Cổ phiếu cần quan tâm ngày 22/12
Báo Đầu tư Chứng khoán trích báo cáo phân tích một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 22/12 của các công ty chứng khoán.
Mục tiêu chốt lãi của cổ phiếu PVB nằm tại mức 21.5
CTCK BIDV (BSC)
Cổ phiếu PVB của Công ty cổ phần Bọc ống Dầu khí Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn tăng từ đầu tháng 11 đến nay với xuất phát điểm từ vùng hỗ trợ xung quanh 13.5. Thanh khoản cổ phiếu trong những phiên gần đây đang có chiều hướng tăng dần.
Các chỉ báo xu hướng hiện đang ở trong trạng thái khả quan. Mặc dù vậy, chỉ báo RSI vừa đi vào vùng quá mua nên nhịp tăng của cổ phiếu có thể chững lại một chút trong ngắn hạn.
Ngưỡng hỗ trợ gần nhất của PVB nằm tại khu vực xung quanh giá 17. Mục tiêu chốt lãi của cổ phiếu nằm tại mức 21.5, cắt lỗ nếu ngưỡng 16.5 bị xuyên thủng.
Khuyến nghị mua GTN với giá mục tiêu 31.200 đồng/CP
Video đang HOT
CTCK MB (MBS)
Trong quý III/2020, CTCP GTNfoods (GTN) ghi nhận doanh thu thuần giảm nhẹ 7% so với cùng kỳ năm ngoái xuống còn 776 tỷ đồng nhưng lợi nhuận sau thuế tăng mạnh 290% lên 87 tỷ đồng nhờ (i) biên lợi nhuận đạt 32,1%, cao hơn mức 15% trong quý III/2019, (ii) lợi nhuận từ Công ty con gián tiếp là CTCP Giống bò sữa Mộc Châu (MCM) trong quý III/2020 gấp gần 4 lần so với cùng kỳ, và (iii) doanh nghiệp ghi nhận 1 khoản lớn từ thu nhập lãi tiền gửi.
Lũy kế 9 tháng năm 2020, GTN ghi nhận doanh thu thuần 2.144 tỷ đồng, giảm nhẹ 5,5% so với cùng kỳ năm ngoái do không còn ghi nhận doanh thu từ mảng chè của VINATEA vốn chiếm 11,6% doanh thu 2019. Tuy nhiên, nhờ cải thiện đáng kể trong hiệu quả hoạt động của MCM, biên lợi nhuận của GTN gia tăng đáng kể. Lợi nhuận sau thuế 9 tháng đầu năm đạt 176 tỷ đồng, tăng 174%.
Đẩy mạnh tham gia của VNM trong hệ thống quản trị của GTN. Tính đến thời điểm hiện tại, VNM đang sở hữu 75% vốn của GTN. Nhờ có sự tham gia của VNM, Mộc Châu Milk được tái cơ cấu và đem lại hiệu quả hoạt động tốt trong thời gian vừa qua. Biên lợi nhuận gộp trong 9 tháng năm 2020 đạt 28,5%, cải thiện rõ rệt so với mức 15,2% cùng kỳ năm ngoái.
Về kết quả kinh doanh của MCM, trong III/2020, Công ty ghi nhận doanh thu thuần 775 tỷ đồng, tăng 14% so với cùng kỳ, lợi nhuận sau thuế tăng 112,3%. Biên lợi nhuận gộp tăng từ mức 19,4% tại quý III/2019 lên mức 34,6% trong quý III/2020 nhờ công tác quản trị chi phí hiệu quả, các chính sách hỗ trợ nhà phân phối, hỗ trợ khách hàng với giá bán hợp lý.
Lũy kế 9 tháng năm 2020, MCM ghi nhận 2.142 doanh thu thuần tỷ đồng và 209 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng tương ứng 10% và 70%. Biên lợi nhuận gộp cũng tăng từ mức 19% trong năm 2019 lên mức 31% trong 9 tháng 2020 thể hiện sự cải thiện hiệu quả hoạt động rõ rệt của MCM sau khi có sự tham gia của HĐQT của Vinamilk.
Sở GDCK Hà Nội vừa chấp thuận cho CTCP Giống bò sữa Mộc Châu được đăng ký giao dịch 66,8 triệu cổ phiếu trên UPCoM với mã chứng khoán MCM. Ngày giao dịch đầu tiên được thực hiện vào 18/12/2020 với giá tham chiếu là 30.000 đồng/CP.
MCM cũng đã có kế hoạch phát hành 39,2 triệu cổ phiếu cho 2 cổ đông chiến lược là VNM và GTN nhằm bổ sung vốn cho hoạt động đầu tư trang trại mới và dây chuyền sản xuất mới. Việc này sẽ giúp GTN nắm giữ 51% cổ phần tại MCM.
