Cổ phiếu cần quan tâm ngày 15/5
Báo Đầu tư Chứng khoán trích báo cáo phân tích một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 15/5 của các công ty chứng khoán.
Khuyến nghị trung lập dành cho PLX
CTCK Bảo Việt (BVSC)
Cho cả năm 2020, chúng tôi điều chỉnh dự báo doanh thu và lợi nhuận của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam Petrolimex (PLX) lần lượt xuống mức 170.643 tỷ đồng và 1.092 tỷ đồng, giảm lần lượt 10,0% và 73,7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Doanh thu giảm do cả giá bán và sản lượng xuất bán các sản phẩm xăng dầu đều giảm. Lợi nhuận giảm mạnh chủ yếu do lỗ giảm giá hàng tồn kho do đặc thù kinh doanh, PLX phải duy trì một khối lượng hàng tồn kho tương đối lớn với số ngày tồn kho trung bình khoảng 20 ngày.
Ngoài ra, việc chiết khấu để bán được hàng trong bối cảnh giá các sản phẩm xăng dầu có xu hướng giảm mạnh đã khiến biên lợi nhuận gộp của PLX rơi xuống mức thấp lịch sử.
Kết quả định giá cổ phiếu PLX theo phương pháp so sánh P/E, P/B và P/S lịch sử và khu vực là 48.837 đồng/cổ phần, khuyến nghị NEUTRAL.
Chúng tôi xin lưu ý, dự báo và định giá được xây dựng dựa trên kịch bản dịch bệnh không quay trở lại và Việt Nam mở cửa bình thường cho đến hết năm 2020, kết quả kinh doanh của PLX theo đó sẽ dần được cải thiện trong các quý tiếp theo.
Khuyến nghị trung lập dành cho HVN với mức giá mục tiêu 30.000 đồng/CP
CTCK Bảo Việt (BVSC)
Chúng tôi ước tính doanh thu thuần 2020 của CTCP Tổng công ty hàng không Việt Nam (HVN) đạt 61.125 tỷ đồng (giảm 38,31% so với năm ngoái). Lợi nhuận sau thuế hợp nhất dự báo giảm 55,7%, đạt 1.009 tỷ đồng.
Dựa trên hai phương pháp P/E và EV/EBITDAR, chúng tôi đưa ra mức giá hợp lý của HVN dựa trên ước tính từ các yếu tố cơ bản ở mức 30.000 đồng/cổ phần. Do đó chúng tôi duy trì khuyến nghị NEUTRAL đối với cổ phiếu HVN.
Video đang HOT
Khuyến nghị mua cho POW với giá mục tiêu 16.900 đồng/CP
CTCK Bản Việt (VCSC)
Tổng CT Điện lực Dầu khí Việt Nam (POW) đã công bố kết quả kinh doanh tháng 4/2020 với tổng sản lượng điện thương phẩm đạt 1,8 tỷ kWh (giảm 7,7% so với tháng 4/2019), chủ yếu do nhu cầu tiêu thụ điện thấp hơn trong giai đoạn cao điểm khi Việt Nam thực hiện chỉ thị giãn cách xã hội. Nhìn chung, sản lượng điện thương phẩm của POW giảm 5,1% trong 4 tháng đầu năm 2020 so với mức giảm 4,3% trong quý I/2020.
Tính riêng trong tháng 4/2020, các nhà máy điện khí của POW là Nhơn Trạch 1 và Cà Mau đã chịu ảnh hưởng mạnh nhất với sản lượng điện thương phẩm lần lượt giảm 92% và 17% , khi Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) ưu tiên huy động điện từ các nhà máy điện than có chi phí thấp trong bối cảnh nhu cầu suy yếu.
Theo POW, nhà máy điện Nhơn Trạch 1 chỉ vận hành 5 trong 30 ngày của tháng 4 khi thủ tục đề xuất Trung tâm Điều độ Hệ thống Điện Quốc gia tăng hy động điện vẫn chưa được hoàn thành như dự kiến – dù nhà máy đã chốt được nguồn cung khí. Nhà máy điện Cà Mau cũng vận hành dưới công suất khả dụng trong 7 ngày đầu tiên của tháng 4.
Trong khi đó, CTCP Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2 (HSX: NT2) đã không bị EVN giảm huy động diện và ghi nhận sản lượng bán tăng nhẹ 4,5% trong tháng 4/2020, chủ yếu nhờ việc NT2 là một trong những nhà máy điện khí vận hành hiệu quả nhất tại Việt Nam, theo quan điểm của chúng tôi.
