Cổ phiếu HPG xuống đáy, tỷ phú Trần Đình Long bốc hơi 1.400 tỷ
Trong khi VnIndex kết thúc phiên giao dịch ngày 19.12 với mức giảm 8,01 điểm (0,86%) xuống còn 919,24 điểm thì cổ phiếu HPG chạm đáy của năm 2018 đã khiến tài sản trên sàn chứng khoán của tỷ phú Trần Đình Long chỉ còn 11.332,25 tỷ đồng, giảm khoảng 1.400 tỷ đồng chỉ sau 3 phiên giao dịch.
Cổ phiếu HPG về đáy của năm, tỷ phú Trần Đình Long “bốc hơi” 1.400 tỷ đồng
Bất chấp mức phục hồi nhẹ của phố Wall đêm qua, chỉ sau ít phút đầu phiên giao dịch ngày 19.12, chỉ số VnIndex nhanh chóng giảm xuống dưới ngưỡng 920 điểm do lực bán mạnh tại nhóm ngân hàng và nhóm dầu khí khi. Các cổ phiếu vốn hóa lớn như GAS, SAB, HPG, CTG nới rộng đà giảm.
Tới phiên giao dịch chiều 19.12, chỉ số VnIndex thậm chí còn rơi xuống dưới ngưỡng 915 điểm. Tuy nhiên, sự hồi phục nhẹ của một số cổ phiếu trong nhóm VN30 đã giúp VnIndex kết thúc phiên với mức giảm 8,01 điểm.
Cụ thể, kết thúc phiên giao dịch ngày 19.12, VnIndex giảm 8,01 điểm (0,86%) xuống 919,24 điểm. Còn HNX-Index giảm 0,26 điểm (0,25%) xuống 104,16 điểm.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 19.12, VnIndex giảm 8,01 điểm (0,86%) xuống 919,24 điểm. (Ảnh: TVSI)
Ở nhóm cổ phiếu ngân hàng, cổ phiếu VCB giảm 1,27% xuống 54.400 đồng; BID giảm 1,04% xuống 33.300 đồng; MBB giảm 0,7% xuống 21.150 đồng; HDB giảm 1,36% xuống 29.000 đồng; TPB giảm 0,5% xuống 20.000 đồng. Một vài cổ phiếu hiếm hoi trong nhóm cổ phiếu ngân hàng ghi nhận sự tăng điểm là EIB và STB.
Các cổ phiếu vốn hóa lớn tạo nhiều ảnh hưởng tiêu cực nhất tới chỉ số VnIndex trong phiên giao dịch ngày 19.12 gồm BVH, CTG, HPG, VNM, VCB… Trong đó, cổ phiếu VNM giảm 2% xuống 129.100 đồng; BVH giảm 3,2% xuống 91.000 đồng; HPG giảm 4,5% xuống 29.700 đồng; CTG giảm 4,9% xuống 20.400 đồng.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 19.12, trong khi tài sản trên sàn chứng khoán của tỷ phú Phạm Nhật Vượng vẫn giữ nguyên mức 73.844,85 tỷ đồng thì tài sản của tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo tăng nhẹ lên 22.106,54 tỷ đồng.
Video đang HOT
Tài sản trên sàn chứng khoán của tỷ phú Trần Đình Long chỉ còn 11.332,25 tỷ đồng, giảm khoảng 1.400 tỷ đồng chỉ sau 3 phiên giao dịch. (Ảnh minh họa)
Trong khi đó, cổ phiếu HPG chạm đáy của năm 2018 đã khiến tài sản trên sàn chứng khoán của tỷ phú Trần Đình Long chỉ còn 11.332,25 tỷ đồng, giảm khoảng 1.400 tỷ đồng chỉ sau 3 phiên giao dịch.
Trong số nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn trên TTCK Việt Nan, cổ phiếu HPG của Công ty CP Tập đoàn Hòa Phát được không ít quỹ ngoại nắm giữ hoặc mua vào. Tính tới cuối tháng 11.2018, tỷ trọng cổ phiếu HPG trong danh mục của VOF VinaCapital lên tới 12,7%. Ngoài ra, HPG cũng chiếm tỷ trọng 8,42% trong danh mục của JP Morgan VOF; 3,84% danh mục của VEIL (Dragon Capital); 4,12% danh mục VNM ETF; 8,65% danh mục FTSE Vietnam ETF…
Tỷ phú Trần Đình Long hứa mua vào hàng chục triệu cổ phiếu HPG
Tại buổi gặp gỡ nhà đầu tư diễn ra mới đây, ông Trần Đình Long, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hòa Phát, cho biết cá nhân đã đọc được nhiều thông tin trên truyền thông về việc tài sản “bốc hơi” 9.000 – 10.000 tỷ đồng hay như các quỹ nước ngoài bán HPG. Tuy nhiên, điều này không khiến ông lo lắng.
