Cổ phiếu Ericsson lao dốc sau khi mất cơ hội 5G tại Trung Quốc
Cổ phiếu của Ericsson đang mắc kẹt trong cuộc chiến chính trị giữa Bắc Kinh và phương Tây – vừa sụt giảm 8%, sau khi tuyên bố họ không còn bận tâm đến kết quả các hợp đồng của các gói thầu 5G ở Trung Quốc nữa.
Ericsson đã không còn nhiều cơ hội ở Trung Quốc khi quê nhà ra lệnh cấm Huawei
Công ty viễn thông này trước đó cảnh báo hoạt động kinh doanh của họ ở Trung Quốc có thể sa sút nghiêm trọng sau động thái mới nhất của Thụy Điển là cấm tập đoàn thiết bị viễn thông khổng lồ Huawei tham gia vào mạng viễn thông nước này. Điều này khiến ngay trong quý thứ hai, doanh thu của họ đã giảm tới 290 triệu USD, mức sụt giảm đầu tiên trong ba năm qua. Khi được các nhà phân tích số liệu hỏi liệu Ericsson có dự kiến thu lại được số tiền đó hay không, Giám đốc điều hành Borje Ekholm của công ty thẳng thắn trả lời: “Không, đó là mất mát vĩnh viễn”.
Video đang HOT
Hoạt động kinh doanh của Ericsson ở Trung Quốc hiện chỉ mới chiếm 10% tổng doanh thu của họ và mặc dù quốc gia này đang chuẩn bị cho vòng đấu thầu tiếp theo chiến lược 5G, nhưng Giám đốc tài chính Carl Mellander của Ericsson nói với Reuters rằng, “công ty muốn thận trọng khi dự báo thị phần có thể sẽ còn thấp hơn” trong tương lai.
Triển vọng ảm đạm của Ericsson hoàn toàn trái ngược với Nokia, cùng với Huawei, một trong những đối thủ chính của họ trong cuộc đua nâng cấp hệ thống không dây toàn cầu lên 5G. Tập đoàn Phần Lan cho biết cổ phiếu của họ đã tăng 0,5% trong tuần này và có thể họ sẽ nâng triển vọng cả năm do quý 2 doanh thu cao hơn dự kiến.
Các chính phủ châu Âu đã thắt chặt kiểm soát đối với các công ty Trung Quốc xây dựng mạng 5G sau áp lực ngoại giao từ Washington, nơi cáo buộc thiết bị Huawei có thể bị Bắc Kinh sử dụng để làm gián điệp, dù Huawei đã nhiều lần phủ nhận và phải đối coi họ là một thực thể gây hại với an ninh quốc gia. Điều này đã tạo cơ hội cho các đối thủ của Huawei ở các thị trường quốc tế, nhưng cũng là bất lợi cho họ nếu muốn đẩy mạnh kinh doanh tại Trung Quốc, nơi sẵn sàng trả đũa những quyết định “ăn theo” lệnh trừng phạt của Mỹ.
Giá Bitcoin sẽ ổn định vì lệnh cấm của Trung Quốc
Lệnh cấm khai thác Bitcoin của Trung Quốc có thể giúp đồng tiền này hoạt động ổn định về lâu dài, tránh nguy cơ trở thành "vũ khí tài chính".
Trong nửa đầu 2021, chính phủ Trung Quốc đã có nhiều chiến dịch mạnh tay nhắm vào thị trường tiền điện tử. Khác với những chiến dịch trước đó, lần này chính quyền Bắc Kinh nhắm tới một hoạt động tưởng chừng an toàn - khai thác Bitcoin. Các địa phương liên tục ra lệnh cấm, trấn áp các hoạt động khai thác và giao dịch Bitcoin, buộc nhiều công ty phải chuyển hoạt động sang nước khác.
Các nhóm khai thác Bitcoin lớn nhất thế giới hiện nay đều có trụ sở tại Trung Quốc hoặc có người sáng lập đến từ Trung Quốc. Một số công ty tiền điện tử đã chuyển hoạt động sang nước khác, tuy nhiên, vẫn duy trì các máy chủ ở thị trường tỷ dân này.
Trung Quốc đang liên tiếp đưa ra các lệnh cấm, buộc các mỏ đào Bitcoin cỡ lớn phải chuyển hoạt động ra nước ngoài.
Tác động tức thì trong cuộc trấn áp Bitcoin của Trung Quốc là giá trị của các đồng tiền điện tử đã "phải chăng" hơn rất nhiều, không bị thổi phồng bởi các hoạt động đầu cơ. Ngoài ra, tỷ lệ băm (hashrate) cũng giảm hơn một nửa, tính từ giữa tháng 5 đến đầu tháng 7, theo dữ liệu từ Blockchain.com .
Hoạt động khai thác trên mạng lưới chung giảm đồng nghĩa dễ dàng có thêm các khối giao dịch mới hơn. Theo CNBC , thuật toán Bitcoin đã điều chỉnh để đảm bảo năng suất đào không giảm. Những thợ mỏ ngoài Trung Quốc đang kiếm được nhiều Bitcoin hơn trước đó, sau đợt đàn áp từ chính phủ nước này.
Theo công ty blockchain Glassnode phân tích: "Mặc dù lợi nhuận từ việc khai thác giảm trong thời gian đầu vì giá đồng tiền này giảm, khi số lượng thợ mỏ ít, lợi nhuận sẽ sớm quay lại".
Nhiều người cho rằng cuộc chiến giữa Trung Quốc và Bitcoin về lâu dài sẽ đem đến nhiều lợi ích. Trước đây, nhiều chuyên gia từng lo ngại với lượng mỏ khai thác Bitcoin lớn tại nước này, Trung Quốc sẽ dễ dàng lợi dụng Bitcoin, biến đồng tiền này thành "vũ khí tài chính". Nhưng khi không còn tập trung quá nhiều tại Trung Quốc, đồng tiền này cũng sẽ ít bị ảnh hưởng hơn bởi chính sách kinh tế hoặc những biến động chính trị.
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Princeton và Đại học quốc tế Florida từng công bố một bài báo vào năm 2018 về "cách Trung Quốc đe dọa sự an ninh, ổn định và khả năng tồn tại của Bitcoin". Bài báo cho rằng Trung Quốc có thể tấn công mạng lưới Bitcoin vì lý do chính trị, như phá hoại một số giao dịch, kiểm duyệt vài địa chỉ Bitcoin cụ thể hoặc ẩn danh người dùng và theo dõi hành vi của họ.
Vì những lý do trên, cuộc đàn áp này có thể khiến nhiều thợ đào tại Trung Quốc gặp khó khăn, nhưng lại khiến nhiều nhà đầu tư Bitcoin trên thế giới cảm thấy dễ chịu hơn.
Đồng sáng lập Ethereum rút khỏi thế giới tiền điện tử Anthony Di Iorio - đồng sáng lập Ethereum - tuyên bố từ bỏ tiền điện tử do cảm thấy không còn được an toàn. "Tiền mã hóa đang tồn tại một số rủi ro. Tôi không cảm thấy an toàn trong ngành công nghiệp này. Nếu tập trung vào những vấn đề lớn hơn, tôi nghĩ mình sẽ an toàn hơn", Di Iorio...