Cổ phiếu của IBM xuống giá
“Người khổng lồ xanh” vừa đưa ra báo cáo kinh doanh quý 3 của mình với doanh thu chỉ đạt 24,7 tỉ USD, giảm 5,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Doanh thu đạt được cũng thấp hơn mức kỳ vọng 25,3 tỉ USD do nhà nghiên cứu Thomson Reuters đưa ra. Sự thiếu hụt doanh thu lần này đánh dấu quý thứ 5 liên tiếp IBM không đạt được kỳ vọng của cá nhà đầu tư.
IBM giải thích rằng chính những biến động tiền tệ đã gây ảnh hưởng xấu và làm giảm 1 tỉ USD doanh thu của họ. Bên cạnh còn có những lo ngại về sự suy giảm trong việc chi tiêu cho công nghệ trong điều kiện khủng hoảng kinh tế toàn cầu cũng là nhân tố dẫn tới việc doanh thu tăng trưởng chậm trong các quý gần đây.
Cổ phiếu của IBM giảm 3,5% xuống mức 203,66$ khi có được sự tăng trưởng 15% trong năm qua và đạt được kỉ lục 211,79$ tháng trước.
Ở cuối báo cáo, IBM cho biết lợi nhuận quý vừa rồi trên mỗi cổ phiếu là 3,61$, cao hơn một chút so với dự đoán của các nhà phân tích. Người khổng lồ công nghệ cũng tái khẳng định lợi nhuận tài chính cho mỗi cổ phiếu trong năm 2012 là 15,10$, thấp hơn 5 cent so với dự báo của Wall Street.
Kết quả quý vừa rồi thúc đẩy triển vọng về lợi nhuận cả năm của IBM, bất chấp việc doanh thu dưới mức mong đợi liên tiếp trong những quý vừa qua. Điều đó đạt được là nhờ doanh số rất tốt của những mảng kinh doanh có lợi nhuận biên cao như các phần mềm phân tích hành vi của khách hàng.Nhìn chung, trong giai đoạn khó khăn hiện nay, IBM và các tập đoàn công nghệ khác đều phải đối mặt với những thiệt hại nhất định. Khi tình hình kinh tế có dấu hiệu khả quan hơn, nhiều khả năng chúng ta sẽ được chứng kiến sự hồi phục hàng loạt của các tên tuổi lớn.
Theo Genk
Top 10 hãng công nghệ đột phá nhất trong kinh doanh (Phần 2)
#5: 10gen - Giúp các cơ sở dữ liệu mở rộng hơn, hoạt động nhanh hơn với chi phí thấp hơn
Video đang HOT
Đồng sáng lập kiêm CEO Dwight Merriman
Lĩnh vực hoạt động: Phát triển một trong những cơ sở dữ liệu NoSQL (không sử dụng mô hình dữ liệu quan hệ) phổ biến hơn cả, được biết đến dưới cái tên MongoDB. NoSQL là một cách tiếp cận mới tới các CSDL, rất có ích cho các ứng dụng Internet và các ứng dụng dữ liệu lớn. Thị trường của mô hình CSDL NoSQL này có thể đạt giá trị 3,4 tỷ USD trước năm 2018, theo nhận xét của tổ chức phân tích Market Research Media.
Tại sao đó lại là đột phá: Không loại bỏ CSDL SQL của các công ty, NoSQL là một phương thức làm việc mới với các dữ liệu. Khi các công ty sử dụng phương thức này, họ sẽ nhận ra rằng họ có thể viết những ứng dụng mới cho nó mà không phải mua các CSDL truyền thống.
Tác động: Oracle, IBM và Microsoft là những người sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất với thành quả này của 10gen. Oracle đang đưa ra CSDL NoSQL mới của riêng mình và cố gắng đưa nó vào ứng dụng trong những hãng công nghệ dữ liệu lớn như Hadoop. Tuy nhiên, MongoDB của 10gen lại sở hữu mã nguồn mở và điều này sẽ khiến các nhà phát triển khác cảm thấy thích thú hơn nhiều. Ngoài ra, một số CSDL mở khác cũng sẽ được "hưởng sái" từ thành công của MongoDB, ví dụ như CouchBase hay Cassandra.
#4: Salesforce.com - Mở rộng tầm nhìn về một kỷ nguyên mới của ngành phần mềm
CEO Marc Benioff.
Lĩnh vực hoạt động: Salesforce.com là một tập đoàn tiên phong trong lĩnh vực công nghệ điện toán đám mây. Họ không chỉ mang đến cho các khách hàng một dịch vụ đám mây quản trị doanh nghiệp hoạt động linh hoạt mà còn phát triển tích cực mô hình phần mềm dịch vụ, nơi các công ty có thể trả phí cho các phần mềm thông qua Internet. Hiện tại, Salesforce đang tiếp tục tham gia vào nhiều lĩnh vực phần mềm khác, bao gồm phần mềm quản trị nhân lực, truyền thông xã hội và marketing.
Tại sao đó lại là đột phá: CEO Marc Benioff của Salesforce đang góp phần định nghĩa một kỷ nguyên mới của ngành phần mềm toàn cầu. Mọi doanh nghiệp truyền thống có quy mô lớn trên thế giới, bao gồm cả Oracle và SAP, cũng đều đang phải chi hàng tỷ USD để chạy theo những mô hình kinh doanh đám mây của Marc.