Chúng tôi khuyến nghị mua đối với cổ phiếu GTN, giá mục tiêu của cổ phiếu vào khoảng 31.200 đồng/CP. Hoạt động kinh doanh của DN được đánh giá khả quan trên cơ sở ở (i) nâng cao hiệu quả hoạt động nhờ sự tham gia quản trị của VNM & thoái vốn khỏi các hoạt động ngoài ngành, (ii) giá nguyên liệu có xu hướng giảm khi nhu cầu toàn cầu yếu đi dưới tác động của dịch bệnh, và (iii) cơ hội xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.
Cổ phiếu cần quan tâm ngày 14/12
Báo Đầu tư Chứng khoán trích báo cáo phân tích một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 14/12 của các công ty chứng khoán.
Cân nhắc chốt lãi khi cổ phiếu DBC tiệm cận ngưỡng giá 55.0
CTCK BIDV (BSC)
Cổ phiếu DBC của Công ty cổ phần Tập đoàn Dabaco Việt Nam vừa hình thành phiên bứt phá sau khi tích trung hạn tại ngưỡng giá 42.0. Thanh khoản cổ phiếu vượt ngưỡng trung bình 20 phiên, đồng thuận với đà tăng giá của cổ phiếu.
Chỉ báo MACD và chỉ báo RSI đều ủng hộ xu hướng tăng giá. Đường giá cổ phiếu cũng đã vượt lên dải mây Ichimoku, phản ánh xu hướng tăng giá trung hạn.
Như vậy, nhà đầu có thể mở vị thế cổ phiếu quanh ngưỡng giá 46.5 và cân nhắc chốt lãi khi cổ phiếu tiệm cận ngưỡng giá 55.0, cắt lỗ nếu mất ngưỡng hỗ 42.0.
Khuyến nghị nắm giữ cổ phiếu NT2 với mục tiêu 27.300 đồng/CP
CTCK MB (MBS)
Chúng tôi khuyến nghị nắm giữ với cổ phiếu NT2 với giá mục tiêu 27.300 đồng/CP. Với khả năng duy trì tỷ suất cổ tức 8%-10%/năm trong bối cảnh lãi suất tiếp tục được hạ cùng với việc nhu cầu phụ tải điện được dự báo phục hồi mạnh trong năm 2021 và giá nhiên liệu đầu vào đang ở mức thấp, chúng tôi đánh giá tiềm năng của NT2 hấp dẫn trong trung và dài hạn.
Giá mục tiêu được xác định dựa trên phương pháp chiết khấu dòng cổ tức. Mức giá mục tiêu tương ứng P/E forward khoảng 11,6 lần (EPS 2021F khoảng 2.358 đồng).
Nhà máy điện Nhơn Trạch 2 dừng máy tiến hành trung tu mở rộng định kỳ tại 75.000 giờ vận hành trong tháng 9/2020 khiến doanh thu điện và lợi nhuận gộp bị sụt giảm mạnh trong kỳ, tương ứng giảm 35,7% và 62,1% so với cùng kỳ năm ngoái.
Ngoài ra, trong kỳ doanh nghiệp cũng ghi nhận khoản lỗ tỷ giá 21 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm ngoái lãi 50 tỷ đồng, kéo theo quý III lỗ 6 tỷ đồng, giảm mạnh so với mức lãi 162 tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái.
Sản lượng điện thương phẩm đạt 3.183 triệu kWh (giảm 14% so với cùng kỳ năm ngoái), doanh thu ghi nhận 4.751 tỷ đồng (giảm 16%). Lợi nhuận sau thuế 9 tháng năm 2020 giảm 23% còn 422 tỷ đồng.
Kết quả kinh doanh năm 2021 sẽ phục hồi nhờ (i) nhu cầu phụ tải điện tăng mạnh nhờ kinh tế phục hồi khiến giá bán điện trên thị trường cạnh tranh tăng 10% n/n, (ii) chi phí nhiên liệu đầu vào (khí và dầu DO) được kì vọng sẽ chưa thể phục hồi nhanh trong 2021, và (iii) sự bổ sung nguồn khí mới từ mỏ Sao Vàng Đại Nguyệt. giảm thiểu rủi ro thiếu khí.
Tất toán hết các khoản vay dài hạn trong nửa đầu năm 2021, giúp dòng tiền trở nên ổn định và đảm bảo khả năng chi trả cổ tức cao.
Nhận định thị trường phiên giao dịch chứng khoán ngày 9/12: Giảm tỷ trọng các vị thế ngắn hạn Thị trường có phiên điều chỉnh kỹ thuật sau nhịp tăng kéo dài 5 phiên liên tiếp vừa qua. Tuy vậy, áp lực chốt lời không lớn cùng với dòng tiền vẫn đang rất mạnh, đó cũng là lý do thị trường chỉ giảm nhẹ. Báo Đầu tư Chứng khoán lược trích báo cáo nhận định thị trường của một số công ty...