Cổ phiếu chứng khoán được dự báo hút dòng tiền trong ngắn và trung hạn
Với mức thanh khoản trung bình như hiện nay, tiềm năng tăng trưởng cho các doanh nghiệp chứng khoán được dự báo khá tốt, là cơ sở để nhóm cổ phiếu hút dòng tiền trong thời gian tới.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Vietnam )
Sự bùng nổ của thị trường chứng khoán trong tháng cuối năm kéo theo dòng tiền đổ vào nhóm cổ phiếu doanh nghiệp chứng khoán ngày càng tăng.
Đây là một trong những nhóm cổ phiếu được dự báo được hưởng lợi nhiều trong giai đoạn ngắn và trung hạn.
Một tuần gần đây, thị trường chứng kiến nhiều cổ phiếu chứng khoán đồng loạt tăng khá ấn tượng, trở thành tâm điểm mới của thị trường.
Chốt phiên giao dịch ngày hôm qua 14/12, cổ phiếu SSI của Công ty cổ phần Chứng khoán SSI đã có phiên tăng trần khá ấn tượng khi tăng 6,8% lên 25.150 đồng/cổ phiếu, cùng khối lượng khớp lệnh hơn 11,8 triệu đơn vị.
Một tháng gần đây, giao dịch của cổ phiếu SSI hầu như được bao phủ bởi sắc xanh và có mức tăng trưởng tới 43%. Khối lượng giao dịch khớp lệnh có phiên ghi nhận kỷ lục lên đến 13,7 triệu đơn vị.
Video đang HOT
Cổ phiếu VIX của Công ty cổ phần Chứng khoán VIX cũng có phiên tăng điểm ấn tượng trong ngày 14/12, tăng 8% so với phiên trước đó ở mức 21.000 đồng/cổ phiếu. Đây là mức liên tiếp của cổ phiếu này trong 6 ngày giao dịch gần đây, tăng hơn 13% so với một tuần trước đó.
Ví dụ như mã VND của Công ty cổ phần Chứng khoán VNDirect tăng gần 19%; mã HCM của Công ty cổ phần Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh tăng 15,3%; mã VIG của Công ty cổ phần Chứng khoán Công nghiệp và Thương mại Việt Nam tăng trên 44%…
Nhiều nhận định cho thấy, năm 2020 là năm “bội thu” của các công ty chứng khoán khi thị trường chứng khoán Việt Nam có sự tăng trưởng ấn tượng so với các thị trường khác trong khu vực và được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng trong trung và ngắn hạn.
Số liệu thống kê cho thấy, khối lượng và giá trị giao dịch trên thị trường chứng khoán đã tăng mạnh, gần gấp đôi so với năm ngoái. Điều này kéo theo khoản thu phí môi giới, lãi margin… đổ về các công ty chứng khoán sẽ tăng lên đáng kể trong khoảng thời gian này.
Thực tế, kết quả kinh doanh quý 3/2020 của nhiều công ty chứng khoán đã ghi nhận tăng trưởng tích cực.
Đơn cử như tại Công ty cổ phần Chứng khoán SSI, lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt khoảng 1.076 tỷ đồng trong 9 tháng 2020, đã vượt 24% kế hoạch kinh doanh năm 2020.
Đây cũng là mức doanh thu 9 tháng cao nhất trong lịch sử hoạt động của công ty này. Công ty cổ phần Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HSC) cũng ghi nhận lợi nhuận sau thuế lũy kế 9 tháng tăng 29% so với cùng kỳ 2019, hoàn thành 87% kế hoạch cả năm 2020.
Theo ông Nguyễn Thế Minh, Trưởng phòng phân tích Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam, việc kiểm soát tốt dịch bệnh COVID-19 và duy trì yếu tố vĩ mô ổn định khi GDP vẫn tăng trưởng dương là những yếu tố quan trọng giúp chỉ số VN-Index có hiệu suất cao nhất trong khu vực tính từ đầu năm đến nay.
Thị trường chứng khoán Việt Nam đã tăng điểm liên tiếp từ tháng 8 đến tháng 11 và ghi nhận sự hồi phục kinh ngạc từ mức đáy trong năm 2020. So với cuối 2019, VN-Index đã tăng 6% và hơn 50% so với đầu tháng 4/2020 sau khi thị trường tạo đáy.
Ông Nguyễn Thế Minh cho rằng trong thời gian ngắn và trung hạn, chỉ số VN-Index vẫn đang trong chu kỳ tăng mạnh, có thể hướng đến 1.200 điểm, tương đương với mức đỉnh trong giai đoạn 2007-2008. Do vậy, dư địa tìm kiếm lợi nhuận trên thị trường chứng khoán vẫn còn nhiều.
