Cổ phiếu doanh nghiệp cảng biển ‘bốc đầu’ tăng mạnh
Mã GMD của Gemadept, TCL của Tân Cảng Logistic, VSC của Cảng Đoạn Xá, VSC của Viconship… hay SGP của Cảng Sài Gòn bật tăng mạnh mẽ từ đầu 2020.
Dù doanh thu và lợi nhuận 9 tháng đầu năm đi xuống do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 song giá cổ phiếu của hầu hết doanh nghiệp cảng biển lại đi lên. Thậm chí, nhiều mã tăng vài chục phần trăm so đầu năm.
Nhiều cổ phiếu ngành cảng biển tăng giá nhờ tín hiệu khả quan trong năm 2021. (Ảnh: Gemadept)
Theo đó, khép lại phiên giao dịch sáng nay, mã GMD của Công ty cổ phần Gemadept tạm đứng mức 29.500 đồng/cổ phiếu, tăng 3,1% so phiên liền trước, tương đương mỗi cổ phiếu thêm 1000 đồng. Tính từ đầu năm, mã GMD tăng 32,5%, giúp mỗi cổ phiếu thêm 7.260 đồng. Với hơn 296 triệu cổ phiếu đang lưu hành, vốn hoá Gemadept tăng thêm khoảng 2.100 tỷ đồng.
Tương tự, cổ phiếu TCL của Công ty cổ phần Đại lý giao nhận Vận tải xếp dỡ Tân Cảng (Tân Cảng Logistic) hiện giao dịch mức 28.400 đồng/cổ phiếu, tăng 1,6%. Từ đầu năm, cổ phiếu TCL tăng đến 87%, tương đương thêm 13.273 đồng mỗi cổ phiếu. Giá trị vốn hoá thị trường của Tân Cảng Logistic được đẩy lên mức trên 843 tỷ đồng.
Cổ phiếu SGP của Công ty cổ phần Cảng sài Gòn cũng mang đến niềm vui cho nhà đầu tư khi tăng 65% từ 6.787 đồng/cổ phiếu lên 11.200 đồng/cổ phiếu. Trong phiên giao dịch sáng nay, mã SGP cũng tăng 1,8%, giúp mỗi cổ phiếu thêm 200 đồng.
Mã DXP của Công ty cổ phần Cảng Đoạn Xá cũng tăng 8% so chốt phiên liền trước, hiện giao dịch mức 17.500 đồng/cổ phiếu. Theo dữ liệu thống kê của Vietstock, từ đầu năm, cổ phiếu Cảng Đoạn Xá tăng 52,1%, giúp mỗi cổ phiếu thêm 6000 đồng.
Video đang HOT
Sắc xanh cũng bao trùm với mã HAH của Công ty cổ phần Vận tải và Xếp dỡ Hải An trong phiên giao dịch chứng khoán sáng nay. Theo đó, chốt phiên sáng, mã HAH tạm đứng mức 16.900 đồng/cổ phiếu, tăng 2,1%, tương đương mỗi cổ phiếu tăng 350 đồng. Tính từ đầu năm, mã này cũng tăng tới 57%, từ 10.824 đồng/cổ phiếu lên 16.900 đồng/cổ phiếu.
Ngoài các cổ phiếu trên, một số mã như VSC của Công ty cổ phần Tập đoàn Container Việt Nam, mã VGR của Công ty cổ phần Cảng Xanh VIP, PHP của Công ty cổ phần Cảng Hải Phòng… cũng tăng trưởng khá.
Đáng nói, giá cổ phiếu tăng mạnh song doanh thu và lợi nhuận đa số doanh nghiệp cảng biển lại trượt dốc. Báo cáo tài chính cho thấy, quý III/2020 Gemadept đạt doanh thu 692 tỷ đồng, giảm nhẹ so năm ngoái. Tuy nhiên chi phí giá vốn tăng cao nên lợi nhuận gộp thu về còn 258 tỷ đồng, giảm sút 8,6%.
Lũy kế 9 tháng đầu năm 2020 doanh thu Gemadept đạt 1.901 tỷ đồng, giảm 4,8% so với cùng kỳ. Do chi phí tăng cao, nên lợi nhuận trước thuế đạt gần 428 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế đạt hơn 372 tỷ đồng, giảm 32% so với cùng kỳ năm ngoái.
Suy giảm lợi nhuận cũng diễn ra với Tân Cảng Logistic. Quý III, TCL đạt lợi nhuận gần 19,2 tỷ đồng, giảm gần 7,3 tỷ đồng so cùng kỳ 2019.
Báo cáo tài chính quý II của SGP cũng cho thấy doanh thu thuần quí II đạt 235 tỷ đồng, giảm mạnh 27% so với cùng kỳ 2019. Nguyên nhân chủ yếu do doanh thu hoạt động cung cấp dịch vụ khai thác cảng giảm từ 272 tỷ đồng còn 192 tỷ đồng. Biên lãi gộp tương ứng giảm từ 41,4% xuống còn 36,5%.
Tương tự, các doanh nghiệp khác như VSC, VGP… kết quả kinh doanh cũng không thật sự khả quan.
