Cổ phiếu GTNFoods tăng vùn vụt vì Vinamilk chào mua ?
Cổ phiếu GTN liên tục tạo “sóng” sau khi Vinamilk chào mua công khai.
GTNFoods đang sở hữu công ty sữa Mộc Châu
Trong khi thị trường lao dốc và hàng loạt cổ phiếu chìm trong sắc đỏ phiên đầu tuần thì ngược lại, cổ phiếu GTN của Công ty cổ phần GTNFoods tăng mạnh 4,8% lên 18.400 đồng/cổ phiếu. Cổ phiếu này đã tăng hơn 10% so với một tháng trước. Còn nếu so với đầu năm, giá GTN đã tăng gần gấp đôi với nguyên nhân chính vẫn được cho là lọt vào tầm ngắm của Vinamilk.
Thực tế, cổ phiếu GTN được chú ý sau khi Công ty sữa Việt Nam (Vinamilk) đã hai lần đề nghị mua công khai số lượng lớn cổ phiểu để sở hữu lên 49%. Mới đây vào ngày 3.5, cổ đông ngoại Tael Two Partners (Singapore) đăng ký bán toàn bộ 55 triệu cổ phiếu GTN, tương ứng 22% vốn cho Vinamilk trong đợt chào mua công khai. Thời gian giao dịch dự kiến từ ngày 10.5 – 7.6.
Tỷ lệ sở hữu nước ngoài ở GTNFoods hiện khoảng 31,6%, trong đó ngoài TAEL Two Partner nắm 22% còn quỹ PENM IV Germany GmbH & Co.KG có 6% cùng một số nhà đầu tư khác. Theo Biên bản tổng hợp ý kiến thành viên Hội đồng quản trị GTNFoods trước đó, 3 thành viên đại diện các quỹ ngoại đã chấp thuận lời chào mua từ Vinamilk. Như vậy sau động thái mở đường của cổ đông ngoại Tael Two Partners, 2 nhà đầu tư ngoại còn lại có thể cũng sẽ thoái vốn khỏi GTN đợt này.
Ngược lại, phía nhà đầu tư nội đang chi phối GTNFoods với tỷ lệ khoảng 51-52% cổ phần vẫn chưa chấp thuận lời chào mua của Vinamilk. Trong đó, Công ty cổ phần Invest Tây Đại Dương đang nắm tỷ lệ lớn nhất là 28% vốn. Công ty cổ phần Đầu tư BZZ có 7% và cá nhân ông Nghiêm Văn Tùng nắm 5%. Riêng Công ty cổ phần chứng khoán TP.HCM cũng mới gia tăng tỷ lệ sở hữu lên 8,03% trong thời gian gần đây.
Hôm 4.5, công ty cũng công bố ý kiến cổ đông thông qua việc sửa đổi điều lệ mới của công ty. Trong đó bổ sung quy định người triệu tập họp Đại hội cổ đông có quyền từ chối đề xuất của cổ đông hoặc nhóm cổ đông nắm dưới 10% cổ phần phổ thông trong thời gian liên tục ít nhất 6 tháng (tỷ lệ này theo Điều lệ cũ là 5%). Đồng thời bổ sung quy định việc bầu thành viên Hội đồng quản trị và Ban Kiểm soát phải thực hiện theo hình thức bầu dồn phiếu; giảm số lượng thành viên Hội đồng quản trị từ 7 xuống 5 người… Động thái sửa đổi điều lệ hoạt động ở thời điểm này được đánh giá nhằm chống mục tiêu thâu tóm từ bên ngoài.
Video đang HOT
GTNFoods hiện sở hữu 3 thương hiệu lớn là Mộc Châu Milk, Vinatea và Ladofoods. Mỗi năm, sản lượng sữa của Mộc Châu Milk đạt khoảng 100.000 tấn và mô hình kinh doanh của công ty là liên kết chăn nuôi với nông dân, tổng số diện tích nuôi nông hộ liên kết đạt 3.000 héc ta.
Tại Đại hội cổ đông thường niên 2019 của Vinamilk ngày 19.4 vừa qua, bà Mai Kiều Liên – Tổng giám đốc Vinamilk – khẳng định quan điểm của công ty khi tiến hành thương vụ mua cổ phiếu của GTN là mong muốn cùng ngồi lại để phát triển. Bởi muốn cạnh tranh quốc tế, các công ty không thể phát triển nhỏ lẻ mà phải ngồi lại, tạo thành bó đũa không thể bẻ gãy được.
Chưa biết khi nào Vinamilk sẽ thành công gom mua cổ phiếu để sở hữu 49% tại GTNFoods nhưng hiện tại, các nhà đầu tư có thể hưởng lợi khi lướt sóng giá cổ phiếu GTN.
Theo thanhnien.vn
Đại hội cổ đông Vinamilk 'nóng' chuyện M&AĐại hội cổ đông Vinamilk 'nóng' chuyện M&A
The LEADERNgoài thông tin chia cổ tức bằng tiền mặt tối thiểu 50%, tại Đại hội thường niên mới diễn ra, các cổ đông của Vinamilk đặc biệt quan tâm đến câu chuyện M&A và chiến lược phát triển sắp tới của doanh nghiệp.
Cổ tức tối thiểu 50%
Ngày 19/4, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2019. Những cổ đông tham dự đại hội cảm thấy "mát dạ" với thông tin về kế hoạch chia cổ tức 'khủng' của Vinamilk năm 2019.