Các chuyên gia cho rằng, mặc dù trước đó cổ phiếu chứng khoán chịu sự cạnh tranh trong ngành rất lớn, nhất là doanh nghiệp nước ngoài, tuy nhiên mức độ rủi ro sẽ giảm dần do dư địa cho thị trường còn rất lớn.
Với mức thanh khoản trung bình như hiện nay, tiềm năng tăng trưởng cho các doanh nghiệp chứng khoán được dự báo khá tốt. Đây sẽ là cơ sở để nhóm cổ phiếu chứng khoán hưởng lợi từ đà tăng của thị trường và trở thành nhóm cổ phiếu hút dòng tiền trong thời gian tới./.
Chứng khoán 'rực lửa', cổ phiếu vô danh tăng thần kỳ
Trong khi thị trường chứng khoán rực lửa, hàng loạt mã lớn lao dốc, một cổ phiếu nhỏ bất ngờ ngược dòng tăng liên tục hơn 100% thị giá.
Theo đó, chốt phiến 29/7, mã TNW của Công ty cổ phần Nước sạch Thái Nguyên đứng mức 11.500 đồng/cổ phiếu, đi ngang so với phiên liền trước. Tuy nhiên, tính từ ngày 20/7 - 29/7, mã này trải qua 8 ngày giao dịch, biến động tăng 109%, tương đương mỗi cổ phiếu thêm 6.000 đồng.
Cổ phiếu TNW của Nước sạch Thái Nguyên gây bất ngờ khi tăng 109% thị giá trong 8 phiên gần đây. (Ảnh: TNW)
Đáng nói, trước phiên tăng trần ngày 21/7, cổ phiếu TNW của Nước sạch Thái Nguyên có chuỗi đi ngang từ 20/5 với mức giá 5.500 đồng/cổ phiếu. Thanh khoản trong thời gian này cũng gần như bằng 0.
Công ty cổ phần Nước sạch Thái Nguyên tiền thân là nhà máy nước Thái Nguyên thành lập 1962, phụ trách việc đảm bảo cung cấp nước sạch cho sinh hoạt và sản xuất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
Doanh nghiệp hiện có vốn điều lệ 160 tỷ đồng gồm 2 cổ đông lớn là Công ty cổ phần Tập đoàn quốc tế Đông Á nắm 41% vốn và UBND tỉnh Thái Nguyên giữ 42,27% vốn.
Báo cáo tài chính cho thấy doanh thu bán hàng đạt 42,9 tỷ đồng, giảm 80%. Tuy nhiên lợi nhuận sau thuế quý II/2020 của TNW đạt hơn 4 tỷ đồng, tăng 155,9%.
Nguyên nhân giảm doanh thu do quý II/2019 ghi nhận doanh thu nhượng bán vật liệu và doanh thu hoạt động xây lắp giảm. Nhưng do giá vốn hàng bán cùng chi phí quản lý giảm khiến lợi nhuận tăng.
Theo kế hoạch, năm 2020, doanh thu mục tiêu TNW đạt 213 tỷ đồng, tăng 11% và lãi sau thuế tăng 69% đạt gần 8,7 tỷ đồng. Hiện TNW đạt doanh thu thuần và lãi sau thuế lần lượt 82,6 tỷ đồng và 5,3 tỷ đồng, và tương đương 38% và 61% kế hoạch.
Ngày giao dịch hôm qua 29/7, VN-Index giảm 22,5 điểm (2,77%) xuống 790,8 điểm. VN30-Index giảm gần 2,8% xuống 735 điểm. Trên sàn Hà Nội, HNX-Index giảm hơn 1% còn UPCOM-Index giảm gần 2%.
Nhóm VN30, 29/30 mã Bluechip giảm giá. ROS giảm sàn vào cuối phiên, xuống còn 2.200 đồng. GAS, VRE giảm hơn 6%, SBT giảm 5,7%, CTD giảm 5,6%, SAB giảm 5%, PNJ, SSI, PLX giảm gần 5%, BVH giảm 4,3%, MBB giảm 4%. EIB bất ngờ tăng trần vào cuối phiên, là cổ phiếu duy nhất giữ trạng thái tích cực trong VN30.
Thanh khoản hai sàn niêm yết đạt gần 6.000 tỷ đồng, tương đương với trung bình gần đây. Trong đó, khối ngoại tiếp tục là điểm sáng khi mua ròng gần 300 tỷ đồng trên HoSE.
Góc nhìn kỹ thuật phiên giao dịch chứng khoán ngày 30/7: Áp lực giảm điểm đang gia tăng Chỉ số đang đóng cửa dưới MA20 và chùm MA5,10,20 đang phân kỳ âm tiêu cực, cho thấy xu hướng giảm điểm vẫn khá mạnh. Thêm vào đó, các chỉ báo kỹ thuật khác cho tín hiệu tiêu cực, như MACD hướng xuống dưới Signal duy trì tín hiệu bán và RSI đi xuống vùng 32, cho thấy áp lực giảm điểm đang...