Sản lượng điện thương phẩm từ nhà máy điện than Vũng Áng tăng mạnh 70% YoY trong tháng 4/2020, nhờ nguồn cung than ổn định trong năm 2020 so với tình trạng thiếu hụt than trong 6 tháng đầu năm 2019.
Các nhà máy thủy điện Hủa Na và Đắk Đrink của POW tiếp tục ghi nhận kết quả kinh doanh kém tích cực với sản lượng điện thương phẩm giảm mạnh lần lượt 50% và 66% do hạn hán nghiêm trọng.
Sản lượng điện thương phẩm trong 4 tháng đầu năm 2020 của POW đã hoàn thành 32% dự báo cả năm của chúng tôi và phù hợp với dự báo của chúng tôi cho năm 2020. Chúng tôi cho rằng có khả năng điều chỉnh giảm nhẹ dự báo sản lượng điện thương phẩm cho 2 nhà máy thủy điện nói trên; tuy nhiên, đóng góp từ các nhà máy này cho tổng sản lượng của POW là không đáng kể.
Chúng tôi hiện có khuyến nghị mua cho POW với giá mục tiêu 16.900 đồng/CP và tổng mức sinh lời dự phóng 67,0%, bao gồm lợi suất cổ tức 2,9%, dựa theo giá đóng cửa hôm nay.
Khuyến nghị theo dõi VNM với giá mục tiêu là 118.520 đồng/CP
CTCK BIDV (BSC)
BSC dự báo kết quả kinh doanh 2020 của VNM với doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế lần lượt là 60.363 tỷ đồng (tăng 7,2% so với năm ngoái) và 11.063 tỷ đồng (tăng trưởng 4,6%),tương đương EPS fw 2020 là 5.726 đồng/CP (đã trừ QKTPL), PE fw = 19.9x, và PB fw = 5.8x.
BSC khuyến nghị theo dõicổ phiếu VNM với giá mục tiêu là 118.520 đồng/CP thấp hơn giá mục tiêu 127.300 đồng/CP trong báo cáo trước “Tăng thị phần sau khi hợp nhất GTN” – 02/2020.
Giá mục tiêu dựa theo 2 phương pháp DCF và PE với PE mục tiêu là 20x (thấp hơn PE mục tiêu trước là 22x do tốc độ tăng trưởng nội địa và xuất khẩu bị ảnh hưởng bởi tình hình dịch bệnh Covid 19).
Giảm giá mục tiêu đối với cổ phiếu MWG xuống 118.400 đồng/CP
CTCK BIDV (BSC)
BSC điều chỉnh dự báo doanh thu và lợi nhuận năm 2020 của MWG dựa trên tác động tiêu cực từ dịch bệnh với doanh thu giảm lần lượt 16,6% và 30,3% so với dự báo trước đó, ước đạt lần lượt 106.072 tỷ đồng (tăng 3,8% so với năm ngoái) và 3.441 tỷ đồng (giảm 10,3% so với năm ngoái). EPS FW 2020 = 7.594 đồng.
BSC điều chỉnh giảm giámục tiêu dự phóng từ mức 171.000 đồng/CP xuống mức 118.400 đồng/CP (upside 41,1% so với mức giá ngày 12/05/2020), giảm 30,7% so với mức dự phóng trước đó, do việc
(1) điều chỉnh giảm dự phóng lợi nhuận dựa trên tác động tiêu cực về dịch bệnh Covid-19 lên kết quả kinh doanh của MWG trong năm 2020 và (2) Điều chỉnh mức PE dự phóng từ mức 16 lần về mức 14 lần do yếu tố định giá thị trường bị suy giảm.
Có thể mở vị thế đối với GEX tại vùng giá 16-17
CTCK BIDV (BSC)
Cổ phiếu GEX của Tổng công ty cổ phần Thiết bị điện Việt Nam đang hình thành xu hướng tăng mạnh sau khi chạm ngưỡng đáy ngắn hạn tại mức giá 15.0. Thanh khoản cổ phiếu đã vượt ngưỡng trung bình 20 phiên đồng thuận với đà tăng giá của cổ phiếu.
Chỉ báo RSI và chỉ báo MACD đều đang ủng hộ tín hiệu tăng giá tích cực. Đường giá cổ phiếu cũng đã vượt lên dải mây Ichimoku, cho thấy động lực tăng giá trung hạn đã hình thành. GEX nhiều khả năng sẽ kiểm tra lại ngưỡng kháng cự 22 trong các phiên giao dịch tới.
