Cổ phiếu HPG rớt giá, ông Trần Đình Long mất danh vị “tỷ phú đô la”
Với việc cổ phiếu HPG của Công ty cổ phần tập đoàn Hòa Phát rơi từ đỉnh 48.000 đồng xuống còn 34.200 đồng/cp khiến tài sản của Chủ tịch Trần Đình Long cũng chỉ còn 18.296 tỷ đồng và khiến ông mất danh vị “tỷ phú đô la” của Forbes
Theo cập nhật danh sách tỷ phú đến tháng 12/2018 của Forbes, Việt Nam có 3 đại diện là ông Phạm Nhật Vượng (Vingroup), Nguyễn Thị Phương Thảo (Vietjet) và ông Trần Bá Dương.
Như vậy, ông chủ Hòa Phát đã bị ‘rớt’ khỏi danh sách tỷ phú Forbes. Trước đó, hồi tháng 3/2018, ông Trần Đình Long được định giá có khối tài sản trị giá 1,3 tỷ USD, là người giàu thứ 1.756 trên thế giới.
Nguyên nhân là do trong thời gian gần đây, cổ phiếu Hòa Phát đã giảm giá mạnh khiến khối tài sản trên sàn chứng khoán của ông Long sụt giảm mạnh. Tính đến đầu giờ sáng nay, HPG đang giao dịch ở mức 34.200 đồng mỗi cổ phiếu.
Tính từ thời điểm ngày 6/3 Forbes công bố danh sách người giàu thế giới 2018, cổ phiếu HPG đã giảm 11.440 đồng mỗi cổ phiếu (gần 25% giá trị), khiến tài sản của ông Long chỉ còn khoảng 18.296 tỷ đồng (tương ứng hơn 534 triệu cổ phiếu, 25,15%).
Trước đó, hồi tháng tháng 2- tháng 3/2018, cổ phiếu HPG của Hòa Phát tăng mạnh mẽ từ ngưỡng giá dưới 30.000 đồng hồi đầu cuối năm 2017 lên 48.000 đồng/cp, tương ứng mức tăng 60% trong khoảng hơn 2 tháng.
Nguyên nhân sự sụt giảm này do nhiều yếu tố. Trong đó có ảnh hưởng trực tiếp từ chiến tranh thương mại Mỹ -Trung, khi Việt Nam nằm trong danh sách bị đánh thuế 25% đối với thép và 10% đối với nhôm từ mọi khu vực vào Mỹ, quyết định trên đã có hiệu lực từ tháng 5/2018.
Video đang HOT
Cùng với đó, thông tin thị trường bất động sản giảm tốc đã khiến kỳ vọng vào ngành thép của nhà đầu tư giảm sút.
Tuy rằng, kết quả kinh doanh của Hòa Phát trong cả 3 quý đầu năm vẫn thể hiện mức tăng trưởng đáng nể với gần 42.000 tỷ đồng doanh thu và 6.833 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng tương ứng 24% và 22% so với cùng kỳ năm trước nhưng đầu tư, nhất là đầu tư cơ bản người ta nhìn vào tương lai nhiều hơn quá khứ. Bức tranh tối màu của ngành thép cùng với dư nợ đang ở ngưỡng cao của Hòa Phát đã khiến cổ phiếu rơi từ đỉnh 48.000 đồng hồi tháng 3/2018 còn 33.200 đồng/cổ phiếu.
Theo thuonggiaonline.vn
Vì sao ông Trần Đình Long "biến mất" trong danh sách tỷ phú USD của Forbes?
Cùng với những biến động trên TTCK Việt Nam, cổ phiếu HPG của Tập đoàn Hòa Phát cũng "bốc hơi" gần 50% so với mức giá đỉnh, khiến tài sản chứng khoán của ông Trần Đình Long giảm hàng nghìn tỷ đồng. Đây có phải là lý do khiến ông Trần Đình Long "biến mất" khỏi danh sách tỷ phú USD sau 9 tháng được Forbes công nhận?
Danh sách tỷ phú USD mới nhất của Forbes, Việt Nam chỉ còn 3 tỷ phú USD là ông Phạm Nhật Vượng, bà Nguyễn Thị Phương Thảo và ông Trần Bà Dương. (Ảnh: Forbes)
Theo danh sách tỷ phú USD mới nhất của Forbes, Việt Nam chỉ còn 3 tỷ phú USD là ông Phạm Nhật Vượng, bà Nguyễn Thị Phương Thảo và ông Trần Bá Dương. Trong khi đó, ông Trần Đình Long, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Hòa Phát (HPG) đã không còn xuất hiện trong danh sách những tỷ phú USD được Forbes công nhận.
Trước đó, đầu tháng 3.2018, trong danh sách các tỷ phú USD thế giới được Forbes công bố, hai ông Trần Đình Long và Trần Bá Dương đã lần đầu tiên xuất hiện trong danh sách với tổng tài sản lần lượt là 1,3 tỷ USD, xếp hạng 1.756 Thế giới và 1,8 tỷ USD, xếp hạng 1.339 Thế giới.
Lúc đó, ông Trần Đình Long được Forbes mô tả là người thành lập Công ty CP Tập đoàn Hòa Phát, nhà phân phối phụ tùng và thiết bị máy móc thiết bị tại Hà Nội vào năm 1992. Hòa Phát đang sản xuất thiết bị văn phòng, ống thép, thép xây dựng và được xem là nhà sản xuất thép lớn nhất của Việt Nam.
