99% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo Nghị quyết của Hội đồng thành viên Tập đoàn Vinacomin, ITS không còn là Công ty con của Tập đoàn này. Ngay sau đó, công ty đã phát hành riêng lẻ 3,6 triệu cổ phần để giảm tỷ lệ sở hữu của Tập đoàn Vinacomin từ 36% xuống còn 28%.
Theo đề án tái cơ cấu Tập đoàn Vinacomin, ITS nằm trong số các doanh nghiệp mà Nhà nước dự kiến sẽ thoái toàn bộ vốn. Từ năm 2015 đến nay, ITS đã tái cơ cấu doanh nghiệp, thoái vốn tại nhiều công ty liên kết và bán Dự án đầu tư Khu nhà ở thấp tầng tại đường Nguyễn Tuân nhưng kết quả ra sao không thấy công bố (ITS sở hữu 6.000 m2 đất ở đường Nguyễn Tuân). Tính đến nay, tổng nợ của ITS là 677,5 tỷ đồng, trong khi vốn chủ sở hữu chỉ ở mức 175,2 tỷ đồng.
Tính đến phiên giao dịch ngày 18/11, cổ phiếu ITS tăng 6,25%, đóng cửa ở mức 3.400 đồng/cp, cách xa khá nhiều mệnh giá, với khối lượng giao dịch chỉ 100 đơn vị.
Nhiều chuyên gia cho rằng, với tình hình sản xuất kinh doanh bết bát, cổ phiếu ITS sẽ khó có cơ hội tăng vượt qua mệnh giá trong thời gian tới.
Dương Thuỳ
Theo enternews.vn
Các "ông lớn" Nhà nước nợ khó đòi hàng chục nghìn tỷ
Theo báo cáo của Chính phủ, nợ phải thu khó đòi của các "ông lớn" Nhà nước lên tới hàng chục nghìn tỷ, tập trung tại một số cái tên như: Viettel, VNPT, Vinacomin, EVN...
Chính phủ vừa trình Quốc hội Báo cáo về hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp trong phạm vi toàn quốc và việc quản lý, sử dụng Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp năm 2018.
Theo báo cáo, nhìn chung hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) đều đạt mục tiêu tăng trưởng, góp phần phát triển kinh tế, tăng thu ngân sách nhà nước, giải quyết việc làm cho người lao động.
Tuy nhiên, hiệu quả sản xuất kinh doanh và đóng góp của một số DNN còn thấp, chưa tương xứng với nguồn lực Nhà nước đầu tư; một số dự án của DNNN còn thua lỗ, thất thoát vốn lớn.
Công tác cổ phần hóa DNNN còn chậm, do đó ảnh hưởng đến đổi mới công tác quản trị doanh nghiệp cũng như hạn chế kênh huy động vốn trên thị trường chứng khoán...
Nợ khó đòi ở Mobifone ở mức hơn 600 tỷ đồng. Ảnh minh hoạ.
Cụ thể, tổng tài sản của các DNNN là 2.937.871 tỷ đồng, tăng 2% so với thực hiện năm 2017. Tỷ trọng tài sản cố định bình quân chiếm 39% tổng tài sản.
Vốn chủ sở hữu của các DNNN là 1.368.867 tỷ đồng, tăng 5% so với thực hiện năm 2017. Khối các TĐ, TCT, Công ty mẹ - con là 1.218.898 tỷ đồng, tăng 4%, chiếm 89% tổng vốn sở hữu.
Tổng doanh thu của các DNNN đạt 1.559.097 tỷ đồng, tăng 9% so với thực hiện năm 2017. Lãi phát sinh trước thuế đạt 165.752 tỷ đồng, tăng 3% so với năm trước.
Về các khoản phải thu, báo cáo hợp nhất của các TĐ,TCT cho biết có tổng các khoản phải thu là 324.358 tỷ đồng, tăng 4% so với thực hiện năm 2017. Đáng chú ý, nợ phải thu khó đòi là 12.277 tỷ đồng tăng 2% so với thực hiện năm 2017, chiếm 2% tổng số nợ phải thu.
Nợ phải thu khó đòi tập trung ở các "ông lớn" là TĐ Viễn thông quân đội (1.413 tỷ đồng); TCT Viễn thông Mobifone (605 tỷ đồng); TĐ Bưu chính viễn thông Việt Nam (493 tỷ đồng); TĐ Công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam (385 tỷ đồng); TCT Thương mại Sài Gòn (362 tỷ đồng); TCT Cà phê Việt Nam (361 tỷ đồng); TĐ Điện lực Việt Nam (355 tỷ đồng); TĐ Hóa chất Việt Nam (298 tỷ đồng); TCT 15 (284 tỷ đồng); TCT Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị (244 tỷ đồng); TCT Công nghiệp Xi măng Việt Nam (208 tỷ đồng)...
Nợ khó đòi của tập đoàn Viettel ở mức hơn 1.400 tỷ đồng. Ảnh minh hoạ.
Báo cáo của Công ty mẹ, tổng các khoản phải thu là 388.965 tỷ đồng, giảm 6% so với năm 2017. Trong đó, nợ phải thu khó đòi là 16.543 tỷ đồng, tăng 2,29 lần so với thực hiện năm 2017, chiếm 1% tổng số nợ phải thu. Cụ thể:
Công ty mẹ - TĐ Hóa chất Việt Nam (10.082 tỷ đồng), đã trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi theo quy định là 861 tỷ đồng;
Công ty mẹ - TĐ Viễn thông quân đội (1.063 tỷ đồng); Công ty mẹ - TCT Viễn thông Mobifone (603 tỷ đồng) chủ yếu là nợ cước viễn thông của khách hàng sử dụng dịch vụ viễn thông trả sau;
Công ty mẹ - TCT Thương mại Sài Gòn (321 tỷ đồng); Công ty mẹ - TCT Cà phê VN (288 tỷ đồng); Công ty mẹ - TĐ Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam (259 tỷ đồng); Công ty mẹ - Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị (240 tỷ đồng)...
Cũng theo báo cáo, các TĐ,TCT hiện đã thực hiện trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi theo số liệu báo cáo hợp nhất là 12.993 tỷ đồng (Công ty mẹ: 8.239 tỷ đồng).
Theo Thoidai.com.vn
Roxy Việt Nam lỗ lũy kế, đèo bòng nợ, cổ đông thoái vốn... sống sót thế nào? Mặc dù tọa lạc ở vị trí "đất vàng" của Hà Nội, nhưng hiện nay nhiều khách sạn cỡ "bự" đang hoạt động với tình trạng không mấy hiệu quả, hoặc bị thua lỗ, điển hình là Movenpick (số 83A phố Lý Thường Kiệt, quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội) do Công ty CP Roxy Việt Nam làm chủ đầu tư. Roxy Việt...