Cổ phiếu cần quan tâm ngày 13/4
Đầu tư Chứng khoán trích báo cáo phân tích một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 13/4 của các công ty chứng khoán.
TRC: Sẽ vượt kế hoạch lợi nhuận năm
CTCK BIDV (BSC)
CTCP Cao su Tây Ninh (TRC) là doanh nghiệp có năng suất thu hoạch đứng thứ 2 trong ngành cao su. Doanh nghiệp có lợi thế lớn nhờ cơ cấu vườn cây tối ưu, và cơ cấu sản phẩm cao cấp ít cạnh tranh. Tuy vậy, quy mô vườn cây của TRC còn thấp và triển vọng tăng trưởng sản lượng hạn chế.
Kết quả kinh doanh năm 2015 của TRC kém khả quan với việc ghi nhận doanh thu 362,9 tỷ đồng, giảm 28% so với năm trước; lợi nhuận sau thuế54,8 tỷ đồng, giảm 59% so với năm trước.
Công ty đặt kế hoạch 2016 thận trọng với 338,5 tỷ đồng doanh thu, giảm 24% năm trước và 37,6 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, giảm 34,4% so với năm trước. Với mức trích lập quỹ khen thưởng phúc lợi 20%, kế hoạch đề ra tương ứng với EPS 2016 là 900 VND/cp. Công ty đặt kế hoạch cổ tức 10%, tương đương 110% EPS dự kiến.
BSC cho rằng TRC nhiều khả năng vượt chỉ tiêu lợi nhuận đề ra do (1) giá cao su trên thế giới đang cải thiện đáng kể nhờ giá dầu tăng và các biện pháp điều tiết nguồn cung, (2) Thu nhập từ hoạt động thanh lý cao su ước tính ở mức 40 tỷ đồng, từ 300 ha cao su, (3) TRC không còn chịu khoản đột biến trong chi trợ cấp nghỉ việc khoảng 18 tỷ đồng như 2015.
Tải báo cáo
CAV: PE dự phóng khoảng 9,8
CTCK BIDV (BSC)
CTCP Dây cáp điện Việt Nam (mã CAV) là doanh nghiệp đầu ngành sản xuất dây và cáp điện với thị phần khoảng 30%, khách hàng chủ yếu là công ty điện lực, nhà thầu xây lắp điện dân dụng, công nghiệp. Bên cạnh đó, các dự án đầu tư của CAV được Tp. Hồ Chí Minh hỗ trợ nên lãi suất vay ở mức thấp khoảng 4%
Triển vọng 2016 khả quan với biên lợi nhuận tiếp tục cải thiện nhờ giá đồng duy trì ở mức thấp. Cụ thể, CAV đặt kế hoạch doanh thu 6.000 tỷ đồng, tăng 5,9% so với năm trước, lợi nhuận sau thuế 195 tỷ đồng, tăng 14,7% so với năm trước, sản lượng dự kiến tăng 10%.
Chúng tôi cho rằng đây là 1 kế hoạch tương đối thận trọng khi CAV xây dựng kế hoạch dựa trên giả định giá đồng trung bình khoảng 6.000 USD/tấn, trong khi đó giá đồng được dự báo sẽ tiếp tục xu hướng giảm trong năm 2016 với mức giá trung bình được Goldman Sachs dự báo khoảng 4.725 $/ tấn (-15% so với giá trung bình năm 2015.
Chúng tôi dự báo doanh thu đạt 6.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 216 tỷ đồng, tăng 10,5% so với kế hoạch của CAV, EPS 2016 khoảng 7.500, P/E Forward khoảng 9.8 – tương đối thấp so với 1 doanh nghiệp đầu ngành.
Video đang HOT
Tải báo cáo
BVS: Khuyến nghị mua khi giá điều chỉnh về vùng 13.5-13.6
CTCK KIS Việt Nam (KIS)
Một số tín hiệu kỹ thuật xuất hiện đang ủng hộ cho khả năng hình thành một nhịp tăng của BVS của CTCP Chứng khoán Bảo Việt, cụ thể:
BVS tạo gap, vượt qua trở lại đường MA200, với khối lượng giao dịch tăng đột biến.
