Cổ phiếu công nghệ bị bán mạnh, chứng khoán Mỹ giảm điểm
Đợt bán mạnh cổ phiếu công nghệ vẫn tiếp diễn, nhà đầu tư đánh giá lại về triển vọng của nền kinh tế trong bối cảnh số lượng các ca nhiễm Covid-19 vẫn tăng lên.
Ảnh: GettyImages
Cuối phiên giao dịch ngày thứ Ba, thị trường chứng khoán Mỹ đóng cửa giảm điểm. Thị trường chứng khoán Mỹ để mất thành quả tăng điểm vào đầu phiên khi mà đợt bán mạnh cổ phiếu công nghệ vẫn tiếp diễn, nhà đầu tư đánh giá lại về triển vọng của nền kinh tế trong bối cảnh số lượng các ca nhiễm Covid-19 vẫn tăng lên, ngoài ra hiện không có nhiều diễn biến tích cực xung quanh gói giải cứu Covid-19 mà Washington cam kết.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày thứ Ba, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 104,53 điểm tương đương 0,4% xuống 27.686,91 điểm. Ở thời điểm tăng điểm mạnh trong phiên, chỉ số đã có lúc tăng hơn 300 điểm.
Video đang HOT
Chỉ số S&P 500 giảm 26,78 điểm tương đương 0,8% xuống 3.333,69 điểm. Chỉ số S&P 500 và Dow Jones chấm dứt chuỗi 7 ngày tăng điểm. Chỉ số Nasdaq giảm 185,53 điểm tương đương 1,7% xuống 10.782,82 điểm.
Chỉ số Russell 2000 của các doanh nghiệp có giá trị vốn hóa nhỏ tăng 9,57 điểm tương đương 0,6% lên 1.575,10 điểm.
Trong ngày thứ Hai, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 357,96 điểm tương đương 1,3% lên 27.791,44 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 9,19 điểm tương đương 0,3% lên 3.360,47 điểm, chỉ thấp hơn 0,8% so với mức kỷ lục thiết lập ngày 19/2/2020 là 3.386,15 điểm. Chỉ số Nasdaq trong khi đó giảm 42,63 điểm tương đương 0,4% xuống 10.968,36 điểm.
Trưởng bộ phận đầu tư tại quỹ Baird, ông Bruce Bittles, khẳng định có nhiều yếu tố đứng đằng sau đợt bán tháo trên thị trường chứng khoán Mỹ phiên ngày thứ Ba. Ông nhấn mạnh rằng chỉ số công nghiệp Dow Jones và S&P 500, sau 7 ngày tăng điểm, đã rơi vào trạng thái “quá bán”.
Ngoài ra, tâm lý lạc quan với vắc xin Covid-19 của Nga đã nhạt đi trong ngày giao dịch, tuy nhiên yếu tố quan trọng nhất chính là việc lợi suất trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ tăng mạnh không khỏi khiến nhiều nhà đầu tư bất ngờ. Lợi suất trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ tăng sẽ tác động xấu đến thị trường chứng khoán.
Nhiều chuyên gia phân tích đã dự báo về khả năng sẽ có một đợt điều chỉnh dòng tiền khỏi các cổ phiếu đang tăng trưởng nóng sang các cổ phiếu chu kỳ một thời từng suy giảm mạnh do đại dịch Covid-19 và nền kinh tế có thể hướng tới khoảng thời gian mở cửa lại đầy đủ hơn.
Trưởng bộ phận đầu tư tại UBS, ông Mark Haefele, nhận xét: “Theo kịch bản mà chúng tôi dự báo, sẽ không có quy định phong tỏa mới được áp dụng. Các biện pháp hạn chế vừa phải sẽ giữ được đại dịch trong tầm kiểm soát, vắc xin sẽ có thể có được từ quý 2/2021″.