Cụ thể, công ty dự kiến mức cổ tức 2019 bằng tiền mặt với tỷ lệ tối thiểu 50% lợi nhuận sau thuế hợp nhất. Trong đó, sẽ tạm ứng đợt 1 năm 2019: 2.000 đồng/cổ phần, dự kiến thanh toán trong tháng 9/2019, tạm ứng đợt 2 năm 2019: 1.000 đồng/cổ phần thanh toán trong tháng 2/2020 và thanh toán cổ tức còn lại của năm 2019 do Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2020 quyết định..
Bà Mai Kiều Liên, Tổng giám đốc Vinamilk cho biết mức cổ tức này là dự kiến thấp vì thực tế năm 2017, 2018 Vinamilk đã chi trên 70% lợi nhuận sau thuế để trả cổ tức cho cổ đông.
Ngoài tỷ lệ chia cổ tức, cô đông tham dự ĐHCĐ của Vinamilk cũng rất quan tâm đến kế hoạch M$A và chiến lược phát triển sắp tới của công ty
Năm 2018, Vinamilk ghi nhận tổng doanh thu hợp nhất đạt 52.629 tỷ đồng, tăng khoảng 3% so với năm 2017, tuy nhiên lợi nhuận sau thuế lại giảm nhẹ, đạt 10.206 tỷ đồng.
Kế hoạch kinh doanh năm 2019 Vinamilk dự kiến doanh thu tăng 7% so với năm 2018, lên 56.300 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế tăng 5% lên 12.650 tỷ đồng.
Vinamilk tự tin vào kế hoạch kinh doanh năm nay, bởi ngành sữa Việt Nam còn nhiều dư địa để tăng trưởng. Theo Vinamilk, hiện mức tiêu thụ sữa bình quân đầu người tại Việt Nam chỉ khoảng 19kg sữa/người/năm, con số này khá thấp so với các nước trong khu vực như: Thái Lan là 31,7kg; Hàn Quốc là 40,1kg...
Vinamilk cho biết, năm 2019 tiếp tục tập trung vào ngành sữa và các sản phẩm liên quan, ưu tiên khai thác thị trường nội địa, sẵn sàng cho các hoạt động mua bán, sáp nhập (M&A) và mở rộng mới quan hệ hợp tác mạnh mẽ. Trong đó, ưu tiên tìm kiếm cơ hội M&A với công ty sữa tại các quốc gia với mục đích mở rộng thị trường.
" N óng" chuyện M&A
Một vấn đề thu hút nhiều cổ đông quan tâm là việc chào mua cổ phần của công ty GTNFoods (doanh nghiệp sở hữu Sữa Mộc Châu). Trước đó, Vinamilk đã đăng ký chào mua công khai 116,71 triệu cổ phần GTN, tương ứng 46,68% lượng cổ phần đang lưu hành.
Nếu mua thành công, Vinamilk sẽ nắm giữ 122,5 triệu cổ phần GTN, tương ứng tỷ lệ sở hữu 49%. Mức giá Vinamilk chào mua là 13.000 đồng/cổ phần, tương ứng tổng giá trị hơn 1.517 tỷ đồng.
Đáng lưu ý, GTNFoods là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực hàng tiêu dùng, doanh thu năm 2018 đạt hơn 3.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế hơn 100 tỷ đồng. Công ty này hiện đang nắm giữ gần 75% cổ phần Tổng Công ty Chăn nuôi Việt Nam (Vilico). Còn Vilico hiện đang sở hữu 51% Sữa Mộc Châu. Ngoài ra, GTNFoods còn nắm giữ 95% cổ phần Tổng Công ty Chè Việt Nam; 35% cổ phần LadoFoods (Vang Đà Lạt)...
Sau đề nghị chào mua của Vinamilk, cuối tháng 3/2019, GTNFoods đã thông qua nghị quyết thống nhất không đồng ý với đề nghị chào mua công khai cổ phiếu GTN của Vinamilk.
Bà Mai Kiều Liên cho biết, GTNFoods đã có ý kiến không đồng thuận với việc sáp nhập. Còn quan điểm của Vinamilk thì công ty mong muốn cùng ngồi lại để phát triển. Cạnh tranh ngày càng gay gắt, xu hướng hội nhập vừa là có cơ hội cũng là thách thức, muốn giữ thương hiệu Việt phải cùng nhau liên kết. Muốn cạnh tranh quốc tế, chúng ta phải ngồi lại với nhau, tạo thành bó đũa thì không thể bẻ gãy được.
"Chúng tôi khẳng định lại một lần nữa là Vinamilk không bao giờ muốn làm gì hại bạn, lợi mình. Chúng tôi đã ngồi lại với GTN và cũng đã đạt được những điểm chung nhất định", bà Liên nói.
Tính đến hết năm 2018 Vinamilk đã có 12 trang trại với tổng 27.000 con bò sữa tại Việt Nam với sản lượng sữa trung bình 26,1 kg sữa/con bò/ngày. Đặc biệt, Vinamilk đã nhập bò sữa A2 thuần chủng từ New Zealand, đang phát triển trại bò tại Lào với quy mô 4.000 con.
Theo theleader.vn
Sếp Mộc Châu Milk bày tỏ thiện chí khi 'về chung nhà' với Vinamilk Việc bắt tay thành công với GTNfoods sẽ giúp Vinamilk có thêm vùng nguyên liệu. Trong khi đó, Mộc Châu Milk cũng sẽ có thêm nguồn lực tài chính để hiện giấc mơ 100.000 con bò sữa. Mới đây, Công ty chăn nuôi Việt Nam (Vilico; UpCom: VLC) tiến hành đại hội cổ đông thường niên 2019. Vấn đề được cổ đông quan...