Bên cạnh đó, BVS cũng vượt qua vùng 13-13.5, vùng giá BVS tích lũy trong giai đoạn tháng 9-10/2015 và tháng 3/2016. Chỉ báo MACD cắt lên đường tín hiệu.
Trên đồ thị theo khung thời gian tuần, chỉ báo MACD cũng cắt lên ngưỡng 0. Giá BVS vượt qua đường MA100, phá vỡ đường xu hướng giảm trung hạn bắt đầu từ 7/2015 Tuy nhiên, khối lượng giao dịch của BVS vẫn chưa thật ổn định. Do đó, BVS có thể gặp lực cản ngắn hạn ở quanh ngưỡng 14.
Vì vậy, nhà đầu tư có thể mua khi giá BVS điều chỉnh về vùng 13.5-13.6, kỳ vọng trước mắt có thể tăng lên test lại vùng 15-15.5. Ngưỡng cắt lỗ được đặt tại 12.9.
STK: Triển vọng tương lai tích cực
CTCK FPT (FPTS)
Năm 2016, tinh hinh kinh doanh của Công ty Cổ phần Sợi Thế Kỉ (STK – HOSE) đa có dấu hiệu khả quan hơn khi STK có xu hướng chuyển dịch thị trường khu vực châu Á và tập trung hơn vào nhóm khách hàng chất lượng cao để tăng tính cạnh tranh của sản phẩm. STK cũng chu trọng phát triển nhóm sản phẩm sợi đặc chủng để nâng cao giá trị gia tăng cho Công ty.
Bên cạnh đó, STK có thể hưởng lợi từ kì vọng TPP từ các doanh nghiệp ở thị trường nội địa, phát triển hoạt động kinh doanh ở thị trường Hàn Quốc.
Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn là rủi ro tiêm ẩn khi tình trạng dư thừa công suất tiếp tuc tiếp diễn, dẫn đến tình trạng bán tháo hàng hóa từ các công ty của nước này.
Ngoài ra, đón đầu TPP, các doanh nghiệp dệt may FDI ngày càng đầu tư ồ ạt vào thị trường Việt Nam cho cả chuỗi kinh doanh sợi, dệt, nhuộm, may mặc nên áp lực cạnh tranh sẽ ngày càng tăng cao. Đồng thời, tỷ giá USD/VND vẫn tiếp tuc biến động khó đoán và được dự báo sẽ tăng trong năm 2016.
Nhìn chung, STK là doanh nghiệp hiếm hoi kinh doanh sợi nhân tạo trong nhóm doanh nghiệp dệt may ở thị trường Việt Nam. Việc tập trung phát triển kinh doanh theo hướng phát triển chất lượng và kế hoạch đầu tư phù hợp giúp STK có động lực tăng trưởng trong dài hạn.
Chúng tôi cho rằng STK vẫn là một Công ty có hoạt động kinh doanh bên vững. Với mức giá hiện tại là 29.200 đồng/cổ phiếu, STK đang được giao dịch tại mức P/E trailing là 19x, cao hơn rất nhiêu so với bình quân nhóm ngành dệt may nói chung (khoảng 12x), giá cổ phiếu STK đang được đánh giá ở mức cao dù triển vọng tương lai là tích cực.
SVC: Khuyến nghị mua vào
CTCK Maritime (MSI)
Hiện tại cổ phiếu SVC của CTCP Dịch vụ Tổng hợp Sài Gòn đang được giao dịch rẻ hơn giá trị thực tế khi mức P/B của SVC là 0,7x, và chỉ số P/E Forward 2016 là 5,9x, thấp hơn đến 56% so với mức P/E 13,3x của thị trường.
Lượng xe ô tô tiêu thụ của toàn thị trường trong tháng 3/2016 (24.802 xe) và quý I/2016 (59.685 xe) đều tăng cao so với cùng kỳ năm trước với tỷ lệ tăng trưởng lần lượt là 51,2% và 22,5%. Bên cạnh đó, hiện SVC là nhà phân phối số 1 thị trường cho Ford Việt Nam và số 2 cho Toyota Việt Nam nếu xét trên doanh số bán xe.
Mảng dịch vụ sửa chữa và bảo trì xe ô tô được kỳ vọng sẽ mang lại doanh thu và lợi nhuận lớn cho doanh nghiệp trong những năm tới (tính lũy kế từ năm 2008 đến năm 2015, tống lượng xe tiêu thụ của SVC là 88.582 chiếc).