Cổ phiếu cảng biển tìm cơ hội trong thách thức
Ngành cảng biển đang chịu tác động tiêu cực từ đại dịch Covid-19 với dự báo khó khăn còn kéo dài, ít nhất là hết năm 2020.
(Ảnh minh họa)
Theo Công ty Chứng khoán Ngân hàng ầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC), sản lượng hàng hoá thông qua cảng biển trong 6 tháng đầu năm 2020 đạt 339 triệu tấn, tăng 7% so với cùng kỳ. ây là mức tăng thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây khi nhiều đơn hàng xuất khẩu sang châu Âu sụt giảm.
Với tình hình dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp, cũng như các thị trường xuất khẩu lớn như châu Âu, Mỹ, Nam Mỹ... và một số thị trường châu Á chưa thể liên thông như trước đây, quá trình lưu thông hàng hoá sẽ còn bị đứt quãng. ó là chưa kể nếu lưu thông được cũng sẽ phải chịu thêm các chi phí vệ sinh, khử trùng khi nhập cảnh ở nhiều quốc gia trên thế giới.
Diễn biến trên đang và sẽ ngấm dần vào hiệu quả doanh nghiệp. 6 tháng đầu năm 2020, các doanh nghiệp trong ngành cảng biển mới chịu tác động nhẹ, do lượng hàng hoá thông quan vẫn tăng, chỉ là tăng với tốc độ thấp hơn những năm trước đó.
Trong các doanh nghiệp niêm yết như Công ty Cổ phần ầu tư và phát triển Cảng ình Vũ (DVP), Công ty Cổ phần ại lý giao nhận vận tải xếp dỡ Tân Cảng (TCL), Công ty Cổ phần Cảng Hải Phòng (PHP), Công ty Cổ phần Cảng Sài Gòn (SGP), Công ty Cổ phần Vận tải và xếp dỡ Hải An (HAH), Công ty Cổ phần Kho vận miền Nam (STG), Công ty Cổ phần Transimex (TMS)... thì chỉ có STG giảm mạnh kết quả 6 tháng.
Các doanh nghiệp khác có kết quả kinh doanh giảm nhẹ hoặc tăng trưởng nhẹ (xem bảng). Với diễn biến dịch bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm, khả năng hiệu quả kinh doanh của nhóm doanh nghiệp này sẽ kém khả quan trong 6 tháng cuối năm.
Tuy nhiên, điểm tích cực là nhiều doanh nghiệp trong nhóm cảng biển là có lượng tiền mặt và đầu tư tài chính ngắn hạn tương đối lớn, vay nợ thấp.
Chẳng hạn, tại DVP, công ty có tới 920,7 tỷ đồng tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn, chiếm 66,2% tổng tài sản và đặc biệt không vay nợ. Tại PHP, doanh nghiệp sở hữu 2,571,7 tỷ đồng tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn, chiếm 44,7% tổng tài sản của doanh nghiệp và vay nợ là 708,2 tỷ đồng, chiếm 12,3% tổng nguồn vốn.
Như vậy, doanh nghiệp vẫn có lượng tiền ròng là 1.863,3 tỷ đồng. Tại TCL, doanh nghiệp sở hữu 287,2 tỷ đồng tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn, chiếm 26,5% tổng tài sản. Trong khi đó, vay nợ là 40,2 tỷ đồng, tiền ròng là 247 tỷ đồng...
Trong nhóm này, chỉ có hai doanh nghiệp có vay nợ ròng. Cụ thể, TMS có lượng tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn là 603,3 tỷ đồng, chiếm 16% tổng tài sản, nhưng vay nợ là 957,3 tỷ đồng. HAH có 316,1 tỷ đồng tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn, chiếm 16,2% tổng tài sản, nhưng vay nợ ròng là 95,8 tỷ đồng.
Với đặc thù ngành cảng biển là phí bốc dỡ hàng hoá, cũng như cho thuê chỗ lưu kho là nguồn chính, khi nền kinh tế trở lại trạng thái giao thương bình thường, những doanh nghiệp có lượng tiền mặt lớn, vay nợ thấp có khả năng nhanh chóng khôi phục lại hoạt động cũng như hiệu quả kinh doanh.
Nếu mua cổ phiếu doanh nghiệp cảng biển lúc này, nhà đầu tư sẽ phải đối mặt với mùa công bố kinh doanh cuối năm không khả quan.
Tuy nhiên, loại doanh nghiệp này có lợi thế đặc biệt về vị trí địa lý, ngành nghề kinh doanh và có cơ hội phát triển trong dài hạn khi các hiệp định thương mại và đầu tư của Việt Nam với quốc tế được thực hiện. Theo đó, thị trường khó chính là lúc cơ hội cho nhà đầu tư dài hạn mở ra, để chọn lựa cổ phiếu giá tốt so với tiềm lực và nội lực của các doanh nghiệp trong ngành.
Nafoods: Nhiều việc cần làm để cải thiện bức tranh tài chính Doanh thu, lợi nhuận tăng trưởng nhưng dòng tiền hoạt động kinh doanh âm do giá trị các khoản phải thu và tồn kho tăng nhanh; Công ty tăng cường vay nợ ngắn hạn bổ sung vốn lưu động khiến chi phí lãi vay tăng cao và ăn mòn phần lớn lợi nhuận là những điểm cần sớm có giải pháp cải thiện...