Cổ phiếu HAGL tăng kịch trần sau tin BIDV “giải cứu” nợ
Trong phiên giao dịch sáng 25.4, cổ phiếu HNG của Công ty cổ phần Nông nghiệp quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (Agrico) và cổ phiếu HAG của Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) tăng kịch trần với giao dịch vô cùng sôi động.
Cụ thể, cổ phiếu HAG đã vươn lên con số 10,11 triệu cổ phiếu khớp lệnh, đứng đầu thị trường. Giá trị giao dịch của cổ phiếu này đang ở ngưỡng 74,7 tỉ. HAG đang là cổ phiếu khớp lệnh lớn nhất trên HSX. Trong khi đó, rất ít nhà đầu tư bán cổ phiếu HNG ra thị trường.
Trong các phiên giao dịch trước đó, 2 cổ phiếu này cũng có dấu hiệu tăng trưởng trở lại. Ngày 22.4, HAG đã tăng 2,9% và HNG tăng 1,5%.
Được biết, 2 cổ phiếu của Hoàng Anh Gia Lai tăng mạnh sau thông tin các chủ nợ đang tìm cách giải cứu số nợ của công ty này được ông Trần Bắc Hà, Chủ tịch HĐQT BIDV chia sẻ tại ĐHCĐ của ngân hàng này vừa diễn ra vào ngày 24.4.
Theo ông Hà, Hoàng Anh Gia Lai là đối tác có lịch sử tín dụng sòng phẳng, tài sản đảm bảo vượt 1,8 lần dư nợ 10.500 tỉ đồng, nên không chỉ BIDV mà 9 ngân hàng khác đều đang đồng lòng hỗ trợ họ tái cơ cấu. Lãnh đạo BIDV nói rằng cả 10 ngân hàng là chủ nợ của HAGL đều đề nghị giữ nguyên nhóm nợ, kéo dài thời gian trả nợ và đề xuất kiến nghị Ngân hàng Nhà nước cho phép việc này.
Chưa kể, Thủ tướng Chính phủ Lào cũng đã có công hàm chính thức gửi cho chính phủ Việt Nam đề nghị có sự hỗ trợ cho các doanh nghiệp Việt Nam đang trồng cao su tại Lào và Campuchia, trong đó nổi bật là Hoàng Anh Gia Lai và Tập đoàn Cao Su Việt Nam. Hiện phương án đang được xem xét tại những khâu cuối cùng.
Trước đó, đầu tháng 4, các cổ phiếu của Hoàng Anh Gia Lai đã có chuỗi ngày giảm mạnh và xuống dưới mức giá kể từ khi niêm yết. Thị trường đã chứng kiến đà tháo chạy của các nhà đầu tư khỏi 2 cổ phiếu HAG và HNG sau khi tập đoàn công bố báo cáo tài chính sau kiểm toán của năm 2015 vào ngày 11.4.
Video đang HOT
Tính hết năm 2015, HAG đang nợ số tiền lên đến 27.099 tỉ đồng, trong đó vay nợ ngắn hạn chiếm 31%. BIDV hiện là chủ nợ lớn nhất của Hoàng Anh Gia Lai với khoản vay lên đến 10.700 tỉ đồng. Thứ hai là Eximbank với 3.156 tỉ đồng. ACB và Công ty Chứng khoán ACBS (thu xếp phát hành) đứng thứ ba với hơn 2.000 tỉ đồng.
VPBank cũng là chủ nợ lớn của HAGL bởi ngân hàng này đã cho hai công ty mới thành lập là Công ty Cao su Anh Thịnh và Cao su Cường Thịnh vay hơn 900 tỉ đồng liên quan đến HNG. Ngoài ra, BacA Bank, Sacombank, TPBank và ngân hàng liên doanh Việt Lào cũng là các chủ nợ lớn của Hoàng Anh Gia Lai.
Hết năm 2015, Hoàng Anh Gia Lai có doanh thu hơn 6.200 tỉ đồng, cao gấp đôi so với năm 2014. Thế nhưng, chi phí vay lãi lớn khiến lợi nhuận công ty giảm sút.
Theo NTD
Những cổ phiếu đang mất giá nhiều nhất hiện nay
Mặc dù thị trường chứng khoán tuần qua (từ 11/4 - 15/4) đã tăng nhẹ, nhưng hiện vẫn có khá nhiều mã giảm mạnh. Trong đó có thể kể đến cái tên như VC5 giảm tới gần 39%; MPT giảm gần 26%...
Các chỉ số chứng khoán tăng nhẹ
Thị trường chứng khoán tuần qua đã chính thức khép lại với diễn biến khá tẻ nhạt. Giao dịch tiếp tục diễn ra trong sự thận trọng của cả người mua và bán.
Nếu như trước đây, thị trường chứng khoán luôn là kênh được nhiều nhà đầu tư săn đón với những phiên giao dịch sôi nổi, thì đến thời điểm này, tâm lý thận trọng dường như đã áp đảo khiến thị trường trở nên trầm lắng. Các chỉ số trên cả hai sàn chứng khoán liên tục dao động trong biên độ hẹp, người cầm tiền không quá mặn mà với việc ôm mua cổ phiếu, còn người cầm cổ phiếu lại có xu hướng tháo chạy khi liên tục bán ra.
Theo dõi thị trường chứng khoán có thể thấy, việc chỉ số trên sàn giao dịch đi lên chủ yếu nhờ vào sự hỗ trợ tích cực của nhóm cổ phiếu lớn như GAS, VNM, VCB, BID, EIB...