“Tôi sẽ mua vào, có thể mỗi đợt là 10 triệu cổ phiếu. Chúng tôi là những cổ đông sáng lập sẽ chỉ mua vào thêm và không bán ra. Còn về phía công ty, thời điểm hiện tại không thể mua vào cổ phiếu vì đang trong giai đoạn cần vốn đầu tư dự án Khu liên hợp gang thép Hòa Phát – Dung Quất”, tỷ phú Trần Đình Long nói.
Báo cáo sơ bộ, 11 tháng đầu năm 2018, doanh thu Hoà Phát đạt trên 50.000 tỷ đồng, lợi nhuận 8.100 tỷ đồng. Theo kế hoạch được Đại hội cổ đông phê duyệt, năm 2018, Hòa Phát đặt mục tiêu doanh thu 55.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 8.050 tỷ đồng. Như vậy, với kết quả trên, HPG về cơ bản đã hoàn thành kế hoạch năm 2018.
Về động thái “xả hàng” của một số quỹ ngoại, theo tỷ phú Trần Đình Long, đây là các quỹ đầu tư đến hạn họ phải bán, chứ không phải là tháo chạy hay bán tháo.
Theo danviet.vn
Nhờ thị phần ống thép Hoà Phát lên 27%, tài sản tỷ phú Trần Đình Long tăng lên gần 16.200 tỷ
Chỉ số VnIndex trong phiên giao dịch ngày 28.9 đã dần bỏ xa ngưỡng 1.010 điểm song chưa đủ sức chinh phục ngưỡng 1.020 điểm khi thị trường hụt hơi trước áp lực chốt lời tăng cao. Nhờ thông tin thị phần ống thép Hòa Phát tăng lên hơn 27%, cổ phiếu HPG tiếp đà tăng mạnh giúp tài sản chứng khoán của tỷ phú Trần Đình Long đã tăng lên 16.139,87 tỷ đồng
"Cổ phiếu họ Vin" giúp VnIndex duy trì sắc xanh
Thông tin Việt Nam được thêm vào danh sách theo dõi nâng hạng lên thị trường mới nổi loại 2 của FTSE Russell đã tạo ra tâm lý giao dịch tích cực trên TTCK Việt Nam trong phiên giao dịch sáng 28.9. Chỉ số VnIndex dần bỏ xa ngưỡng 1.010 điểm song chưa đủ sức chinh phục ngưỡng 1.020 điểm, thị trường dần hụt hơi trước áp lực chốt lời tăng cao.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 28.9, chỉ số VnIndex tăng 1,76 điểm (0,17%) lên 1.017,13 điểm. Còn HNX-Index tăng 0,19 điểm (0,17%) lên 116,28 điểm. Phiên giao dịch ngày 28.9 ghi nhận phiên mua ròng thứ 5 liên tiếp của khối ngoại với tổng giá trị lên tới hơn 230 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 28.9, chỉ số VnIndex tăng 1,76 điểm (0,17%) lên 1.017,13 điểm (Ảnh: I.T)
Trên sàn HOSE, hai cổ phiếu HPG và STB đứng đầu danh sách mua ròng của khối ngoại với giá trị mua dòng lần lượt là 146,4 tỷ đồng và 128,3 tỷ đồng. Tiếp đó là cổ phiếu VRE được mua ròng 64,5 tỷ đồng.
Còn cổ phiếu VCB dẫn đầu danh sách bán ròng với giá trị bán ròng là 65,7 tỷ đồng, cổ phiếu VJC và VIC xếp ngay phía sau với giá trị bán ròng lần lượt 54,5 tỷ đồng và 34,8 tỷ đồng.
Trong nhóm VN30, nhiều mã giảm điểm đã làm giảm mức tăng của VnIndex như VIC giảm 0,3% xuống 98.300 đồng, VNM giảm 0,9% xuống 137.300 đồng, VCB giảm 0,6% xuống 63.000 đồng, GAS giảm 1,3% xuống 115.700 đồng, CTG giảm 0,2% xuống 27.550 đồng.
Ngược lại, hai "cổ phiếu họ Vin" là VHM, VRE cùng cổ phiếu BID lại đóng vai trò lực đỡ giúp VnIndex bảo toàn sắc xanh. Cụ thể, cổ phiếu VHM tăng 1,9% lên 106.000 đồng, BID tăng 1,6% lên 35.200 đồng. Riêng VRE bật tăng 2,2% lên 41.900 đồng và khối lượng khớp lệnh đạt 4,3 triệu cổ phiếu. Trong phiên ATC, 2,3 triệu cổ phiếu VRE đã khớp lệnh.