Nhà đầu tư có thể mở vị thế tại vùng giá 16-17, chốt lãi tại vùng giá 21-22và cắt lỗ nếu cổ phiếu mất ngưỡng hỗ trợ 15.0.
Cổ phiếu giảm sâu, vốn hóa Petrolimex bị 'thổi bay' gần 15.000 tỷ đồng
Dịch COVID-19 không chỉ khiến Petrolimex lỗ gần 1.900 tỷ đồng trong quý I/2020 mà còn đẩy giá cổ phiếu PLX giảm sâu, thổi bay hàng nghìn tỷ đồng vốn hóa.
Theo đó, chốt phiên giao dịch 5/5, mã PLX của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) đứng mức 40.400 đồng/cổ phiếu, tăng nhẹ 0,75%. Tuy nhiên, từ đầu năm (1/1-5/5), cổ phiếu của "ông lớn" ngành xăng dầu biến động âm 24%, mỗi cổ phiếu giảm 12.765 đồng.
Với hơn 1,17 triệu cổ phiếu đang lưu hành, vốn hóa Petrolimex bị "cuốn bay" gần 15.000 tỷ đồng.
Giá cổ phiếu giảm mạnh khiến vốn hóa Petrolimex "bốc hơi" hàng nghìn tỷ đồng.
Thống kê cho thấy, trong khoảng thời gian trên, cổ phiếu Petrolimex giao dịch thấp nhất tại mức 34.320 đồng/cổ phiếu (ngày 13/3) và cao nhất tại 54.399 đồng/cổ phiếu (ngày 6/1). Khối lượng giao dịch trung bình khoảng 656.513 cổ phiếu/ngày, trong đó ngày thấp nhất chỉ 94.530 cổ phiếu.
Dịch COVID-19 không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến giá cổ phiếu PLC mà còn khiến Petrolimex lỗ đậm trong quý I/2020. Theo đó, báo cáo tài chính cho thấy, trong quý I, Petrolimex lỗ gần 1.900 tỷ đồng.
Petrolimex cho biết hoạt động kinh doanh thua lỗ là do giá dầu thô thế giới giảm đã ảnh hưởng đến giá vốn bán hàng và phát sinh tăng trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho đến 1.500 tỉ đồng.
Ngoài ra, PLX cũng chịu tác động kép từ dịch COVID-19 khi sản lượng xăng dầu bán ra trên toàn hệ thống của Petrolimex giảm 10% và lợi nhuận của các công ty con trong các lĩnh vực gas, vận tải, hóa dầu... cũng sụt giảm.
Đóng cửa phiên giao dịch 5/5, VN-Index tăng nhẹ 1,69 điểm tức tăng 0,22%, lên 764,16 điểm. Toàn sàn có 182 mã tăng giá, 67 mã đứng giá và 159 mã giảm giá.
Rổ VN30 cũng nhích nhẹ 1,66 điểm tức tăng 0,23% lên 711,01 điểm, giá trị giao dịch đạt khoảng 1.816 tỉ đồng với 2 mã tăng giá, 5 mã đứng giá, 13 mã còn lại giảm giá.
Trong khi đó HNX và rổ HNX30 vẫn chưa thoát khỏi cảnh sắc đỏ bao phủ khi lần lượt giảm 0,31 điểm xuống 105,41 điểm và 0,1 điểm xuống 201,66 điểm.
Lượng mã tăng nhiều hơn số mã giảm nhưng không quá đáng kể. Đóng góp tích cực nhất ở chiều tăng là VNM, GAS, VIC, GVR, HPG... trong khi ở chiều giảm là VHM, VCB, SAB, VJC, MSN, CTG...
Petrolimex báo lãi ròng năm 2019 đạt 4.253 tỷ, cổ phiếu vẫn đổ đèo Năm 2019, Petrolimex đặt kế hoạch lợi nhuận trước thuế 5.250 tỷ đồng, trong khi kết quả đạt được là 5.772 tỷ đồng, tương ứng vượt 10% chỉ tiêu đề ra. Kết thúc năm 2019, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex, PLX) thực hiện được 189.642 tỷ đồng doanh thu thuần, xấp xỉ cùng kỳ. Tuy nhiên do giá vốn chỉ chiếm...