Cổ phiếu công nghệ Mỹ có tháng giảm sâu nhất tính từ khủng hoảng tài chính năm 2008
Nhà đầu tư rút tiền khỏi những cổ phiếu đã mang lại lợi suất tốt nhất trong những năm gần đây bởi họ lo lắng về cuộc chiến thương mại do Tổng thống Trump khởi xướng, lãi suất tăng cao.
Ảnh: DailyTimes
Trong tháng 10/2018, cổ phiếu công nghệ có tháng sụt giảm tồi tệ nhất tính từ thời kỳ suy thoái kinh tế tồi tệ nhất cách đây 1 thập kỷ.
Trong tháng 10/2018, chỉ số Nasdaq giảm 9,2%, tháng giảm giá sâu nhất tính từ mức giảm 10,8% ghi nhận vào tháng 11/2008.
Ở thời điểm đó, thị trường tài chính khủng hoảng, chỉ số Nasdaq giảm liên tiếp 6 tháng, khi đó chỉ số mất đến 40% giá trị.
Tháng 10/2018, cổ phiếu công nghệ giảm giá sâu, dẫn đầu bởi cổ phiếu Amazon với mức giảm lên đến 20%, sau đó đến cổ phiếu Alphabet giảm 9,7%.
Nhà đầu tư rút tiền khỏi những cổ phiếu đã mang lại lợi suất tốt nhất trong những năm gần đây bởi họ lo lắng về cuộc chiến thương mại do Tổng thống Trump khởi xướng, lãi suất tăng cao; các nhà quản lý quỹ vì vậy bán bớt tài sản để chuyển sang các loại tài sản mà theo họ sẽ an tooàn hơn nếu kinh tế đảo chiều.
Trong tháng 10/2018, không chỉ riêng cổ phiếu ngành công nghệ trên thị trường chứng khoán Mỹ giảm điểm. Cổ phiếu của 8 trong 10 nhóm ngành thuộc S&P 500 giảm điểm, dẫn đầu bởi cổ phiếu năng lượng và cổ phiếu ngành hàng hóa tiêu dùng, cổ phiếu hai nhóm ngành này ghi nhận mức giảm sâu hơn cổ phiếu công nghệ. Chỉ số S&P 500 giảm 6,9%, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 5,1%.
Tuy nhiên, sự sụt giảm của cổ phiếu công nghệ tác động toàn diện đến thị trường bởi 5/6 công ty có giá trị vốn hóa cao nhất trên thị trường chứng khoán thuộc lĩnh vực công nghệ.
Video đang HOT
Trong ngày thứ Năm, Apple sẽ là công ty đầu tiên trong nhóm 5 công ty công nghệ lớn nhất công bố kết quả kinh doanh quý 2/2018. Facebook vào ngày thứ Ba đã công bố kết quả kinh doanh gây phản ứng trái chiều, lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu cao vượt dự báo nhưng doanh thu không đạt kỳ vọng.
Trong tuần trước, cổ phiếu Amazon và Alphabet giảm sâu bởi kết quả kinh doanh gây thất vọng, cổ phiếu Microsoft trong khi đó tăng nhờ lợi nhuận cao vượt kỳ vọng của giới chuyên gia.
TRUNG MẾN
theo bizlive.vn
Vì đâu chứng khoán Mỹ có tuần tồi tệ nhất trong 7 tháng qua?
Thị trường chứng khoán Mỹ đã tăng trở lại, đóng cửa cao hơn trong phiên giao dịch hôm qua, với hàng loạt cổ phiếu bật lại mạnh mẽ từ mức thấp trong nhiều ngày trước.
Phục hồi lại nhưng vẫn có tuần giảm mạnh
Chỉ số công nghiệp Dow Jones dù đầu phiên có lúc dao động chìm trong sắc đỏ trở lại sau khi chạm mức cao nhất trong ngày tại 25.467,55 điểm, tuy nhiên cuối phiên đóng cửa vẫn ghi nhận mức tăng mạnh 287,16 điểm, tương đương 1,2% lên 25.339,99 điểm.
Chỉ số S&P cũng tăng 38,76 điểm, tương đương 1,4%, đóng cửa tại 2.767,13 điểm, chấm dứt chuỗi 6 ngày đi xuống liên tiếp, mạch giảm điểm dài nhất kể từ chuỗi giảm 9 ngày diễn ra trong tháng 11/2016.
Chỉ số Nasdaq cũng phục hồi ấn tượng nhất khi tăng trở lại 167,83 điểm, tương đương 2,3% và kết phiên tại 7.496,89 điểm, đánh dấu ngày giao dịch tốt nhất kể từ ngày 26/3 đầu năm nay.
Tính chung cả tuần này, chỉ số Dow vẫn giảm mạnh đến 4,2%, S&P 500 mất 4,1% và Nasdaq rớt 3,7%, ghi nhận tuần giao dịch tồi tệ nhất kể từ tháng 3 đến nay.
Đáng lưu ý, cả chỉ số Dow và S&P đểu đã có 3 tuần đi xuống liên tiếp, trong khi ở chỉ số Nasdaq là 2 tuần đi xuống.
Các nhà đầu tư tiếp tục theo dõi lợi suất trái phiếu tăng, vốn là chất xúc tác chính đẩy giá cổ phiếu giảm mạnh trong tuần này. Hôm qua cũng là ngày đánh dấu sự khởi đầu không chính thức cho mùa công bố báo cáo thu nhập quý 3. JPMorgan Chase, Citigroup và Wells Fargo & Co đã trở thành những doanh nghiệp đầu tiên cung cấp báo cáo kết quả kinh doanh quý 3, hé lộ những manh mối đầu tiên về hoạt động của các tập đoàn Mỹ.
