Cổ phiếu Hưng Thịnh Incons tăng kịch trần ngày chào sàn
25 triệu cổ phiếu của Công ty cổ phần Hưng Thịnh Incons đã chính thức niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM. Ngày đầu chào sàn, giá cổ phiếu doanh nghiệp này đã tăng hết biên độ.
Ngày 12/11, Công ty cổ phần Hưng Thịnh Incons (mã chứng khoán: HTN) đã chính thức niêm yết 25 triệu cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM. Trong ngày chào sàn, mã này tăng kịch trần.
Có mức giá tham chiếu là 23.300 đồng/CP, trong phiên giao dịch đầu tiên ngày chào sàn, giá cổ phiếu HTN đã tăng kịch trần, đạt mức 27.950 đồng/CP. Nếu xét theo mức giá tham chiếu, vốn hoá của Hưng Thịnh Incons đạt 582,5 tỷ đồng.
Hưng Thịnh Incons là công ty chuyên về lĩnh vực xây dựng của Hưng Thịnh Corp.
Hưng Thịnh Incons là công ty con chuyên về lĩnh vực xây dựng của Công ty cổ phần đầu tư kinh doanh địa ốc Hưng Thịnh (Hưng Thịnh Corp). Công ty có vốn điều lệ 250 tỷ đồng, trong đó Hưng Thịnh Corp nắm giữ 25%, Hưng Thịnh Land nắm 24%, các thành viên lãnh đạo công ty sở hữu gần 18% và còn lại là của hơn 300 cổ đông khác.
Theo ông Nguyễn Đình Trung, Chủ tịch HĐQT Hưng Thịnh Incons, công ty không chỉ thực hiện những dự án của Hưng Thịnh Corp mà còn làm tổng thầu của nhiều dự án công ty mẹ liên doanh, hợp tác với các đối tác quốc tế. Trong tương lai không xa, Hưng Thịnh Corp cũng sẽ chọn một công ty thành viên chuyên về hoạt động bất động sản lên sàn.
Video đang HOT
9 tháng đầu năm 2018, doanh thu của Hưng Thịnh Incons đạt 2.590 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 114,5 tỷ đồng. Theo kế hoạch, năm 2018 Hưng Thịnh Incons đặt mục tiêu 4.054 tỷ đồng doanh thu và 180 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế.
Phương Nam
Theo infonet.vn
Bát nháo thị trường bất động sản Quảng Nam - Đà Nẵng
Do nhu cầu mua, đầu tư, đầu cơ bất động sản Đà Nẵng - Quảng Nam.. rất cao mà nhiều dự án đã làm ẩu, cò đất thực hiện nhiều chiêu trò thổi giá khiến thị trường loạn nhịp.
Mới đây, dư luận xôn xao trước việc một công văn giả mạo chủ trương của UBND TP Đà Nẵng về việc đầu tư xây dựng đối với công trình cầu nối từ đường Bùi Tá Hán qua Khu đô thị sinh thái Hòa Xuân (quận Cẩm Lệ).
Theo các chuyên gia bất động sản, đây là một chiêu trò trong kinh doanh và được toan tính từ trước nhằm thổi giá bất động sản vùng hưởng lợi từ cây cầu. Sự việc đang được UBND TP Đà Nẵng chỉ đạo cơ quan công an điều tra.
Trước vụ việc này, cò bất động sản làm mưa làm gió khi tạo nên cơn sốt ở Hòa Liên, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng. Khi đó, mỗi lô đất có giá từ 600-800 triệu đồng được "thổi" lên đến hàng tỷ đồng chỉ trong vài giờ giao dịch.
Tình trạng bán đất khi chưa có giá đất quy định, chưa hoàn thiện pháp lý... tiềm ẩn hệ lụy cho nền bất động sản
Cũng chính vì nhu cầu mua, đầu tư, đầu cơ bất động sản Đà Nẵng, Quảng Nam.. rất cao mà nhiều dự án đã làm ẩu, bán đất khi chưa hoàn tất mọi thủ tục pháp lý. Đặc biệt là tình trạng bán đất khi chưa được định giá tiền sử dụng đất của cơ quan có thẩm quyền dẫn đến tình trạng chủ đầu tư và sàn giao dịch "bẻ kèo", trở mặt với nhau. Nhiều hệ lụy xảy ra, nhiều tranh chấp dai dẳng ảnh hưởng đến môi trường kinh tế chung. Mà vùng Nam Đà Nẵng (quận Cẩm Lệ, Ngũ Hành Sơn thuộc TP.Đà Nẵng và thị xã Điện Bàn thuộc tỉnh Quảng Nam) là một minh chứng rõ nét.