Tài sản chứng khoán của tỷ phú Trần Đình Long lại tăng 286,17 tỷ đồng lên 16.139,87 tỷ đồng nhờ cổ phiếu HPG tiếp tục tăng 1,8% lên 42.300 tỷ đồng (Ảnh: I.T)
Tài sản trên sàn chứng khoán của các tỷ phú USD Việt Nam sau phiên giao dịch ngày 28.9 cũng ghi nhận nhiều sự thay đổi. Trong khi giá trị giao dịch của cổ phiếu VIC giảm 0,3% khiến tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng "bốc hơi" 217,19 tỷ đồng, thì tài sản chứng khoán của tỷ phú Trần Đình Long lại tăng 286,17 tỷ đồng lên 16.139,87 tỷ đồng nhờ cổ phiếu HPG tiếp tục tăng 1,8% lên 42.300 tỷ đồng.
Còn tài sản của tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo cũng giảm khoảng 174 tỷ đồng sau khi giá trị giao dịch của cổ phiếu VJC 1.100 đồng/cổ phiếu (0,73%) xuống 151.500 đồng/cổ phiếu.
Thị phần ống thép Hòa Phát tăng lên hơn 27%
Công ty CP Tập đoàn Hòa Phát do tỷ phú Trần Đình Long làm Chủ tịch HĐQT vừa đón nhận tin vui khi một công ty con của Tập đoàn Hòa Phát là Công ty TNHH Ống thép Hòa Phát đã đạt sản lượng bán hàng 425.900 tấn, tăng 11,5% so với cùng kỳ. Đáng chú ý, thị phần sản phẩm ống thép của Tập đoàn đã tăng lên 27,06%, trong khi cùng kỳ năm trước ở mức 26,42%.
Tại thị trường trong nước, khu vực miền Trung ghi nhận mức tăng cao nhất với trên 15%. Bình quân sản lượng hàng tháng của năm 2018 đã đạt trên 10.000 tấn, tăng khoảng 1.300 tấn so với mức bình quân tháng trong năm 2017.
Tổ hợp nhà máy sản xuất ô tô VINFAST sử dụng khối lượng lớn ống thép Hòa Phát để gia công hệ thống PCCC
Thống kê của Hiệp hội Thép Việt Nam cũng ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng ở thị trường xuất khẩu các sản phẩm ống thép. Trong 8 tháng, các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh ống thép xuất khẩu hơn 230.000 tấn, tăng 32,3% so với năm ngoái. Trong khi đó, ống thép Hòa Phát đã xuất khẩu 11.800 tấn, tăng tới 59,4% so với cùng kỳ.
Thị trường xuất khẩu của ống thép Hòa Phát bao gồm Mỹ, Canada, các nước ASEAN với các dòng sản phẩm như ống thép mạ nhúng nóng, ống thép tôn mạ kẽm, ống thép đen hàn. Thực tế trên cho thấy, dù các nước liên tục áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại nhưng sản phẩm của Tập đoàn vẫn đảm bảo sức tăng trưởng, nhờ khả năng cạnh tranh và chất lượng sản phẩm ngày càng cao.
VSA cho biết, cho đến cuối tháng 8, hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp đạt gần 1,6 triệu tấn, tăng 9,7% so với cùng kỳ 2017. Trong khi đó, sản lượng bán hàng đạt 1,57 triệu tấn, tăng 8,9%. Ống thép Hòa Phát tiếp tục củng cố vị thế dẫn đầu Top 5 nhà sản xuất ống thép lớn nhất Việt Nam.
Cũng trong quý III, Công ty Ống thép Hòa Phát đã quyết định đầu tư xây dựng, lắp đặt dây chuyền sản xuất ống thép cỡ đại tại nhà máy ở Hưng Yên, bao gồm 01 máy xả băng 1800x12mm, 01 máy uốn ống kích cỡ lên đến 325mm (ống vuông lên đến 250mm), độ dày lên tới 12mm, máy thử áp lực, máy nạo đường hàn trong, máy vét đầu ống, máy đóng bó tự động... Dây chuyền dự kiến chính thức cho ra sản phẩm mới vào đầu năm 2019.
Nguyên Phương
Theo danviet.vn
Bamboo Airways được cấp phép bay, tài sản ông Trịnh Văn Quyết vẫn "bốc hơi" gần 160 tỷ Mặc dù Hãng hàng không Tre Việt (Bamboo Airways) đã được Thủ tướng đồng ý cấp phép bay, nhưng do những diễn biến tiêu cực trên thị trường chứng khoán, VnIndex giảm 11,99 điểm khiến cho tài sản của ông Trịnh Văn Quyết đã "bốc hơi" hơn 158 tỷ đồng. Còn tài sản của 3 tỷ phú USD Việt Nam cũng giảm hơn...