Cụ thể, cổ phiếu của JPMorgan giảm 1,1% ngay cả khi công bố báo cáo thu nhập quý 3 và doanh thu đánh bại kỳ vọng, do các nhà đầu tư lo lắng về khả năng tăng trưởng lợi nhuận trong tương lai.
Lợi nhuận quý ba của Citigroup đã vượt dự báo nhưng doanh số bán hàng thấp hơn kỳ vọng. Cổ phiếu này hôm qua tăng 2,21%. Trong khi đó, Wells Fargo báo cáo lợi nhuận điều chỉnh thấp hơn dự báo, nhưng doanh thu lại vượt kỳ vọng, giúp giá cổ phiếu tăng 1,3%.
Các cổ phiếu ngành công nghệ được giao dịch mạnh, sau khi đã giảm mạnh trong những phiên đầu tuần này. Cổ phiếu Apple tăng 3,6% trong khi công ty mẹ của Google là Alphabet tăng 2,7%. Microsoft cũng tăng 3,5%. Cổ phiếu Amazon vọt tăng 4%, nhưng tính chung cả tuần vẫn giảm 6,8% và chìm sâu vào vùng điều chỉnh theo kỹ thuật.
Cổ phiếu công nghệ có một trong những phiên hiếm hoi bật lại mạnh mẽ, đẩy thị trường phục hồi
Động lực dẫn dắt thị trường
Thu nhập quý 3 cũng sẽ là động lực chính dẫn dắt thị trường khi các công ty đẩy mạnh công bố báo cáo trong những tuần tới. Theo các nhà phân tích thì nhu nhập của các công ty đang niêm yết dự kiến tăng trưởng khoảng 19% và doanh thu tăng 7%. Trong khi những sự tăng trưởng như vậy càng cho thấy nền kinh tế đang cải thiện, thì cũng có những lo ngại rằng kỳ vọng đã quá lạc quan, hoặc quý 3 có thể đánh dấu thu nhập của các doanh nghiệp đã trở thành đỉnh điểm.
Diễn biến bán tháo mạnh mẽ của thị trường trong tuần này đến từ sự gia tăng đột biến của lãi suất, đặc biệt là lợi suất trái phiếu kho bạc dài hạn 10 năm khi tăng lên mức cao nhất trong 7 năm qua tại 3,25% hồi đầu tuần này.
Tuy nhiên, việc tháo chạy khỏi thị trường càng tăng nhanh trong bối cảnh lo ngại về định giá của thị trường cổ phiếu sẽ giảm xuống trước khả năng Cục Dự trữ liên bang đang dần nâng lãi suất để bình thường hóa chính sách sau thời kỳ nới lỏng suốt một thời gian dài từ khủng hoảng đến nay.
Mức lợi suất cao hơn không chỉ làm tăng chi phí vay vốn của các công ty, mà còn thúc đẩy các nhà đầu tư chuyển hướng đầu tư ra khỏi thị trường cổ phiếu. Tuy nhiên, sự hoảng loạn của thị trường cổ phiếu có thể châm ngòi cho nhu cầu đầu tư an toàn vào trái phiếu Mỹ. Trong hôm qua, lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm giảm hơn 6 điểm cơ bản xuống còn 3,158%.
Mọi việc đang bị thổi phồng quá mức?
Các nhà phân tích phần lớn đều cho rằng diễn biến tồi tệ trong tuần này là phản ứng với triển vọng lãi suất tăng cao và những bình luận hồi đầu tháng này từ Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Powell, trong đó ông phát biểu sẽ còn nhiều lần nâng lãi suất nữa trong tương lai.
Tuy nhiên, sự phục hồi trở lại vào hôm qua cho thấy lo ngại về lãi suất tăng có thể đã bị thổi phồng quá mức. Theo Michael Arone, nhà chiến lược đầu tư chính cho State Street Global Advisors chia sẻ: "Thu nhập của các công ty vững chắc đã giúp các nhà đầu tư thở phào và kỳ vọng vào những dấu hiệu hỗ trợ mới. Mức bật tăng trong phiên đóng cửa cho thấy các nhà đầu tư vẫn tự tin về nền kinh tế".
David Madden, nhà phân tích thị trường tại CMC Markets cho biết: "Những gì các nhà đầu tư cần suy xét là nền kinh tế Mỹ vẫ đang tiến triển tốt và diễn biến lợi suất tăng chỉ diễn ra trong vài tuần qua, nhưng lãi suất cao hơn cũng không có ý nghĩa là sự kết thúc của kinh tế thế giới. Mà lãi suất cao hơn được đảm bảo khi nền kinh tế vẫn mạnh mẽ".
Về dữ liệu kinh tế mới nhất, chỉ số giá nhập khẩu tăng 0,5% trong tháng 9. Ngoài ra, chỉ số cảm tính tiêu dùng giảm xuống 99 từ mức 100,1 điểm trước đó. Con số thấp hơn nhiều mức dự báo là 100,6 điểm.
ĐỒNG AN
Theo Thegioitiepthi.vn
Giới đầu tư ồ ạt tháo chạy Thị trường chứng khoán toàn cầu đã chứng kiến phiên lao dốc mạnh nhất trong nhiều tháng trong phiên thứ Tư (10/10) khi nhóm cổ phiếu công nghệ bị bán tháo và thêm nhiều lo ngại khác. Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ sau khi lên mức cao nhất 7 năm hồi đầu tuần, đã dần hạ nhiệt, nhưng vẫn ở mức...