Công ty sẽ được hưởng lợi từ biểu thuế tiêu thụ đặc biệt mới (áp dụng từ tháng 7/2016) do đa số các dòng xe mà SVC phân phối là xe lắp ráp trong nước và có dung tích xi lanh nhỏ hơn 2.500 cm3.
Bên cạnh đó, cCơ cấu sản phẩm của SVC đang rất đa dạng khi Công ty phân phối khá đầy đủ các loại xe như: các dòng xe du lịch phân khúc tầm trung (Toyota, Ford, Hyundai, GM…), dòng xe du lịch cao cấp (Volvo), xe thương mại tầm trung (Hino, Fuso). Bên cạnh đó, hệ thống phân phối trải dài từ Nam ra Bắc cũng là một nền tảng vững chắc cho sự phát triển của doanh nghiệp trong tương lai.
Theo ước tính của chúng tôi, lợi nhuận ròng của Savico trong 3 năm kế tiếp sẽ có tỷ lệ tăng trưởng trung bình là 30%/năm.
Vì vậy, chúng tôi vẫn giữ khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu SVC với mức giá mục tiêu là 48.300 đồng/cổ phiếu.
Tải báo cáo
T.Thúy
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Thực hư lãi vay tiêu dùng trả góp 0%
Trong bối cảnh đẩy mạnh cạnh tranh để chiếm lĩnh thị phần tài chính tiêu dùng, nhiều tổ chức tín dụng, đặc biệt là các công ty tài chính (CTTC) thường đưa ra thông điệp lãi suất trả góp 0%/năm. Nhưng xét thực tế, sẽ không có một đơn vị cung ứng vốn nào 'cho không' người vay.
Không có khoản vay nào là miễn phí cho người vay như quảng cáo của đơn vị cung ứng vốn
Nếu như trước đây, các chương trình ưu đãi lãi suất 0% chỉ được các nhà băng, CTTC tung ra vào dịp lễ, tết, thì hiện nay, các CTTC liên tục đưa ra quanh năm. Thậm chí, một số đơn vị còn áp dụng mức lãi suất này trong suốt quá trình vay từ 6 tháng đến 1 năm. Các CTTC khẳng định, sản phẩm mà họ triển khai cho vay mua trả góp lãi suất 0%/năm hiện chiếm đa số trong các sản phẩm vay và đặt mục tiêu tiếp tục mở rộng.
Lãnh đạo một CTTC nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam cho biết, việc đưa ra chương trình mua hàng trả góp lãi suất 0%/năm không chỉ có lợi cho người tiêu dùng, mà cho cả nhà cung cấp hàng hóa và CTTC. Cụ thể, nhà cung cấp sẽ tăng được doanh thu bán hàng, CTTC có hoa hồng từ các nhà phân phối, bù đắp chi phí huy động vốn, khách hàng được hưởng lãi suất 0%.
Dạo qua một vòng các cửa hàng kinh doanh điện máy trên địa bàn Quận 9, Quận 2, Quận 3, TP. HCM như: Thế Giới Di Động, FPT Shop, Viễn Đông A..., có không ít nhân viên các CTTC (ACS, FE Credit, HD SAISON...) chào mời khách hàng vay vốn mua hàng trả góp với các điều kiện đơn giản, không cần tài sản thế chấp, giải quyết nhanh chóng.
Biển quảng cáo lãi suất trả góp 0% cũng được các đơn vị cung ứng vốn treo ngay cửa ra vào. Tuy nhiên, thực tế, không có khoản vay nào là miễn phí cho người vay như quảng cáo của các đơn vị cung ứng vốn. Nếu không thận trọng, xem kỹ hợp đồng trước khi vay, khách hàng sẽ dễ mắc "bẫy" lãi suất cao.