Tác động: Những doanh nghiệp lớn đang tham gia vào lĩnh vực đám mây nhưOracle, SAP và Microsoft sẽ chịu tác động khá nhiều từ mô hình của Salesforce, dù rằng những công ty đó đều đang cố gắng hoàn thiện những dịch vụ đám mây riêng của mình. Trong khi đó, những công ty phần mềm dịch vụ khác đang sử dụng mô hình kinh doanh giống với Salesforce sẽ lại được hưởng lợi, ví dụ như Workday.com, Zenoss, Okta, hay ServiceNow.
#3: Amazon - Thách thức quan niệm CNTT không thể làm ra nhiều lợi nhuận
CTO Werner Vogels.
Lĩnh vực hoạt động: Amazon là một nhà bán lẻ trực tuyến mang lại quyền lực rất lớn cho công nghệ điện toán đám mây.
Tại sao đó lại là đột phá: Tất cả những việc lớn mà Amazon từng làm và đang làm đều có thể được coi là sự đột phá. Với tư cách là một doanh nghiệp, họ đã có sáng kiến về điện toán đám mây (ĐTĐM). Đám mây của Amazon hiện tại đang chứa trung tâm dữ liệu nội bộ của chính họ được bán cho các đối tác khác với phí cho mỗi lần sử dụng. Hiện tại, có rất nhiều đám mây điện toán, và đám mây của Amazon là một trong những đám mây lớn nhất.
Tác động: Trên thực tế, ĐTĐM đã tạo ra rất nhiều cơ hội cho mọi người. Các doanh nghiệp, đặc biệt là các startup và các doanh nghiệp nhỏ, đang có xu hướng mua nhiều server, kho lưu trữ và thiết bị mạng hơn để tạo ra những trung tâm dữ liệu riêng cho mình, có cơ chế hoạt động giống như một đám mây điện toán (hay còn gọi là các đám mây tư).
#2: Facebook - Thay đổi cách thức thiết kế phần cứng
Cố vấn phần cứng mã nguồn mở Frank Frankovsky
Lĩnh vực hoạt động: Với mục đích tiếp tục giữ vững vị thế là một trang mạng xã hội lớn nhất thế giới, Facebook đang tiến hành thiết kế tùy biến mọi loại thiết bị trung tâm dữ liệu. Những thiết bị mới này hoạt động nhanh hơn, thân thiện với môi trường hơn và có chi phí rẻ hơn.
Tại sao đó lại là đột phá: Facebook đang chia sẻ thiết kế của mình với cả thế giới với mã nguồn mở và chi phí bằng 0. Đó có thể sẽ mang tới một ngành công nghiệp phần cứng mới, nơi mà các công ty có thể tự yêu cầu server nào là thích hợp đối với mình. Trong hơn 10 năm tới, thế giới sẽ được theo dõi dự án Open Compute của Facebook thay thế ngành phần cứng với cách thức tương tự mà phần mềm mã nguồn mở đang làm với ngành phần mềm như thế nào.
Tác động: Dell, HP, IBM... là những hãng phần cứng truyền thống đã từ chối hợp tác với Facebook trong lĩnh vực này. Trong khi đó, những hãng thiết kế phần cứng mới nổi như Synnex, Avnet, Quanta lại sẵn sàng ký hợp đồng và tham gia dự án của Facebook.
#1: VMware - Một mình thay đổi tất cả
CEO mới của VMware: Pat Gelsinger
Lĩnh vực hoạt động: VMware tạo ra các phần mềm ảo hóa server, cho phép nhiều loại phầm mềm khác nhau chia sẻ cùng một server vật lý nhưng đồng thời cũng khiến các phần mềm đó "nghĩ" rằng chỉ có riêng mình đang sử dụng server đó.
Tại sao đó lại là đột phá: VMware được tạo ra để mang tới những ý tưởng sáng tạo đột phá và mọi cách thức mở rộng của hãng này đều mang tới những sự thay đổi lớn, mà hiện tại là kế hoạch thay đổi thiết kế của mạng Internet và cả các đám mây điện toán.
Tác động: Cisco đang là một trong những đối thủ lớn của VMware trong lĩnh vực công nghệ mạng. Còn về lĩnh vực ĐTĐM, Rackspace và HP có thể phải chịu ảnh hưởng từ các kế hoạch thay đổi của VMware. Họ đã đầu tư khá nhiều vào đám mây điện toán mã nguồn mở có tên OpenStack. Trong khi đó, các doanh nghiệp sẽ có cơ hội thiết kế lại mạng Internet cũng như "nhồi" nhiều server lên mạng hơn với chi phí thấp hơn.
Theo Genk
Gián điệp tin học TQ: IBM cũng "dính chưởng" Các nước phương Tây không hiểu nổi ai là sở hữu chủ Huawei. Mọi nghi ngờ và lo âu xuất phát từ đây. Thành lập từ năm 1988, Huawei cho tới nay vẫn là một công ty tư nhân chưa lên sàn chứng khoán mặc dù có doanh số thuộc hàng "khủng" (32 tỉ USD năm 2011), số lượng lao động lên tới...