Thông tin Nga có vắc xin được công bố ở thời điểm số lượng các ca nhiễm Covid-19 hàng ngày tại Nga rơi xuống dưới mốc 5.000 lần đầu tiên tính từ tháng 4/2020, số lượng các ca nhiễm Covid-19 tại Nga giảm nhẹ so với mức đỉnh vào tháng 5/2020. Con số lây nhiễm Covid-19 trung bình tính theo ngày tại Nga đã giảm trong 31 ngày gần nhất. Số lượng ca lây nhiễm Covid-19 trong ngày gần nhất chỉ chưa bằng nửa so với con số 11.656 ca công bố vào ngày 11/5/2020.
Số lượng các ca nhiễm mới tại Nga đã giảm đồng đều tại các khu vực sau khi quy định phong tỏa được đưa ra hồi giữa tháng 5/2020 được gỡ bỏ. Cuộc sống tại Nga đã trở lại bình thường, theo thông tin từ công ty Internet Yandex.
Nga hiện đang có gần 900.000 trường hợp lây nhiễm Covid-19, số lượng các ca lây nhiễm Covid-19 cao nhất trên thế giới. Chỉ riêng trong quý 2/2020, số lượng các ca tử vong do Covid-19 tại Nga là 27.000 ca.
Tổng thống Vladimir Putin yêu cầu chính phủ hỗ trợ kinh phí tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho 60% dân số Nga, đồng thời bảo đảm tiêm phòng cho 75% các nhóm có nguy cơ lây nhiễm. Thông tin này được công bố trên trang web chính thức của Điện Kremlin hôm 10/8.
Thị trường chứng khoán Mỹ tăng cao trong phiên 20/7 nhờ cổ phiếu công nghệ
Thị trường chứng khoán Mỹ tăng cao trong phiên giao dịch ngày 20/7 khi các cổ phiếu liên quan đến công nghệ tăng mạnh, qua đó thúc đẩy thị trường đi lên.
Phiên mở cửa trở lại của sàn giao dịch chứng khoán New York, Mỹ ngày 26/5/2020. Ảnh: THX/TTXVN
Kết thúc phiên giao dịch, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 8,92 điểm (hay 0,03%), lên 26.680,87 điểm. Chỉ số S&P 500 cũng tiến 27,11 điểm (0,84%), lên 3.251,84 điểm. Trong khi đó, chỉ số công nghệ Nasdaq Composite tăng 263,90 (2,51%), lên mức 10.767,09 điểm.
Cổ phiếu hãng Microsoft đã tăng 4,3%, dẫn đầu nhóm tăng điểm trong nhóm chỉ số 30 cổ phiếu hàng đầu. Ngoài ra, cổ phiếu của các gã khổng lồ công nghệ khác của Mỹ, còn được gọi nhóm FAANG gồm Facebook, Apple, Amazon, Netflix và Google-Parent Alphabet, đều tăng điểm khi kết thúc phiên giao dịch này.
Các nhà đầu tư dường như đã bỏ qua tình trạng số ca mắc COVID-19 tăng cao hơn ở Mỹ. Theo nghiên cứu của trường Đại học Johns Hopkins, tính đến sáng 21/7, Mỹ xác nhận hơn 3,8 triệu trường hợp mắc COVID-19, với hơn 140.000 ca tử vong
Tại thị trường Việt Nam, kết thúc phiên giao dịch ngày 20/7, chỉ số VN - Index giảm 10,62 điểm (1,22%) xuống 861,4 điểm, trong khi chỉ số chỉ số HNX-Index giảm 1,09 điểm (0,93%) xuống 115,72 điểm. Khối lượng giao dịch trên VN - Index đạt hơn 285 triệu đơn vị, tương ứng giá trị hơn 4.768,919 tỷ đồng. Toàn sàn VN - Index có 112 mã tăng giá, 35 mã đứng giá và 282 mã giảm giá.
Căng thẳng Mỹ - Trung leo thang, cổ phiếu công nghệ tiếp tục lao dốc, Dow Jones rớt gần 200 điểm Kết thúc phiên 24/7, chứng khoán Mỹ tiếp tục rớt điểm và chốt lại 1 tuần đầy biến động, khi cổ phiếu công nghệ chật vật với đà giảm, cùng với đó là căng thẳng Mỹ - Trung gia tăng. Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones giảm 182,44 điểm, tương đương 0,6%, xuống 26.469,89 điểm. S&P 500 giảm 0,6%, tương đương...