Ông Trần Đình Long, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Hòa Phát. (Ảnh minh họa)
Về hoạt động kinh doanh, mới đây, tại Lễ công bố 500 doanh nghiệp lợi nhuận tốt nhất Việt Nam 2018, Tập đoàn Hòa Phát đứng vị trí thứ 8 trong số 10 doanh nghiệp lợi nhuận tốt nhất Việt Nam 2018 và vị trí thứ 2 trong số 10 doanh nghiệp tư nhân lợi nhuận tốt nhất Việt Nam 2018.
Trong quý III.2018, doanh thu bán hàng và lợi nhuận sau thuế hợp nhất của Tập đoàn Hòa Phát đạt lần lượt 14.394 tỷ đồng và 2.408 tỷ đồng, đều tăng trưởng 13% so với cùng kỳ năm trước. Với kết quả này, Hòa Phát đã hoàn thành 85% kế hoạch lợi nhuận năm 2018.
Sau 9 tháng đầu năm 2018, Tập đoàn Hòa Phát đã đạt 41.988 tỷ đồng doanh thu và 6.833 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng tương ứng 24% và 22% so với cùng kỳ năm trước.
Ngoài Công ty mẹ, Công ty TNHH Ống thép Hòa Phát cũng có mặt trong bảng xếp hạng Top 500 doanh nghiệp lợi nhuận tốt nhất Việt Nam năm 2018, đứng ở vị trí thứ 50.Với thị phần chiếm 27,25% (theo số liệu của Hiệp hội thép Việt Nam, tính tới tháng 10.2018), sản phẩm ống thép Hòa Phát luôn giữ thị phần số 1 tại thị trường trong nước.
Còn trong năm 2017, Tập đoàn Hòa Phát đạt kết quả kinh doanh ấn tượng với doanh thu hợp nhất đạt 46.855 tỷ đồng, tăng 38% so với 2016. Đặc biệt, lợi nhuận sau thuế ghi nhận mức cao nhất trong lịch sử Tập đoàn Hòa Phát khi đạt 8.015 tỷ đồng, vượt 33% so với kế hoạch và tăng 21% so với năm trước, nộp ngân sách nhà nước 5.000 tỷ đồng, tăng hơn 40% so với năm 2016.
Giá trị giao dịch của cổ phiếu HPG trong khoảng 9 tháng qua đi xuống, khiến tài sản của tỷ phú Trần Đình Long bốc hơi hàng nghìn tỷ đồng.
Tuy nhiên, giống như tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo và tỷ phú Phạm Nhật Vượng, dù doanh nghiệp do tỷ phú Trần Đình Long giữ vị trí lãnh đạo vẫn đạt được những bước tiến về kết quả kinh doanh, mở rộng thị trường, song giá trị giao dịch của cổ phiếu HPG trong khoảng 9 tháng qua lại đi xuống, khiến tài sản của tỷ phú Trần Đình Long bốc hơi hàng nghìn tỷ đồng.
Cụ thể, sau khi giá trị giao dịch đạt đỉnh 66.700 đồng/cổ phiếu vào ngày 1.3.2018, chỉ ít ngày trước khi ông Trần Đình Long được Forbes công nhận là tỷ phú USD, tới nay, giá trị giao dịch của HPG chỉ ở mức hơn 34.000 đồng/cổ phiếu, giảm gần 50% so với mức giá cao nhất và giảm khoảng 30% so với mức giá giao dịch 47.700 đồng/cổ phiếu thời điểm đầu năm 2018.
Còn vào trung tuần tháng 11.2018, đã có một số thông tin nghi ngờ về sự hỗ trợ lâu dài của PENM đối với Tập đoàn Hòa Phát, có thể xuất phát từ việc bán bớt một phần cổ phiếu HPG của một trong các quỹ do PENM quản lý.
Tuy nhiên, quỹ PENM Partners khẳng định: "PENM đã là đối tác lâu năm và là nhà đầu tư rất hạnh phúc của Tập đoàn Hòa Phát từ năm 2008, và mong muốn tiếp tục là đối tác và là nhà đầu tư lâu dài của Tập đoàn Hòa Phát trong tương lai.
PENM đã có nhiều năm đầu tư vào cổ phiếu HPG thông qua các quỹ PENM II, PENM III và PENM IV. Khi PENM II đến thời hạn kết thúc quỹ, chúng tôi cũng đã bán toàn bộ cổ phiếu HPG trong danh mục đầu tư của quỹ. Ngay sau đó, PENM đã xác nhận lại quan hệ đối tác và cam kết đầu tư trong tương lai với Tập đoàn Hòa Phát thông qua việc quỹ PENM IV tiếp tục đầu tư vào cổ phiếu HPG, thể hiện cam kết của chúng tôi mong muốn tiếp tục đầu tư vào Tập đoàn Hòa Phát thông qua các quỹ trong tương lai được huy động tại Việt Nam".
Theo danviet.vn
Vợ chồng "vua thép" bất ngờ "trúng" hơn 600 tỷ đồng sáng nay Trong bối cảnh cổ đông ngoại liên tục đăng ký bán ra cổ phiếu, HPG vẫn hồi phục mạnh, tăng giá 2,8% và đẩy giá trị tài sản trên sàn của vợ chồng "vua thép" Trần Đình Long lên hơn 25.000 tỷ đồng, tăng 689 tỷ đồng trong phiên giao dịch sáng nay. Sau phiên tăng mạnh đầu tuần, đến sáng nay (20/11),...