Ông Đinh Phúc Nam, Phó Chủ tịch UBND xã Điện Dương, thị xã Điện Bàn lắc đầu cho biết, chỉ riêng trên địa bàn xã có hàng chục dự án bất động sản. Nhưng quá nửa trong số này là dự án treo, dự án chậm triển khai.
"Người dân khổ, nhà cửa hư hỏng nhưng không thể sửa chữa; còn chính quyền cũng rất khó khăn quản lý", ông Nam nói.
Cũng theo vị này, nhiều dự bất động sản dạng bán đất nền làm rất ẩu. Thông thường đền bù, giải tỏa thực hiện đầy đủ thủ tục pháp lý, đầu tư hạ tầng toàn diện xong mới được bán dự án, nhưng các chủ đầu chỉ vừa nhận chủ trương giao đất của UBND tỉnh Quảng Nam đã ồ ạt bán đất trên giấy.
Hệ lụy tạo ra không chỉ là làm phức tạp thêm công tác quản lý của các cơ quan chức năng mà còn khiến thị trường bất động sản hỗn loạn.
Theo các nhà nghiên cứu bất động sản, chính việc bán đất trên giấy, bán đất khi chưa có quy định về giá của cơ quan thẩm quyền đã xảy ra tình trạng chủ dự án bẻ kèo với các sàn giao dịch bất động sản. Cụ thể, chủ đầu tư bán đất khi chưa có giá của cơ quan chức năng. Ví dụ như họ bán ra cho sàn giao dịch 4 triệu đồng/ 1 m2. Sàn giao dịch bán ra 8-10 triệu đồng/m2...Khi đến tay người sử dụng thực sự có thể lên đến 12-14 triệu đồng/m2. Tất nhiên những giao dịch là trên giấy vì đất thực sự chưa được cho phép bán. Sau khi bán sạch đất, thu tiền thì chủ đầu tư nhận giá đất của cơ quan chức năng ban hành, nhưng mức giá này cao quá, gần mức giá mà chủ đầu tư bán ra nên họ biết sẽ lỗ nặng. Từ đó, họ bẻ kèo sàn giao dịch. Người thiệt cuối cùng là người mua.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, mới đây nhất là chủ đầu tư dự án phân khu 1 xã Điện Dương công ty TNHH Hoàng Tiên đã bẻ kèo công ty Bất động sản First Real vì việc này. Dự án này vốn được chào bán từ năm 2016 khi chưa đủ các thủ tục pháp lý.
Ông Trần Văn Cường, Phó Tổng Giám đốc VN Đà Thành (chủ đầu nhiều dự án bất động sản Nam Đà Nẵng) cho biết, lâu nay có tình trạng nhiều chủ đầu tư ôm đồm loạt dự án. "Việc chưa có giá đất cuối cùng của cơ quan chức năng, chưa thực hiện pháp lý mà bán đất sẽ tạo ra hệ lụy xấu cho nền bất động sản", ông Cường nói.
Bên cạnh những dự án làm ẩu, nhiều dự án bất động sản Quảng Nam, Đà Nẵng thực hiện rất tốt các chủ trương. Phải kể đến như công ty TNHH Xây dựng, Thương mại và Dịch vụ An Dương, chủ đầu tư các dự án khu đô thị Đại Dương Xanh; khu đô thị Coco Riverside; khu dân cư Đô thị điện thắng trung; khu đô thị Phú Thịnh.
Nhâm Thân
Theo antt.vn
Luật Chứng khoán: Doanh nghiệp thích ứng hơn với thông lệ quốc tế Sau hơn một thập kỷ, Luật Chứng khoán ra đời năm 2006 và sửa đổi năm 2011 đã phát huy tính hiệu quả và góp phần xây dựng, phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam ngày càng lớn mạnh. Tuy nhiên, trong bối cảnh mới Luật cần thiết phải sửa đổi những khung khổ pháp lý cho phù hợp đồng thời tạo...