Chị Nguyễn Minh Tiên (Quận 2, TP. HCM) cho biết, cuối năm ngoái, chị đã đến một cửa hàng Thế Giới Di Động mua Iphone 5S, giá gần 8,5 triệu đồng và được một CTTC hỗ trợ với chương trình trả góp trong vòng 6 tháng, lãi suất 0%. Tính ra, hàng tháng chị Tiên chỉ trả góp khoảng 1,416 triệu đồng cho khoản vay nói trên, nhưng thực tế khoản tiền chị phải trả cho CTTC là 1,5 triệu đồng/tháng. Như vậy, khoản tiền tăng thêm so với vốn gốc vay ban đầu là 500.000 đồng. Đem thắc mắc này đến hỏi nhân viên tư vấn của CTTC, chị Tiên nhận được câu trả lời, đó là các khoản phí phát sinh trong quá trình vay vốn và quản lý hồ sơ khách hàng.
Một khách hàng tên Nguyễn Ánh Châu cũng cho hay, chị đã sử dụng gói vay của một CTTC để mua điện thoại trả góp tại một cửa hàng của Thế Giới Di Động trên đường Nguyễn Đình Chiểu, quận 3, TP. HCM, giá bán 8,99 triệu đồng.
Phải trả trước một khoản là 2,698 triệu đồng, phần còn lại được trả góp trong vòng 6 tháng, lãi suất 0%. Nhưng ngoài khoản góp hàng tháng này, chị Châu còn phải trả thêm 48.000 đồng/tháng (phí thu hộ 13.000 đồng/tháng bảo hiểm 35.000 đồng/tháng). Tổng chênh lệch so với khoản vốn vay gốc ban đầu là 286.000 đồng trong vòng 6 tháng khi hưởng mức lãi suất 0%/năm.
Nhưng đây chưa phải là khoản chênh lệch lớn nhất khi vay tiêu dùng trả góp lãi suất 0%. Một số khách hàng khác chỉ cần bằng lái xe, hộ khẩu đã có thể vay mua điện thoại trị giá 10 triệu đồng, trả góp trong 12 tháng, lãi suất 0%. Tuy nhiên, số tiền thực khách hàng phải trả hàng tháng là 1 triệu đồng/tháng, tính ra khoản vốn góp lên đến 12 triệu đồng, chênh lệch 2 triệu đồng so với vốn gốc ban đầu.
Thực tế, các CTTC cho vay lãi suất 0% nghĩa là đã hỗ trợ phần lãi suất, không tính lãi; còn đối với các khoản phí khác (duy trì, vận hành, bộ máy, phí phạt chậm, phí trả trước hạn...) CTCT vẫn cộng vào luôn tiền phải trả hàng tháng. Chưa kể, các CTTC thường tư vấn và khuyến khích khách hàng tham gia bảo hiểm khoản vay và nộp thêm phí thu hộ 12.000-13.000 đồng/tháng, tùy từng CTTC khác nhau.
Như vậy, việc mua trả góp mà các CTTC đang triển khai không tính lãi suất, nhưng nếu cộng các khoản phí lại thì số tiền phải trả vẫn cao hơn số tiền gốc của sản phẩm đưa ra ban đầu. Một chuyên gia lĩnh vực tiền tệ cho rằng, mua hàng trả góp lãi suất bằng 0% là chuyện không tưởng, trừ khi DN tăng giá hàng cao hơn bình thường hoặc đơn vị hỗ trợ vốn sẽ cộng thêm phí.
Hình thức mua hàng trả góp lãi suất 0%/năm lẽ ra phải được xây dựng sao cho lợi ích lớn nhất thuộc về khách hàng, nhưng thực tế lại dành cho nhà hỗ trợ vốn và bán sản phẩm. Vì thế, người dùng, đặc biệt là những người thu nhập thấp không vay được tại ngân hàng sẽ bị "ảo tưởng" về lãi suất trả góp mà mình được hưởng.
Thực tế, nhiều chương trình tín dụng tiêu dùng lãi suất 0% cũng đã được các ngân hàng triển khai những năm gần đây, nhưng chỉ áp dụng thời gian ngắn, sau đó lại tăng lãi suất để bù chi phí nên không thu hút được khách hàng.
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Doanh nghiệp UPCoM hé lộ kế hoạch niêm yết Là sàn tập dượt, bệ phóng lên niêm yết cho các công ty đại chúng, thị trường UPCoM sẽ cung cấp "hàng mới" cho HNX và HOSE trong thời gian tới, khi một số doanh nghiệp UPCoM đang lên kế hoạch đưa cổ phiếu lên sàn cao hơn. Một số DN trên UPCoM đang dự kiến trình ĐHCĐ kế hoạch lên niêm yết...