Tính chung cả tuần giao dịch vừa qua, chỉ số Vn-Index đã tăng 1,31% và đứng tại mốc 579,86 điểm; trong khi chỉ số HNX-Index chốt tuần tăng 0,03%, dừng ở mức 80,26 điểm.
Mặc dù các chỉ số tăng điểm, nhưng trong tuần qua, trên cả hai sàn đã đón nhận khá nhiều mã giảm sâu, với mức giảm mạnh nhất gần 39%.
Ảnh minh họa
Cụ thể, tại sàn TP.HCM, cổ phiếu có mức giảm sâu nhất trong tuần qua là LHG của Công ty cổ phần Long Hậu. Trong tuần qua, cổ phiếu này có 4 phiên giảm giá và 1 phiên tăng điểm. Tính chung cả tuần, LHG đã giảm 12,2%, từ mức 25.800 đồng/cổ phiếu giảm (cuối tuần trước -8/4) xuống còn 22.700 đồng/cổ phiếu.
Cổ phiếu đứng thứ 2 trong nhóm những mã giảm mạnh nhất tuần là PTC của Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Bưu Điện. Theo đó, trong tuần qua, PTC đã có 1 phiên tăng giá, 1 phiên đứng giá và 3 phiên giảm. Tính chung, cổ phiếu này đã giảm gần 12% trong tuần qua, từ mức 7.600 đồng/cổ phiếu xuống còn 6.700 đồng/cổ phiếu.
Cổ phiếu CCI của Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Công nghiệp Thương mại Củ Chi đứng thứ 3 trong danh sách cổ phiếu giảm mạnh nhất trong tuần của sàn TP.HCM, với mức giảm 11,76%. Hiện cổ phiếu này đang niêm yết ở mức 10.500 đồng/cổ phiếu.
Trong khi đó, bên sàn Hà Nội, cổ phiếu đang có mức giảm mạnh nhất trong tuần qua là VC5 của Công ty cổ phần xây dựng số 5. Trong tuần qua, cổ phiếu này đã có cả 5 phiên giảm giá, từ mức 4 nghìn đồng/cổ phiếu ở phiên ngày 8/4, xuống còn 2.700 đồng/cổ phiếu khi chốt phiên ngày 15/4, giảm tương đương gần 39%.
Đứng thứ 2 trong danh sách cổ phiếu giảm sâu là MPT của Công ty cổ phần may Phú Thành. Trong tuần qua, cổ phiếu MPT đã có 4 phiên giảm giá và 1 phiên tăng điểm. Tính chung cả tuần, MPT giảm gần 26%, từ mức 21.400 đồng/cổ phiếu xuống còn 15.900 đồng/cổ phiếu.
Cổ phiếu CID của Công ty cổ phần Xây dựng và Phát triển Cơ sở hạ tầng đứng ở vị trí thứ 3 trong danh sách những mã giảm mạnh tuần, với mức giảm hơn 17%. Hiện CID đang niêm yết ở mức chỉ 3.400 đồng/cổ phiếu.
Thị trường còn nhiều rủi ro
Trước diễn biến hiện tại trên cả hai sàn chứng khoán Hà Nội và TP.HCM, nhiều công ty chứng khoán cảnh báo, trong tuần này (18/4-22/4), các nhà đầu tư cần thận trọng bởi thị trường vẫn còn nhiều rủi ro.
Theo nhận định của Công ty cổ phần chứng khoán Maritime (MSI), trong tuần qua thị trường chứng khoán đã có những phiên hồi phục đáng kể mặc dù chưa thực sự thuyết phục, khi Vn-Index vẫn chưa thể vượt qua mốc 580 điểm. Vì vậy, trong tuần tới, dưới góc độ phân tích kỹ thuật, chỉ số Vn-Index có khả năng tăng vượt mốc 580 để chạm vùng kháng cự 590 ( /5 điểm). Nhà đầu tư vẫn có thể tiếp tục gia tăng tỷ trọng cổ phiếu và tập trung giao dịch ở những cổ phiếu tốt nhất.
Trong khi đó, theo nhận định của Công ty chứng khoán Bảo Việt (BVS), với diễn biến giao dịch của thị trường trong tuần qua, BVS duy trì đánh giá mốc 580 điểm đối với chỉ số Vn-Index hiện tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn cơ hội. Vì vậy, nhà đầu tư sau khi bán giảm tỷ trọng trong các phiên giao dịch trước chưa nên mua lại, chờ đợi thị trường về vùng mua hấp dẫn hơn hoặc khi thị trường xuất hiện động lực tăng điểm mới.
Đồng quan điểm, Công ty cổ phần Sài Gòn Hà Nội (SHS) cũng cho rằng, giải ngân tại thời điểm hiện tại là tương đối mạo hiểm. Nhà đầu tư nên kiên nhẫn theo dõi thêm diễn biến thị trường trong một vài phiên tới, chỉ giải ngân khi thị trường cho tín hiệu tăng rõ ràng hơn.
Yến Nhi
Theo_VnMedia
Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 15/4 Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 15/4 về các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán. * GTT: Sở GDCK TP .HCM thông báo cho giao dịch trở lại dưới dạng chứng khoán bị kiểm soát với cổ phiếu của CTCP Thuận Thảo (GTT - HOSE) kể từ ngày 19/04/2016. * PXL: Sở GDCK TP. HCM thông báo...