Cổ phiếu cần quan tâm ngày 10/11
Báo Đầu tư Chứng khoán trích báo cáo phân tích một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 10/11 của các công ty chứng khoán.
Khuyến nghị mua đối với cổ phiếu GAS
CTCK MB (MBS)
Doanh thu và lợi nhuận ròng quý III/2020 của Tổng công ty Khí Việt Nam (GAS – sàn HOSE) lần lượt đạt 15.937 tỷ đồng và 2.068 tỷ đồng, bằng 84% và 71% so với cùng kỳ 2019.
Lũy kế 9 tháng đầu năm, doanh thu đạt 48.625 tỷ đồng, lợi nhuận ròng đạt 6.247 tỷ đồng, bằng 84% và 69% cùng kỳ năm trước, hoàn thành 73% kế hoạch doanh thu và 94% kế hoạch lợi nhuận.
Trong năm 2021, chúng tôi dự phóng sản lượng khí kinh doanh có thể đạt 10.2 tỷ m3, tăng 10% nhờ nguồn khí bổ sung thêm từ mỏ Sao Vàng Đại Nguyệt và nhu cầu sử dụng khí tăng thêm cho sản xuất điện, sẽ thúc đẩy doanh thu và lợi nhuận gộp (LNG) riêng mảng kinh doanh khí tăng lần lượt 12% và 42% cùng kỳ 2020.
Doanh thu và lợi nhuận ròng dự phóng năm 2021 đạt mức 71.890 tỷ đồng và 11.250 tỷ đồng, lần lượt tăng 11% và 33% so với năm 2020, dựa trên kịch bản giá dầu Brent trung bình đạt mức 45 usd/thùng.
Trường hợp giá dầu Brent tăng trưởng tốt hơn kỳ vọng của chúng tôi lên mức bình quân 55 USD/thùng trong 2021, so với mức giả định hiện tại 45 USD/thùng, theo đó, giá cơ sở MFO và LPG tăng tương ứng 50 USD/tấn, LNR 2021 sẽ điều chỉnh tăng 13% so với dự phóng hiện tại. Giá trị hợp lý của CP GAS sẽ điều chỉnh tăng 12% lên mức 92.000 đồng/CP.
Theo thông tin chia sẻ cuối tháng 10 vừa qua, sản lượng khí kinh doanh năm 2020 của công ty dự kiến đạt khoảng 9 tỷ m3, bằng 90% thực hiện của năm 2019 và bằng 98% kế hoạch cả năm.
Sản lượng khí kinh doanh giảm do nguồn khí trong 6 tháng đầu năm bị gián đoạn do sự cố kỹ thuật, mặt khác do nhu cầu khí cho điện năng không tăng nhiều bởi ảnh hưởng của tình hình dịch Covid19. Trong quý IV, nguồn khí đã ổn định trở lại, mặc dù vậy, nhu cầu khí cho điện vẫn ở mức thấp do phụ tải tăng chậm và EVN ưu tiên huy động thủy điện gia rẻ hơn.
Video đang HOT
Dự án Đường ống dẫn khí Nam Côn Sơn 2 giai đoạn 2 đang được thực hiện ở những giai đoạn cuối cùng, công ty dự kiến sẽ first gas vào giữa tháng 12/2020. Trong khi đó, dự án thu gom khí mỏ Sao vàng Đại Nguyệt cũng hoàn thành và first gas vào giữa tháng 11.2020. Mỏ Sao Vàng sẽ bổ sung khi cho khu vực Đông Nam bộ từ đầu năm 2021 và mỏ Đại Nguyệt sẽ từ cuối năm 2021.
Dự án LNG Thị Vải cũng đang được triển khai quyết liệt, dự kiến sẽ hoàn thành vào quý III/2022, vượt tiến độ khoảng 2 tháng để chuẩn bị đồng bộ với dự án Điện khí Nhơn Trạch 3-4 của PVPower.
Các dự án LNG khác như Sơn Mỹ, Long An, Hải Phòng cũng đang trong quá trình chuẩn bị hồ sơ pháp lý để sớm thực hiện triển khai trong các năm 2021-2024.
Chúng tôi thực hiện điều chỉnh giảm 6% giá mục tiêu xuống mức 81,600 đồng/CP so với báo cáo gần nhất, nhưng tiếp tục duy trì khuyến nghị mua cho 12 tháng tới ( 15% upside). Giá mục tiêu điều chỉnh dựa trên dự phóng lợi nhuận năm 2020 giảm 29,6% đạt mức 8.526 tỷ đồng, áp dụng phương pháp định giá chiết khấu dòng tiền và so sánh PE-PB bình quân của các doanh nghiệp cùng ngành trong khu vực châu Á.
>> Tải báo cáo
Khuyến nghị theo dõi dành cho cổ phiếu DPM
CTCK Dầu khí (PSI)
Chúng tôi điều chỉnh dự phóng kết quả kinh doanh các năm tiếp theo của CTCP Phân bón và Hóa ch ất Dầu khí (DPM – sàn HOSE) trên cơ sở thận trọng. Theo đó, ước tính doanh thu 2020 đạt 8.085 tỷ đồng (đạt 87,5% kế hoạch 2020 và vượt 5,2% so với 2019), lợi nhuận trước thuế ước đạt 906 tỷ đồng (tăng 73% so với kế hoạch 2020), trên cơ sở như sau:
Dự kiến nhà máy Ure của DPM hoạt động đầy đủ công suất, duy trì tăng trưởng doanh thu ổn định trong quý 4. Giá khí tiếp tục giữ ở mức 40-45 USD/thùng.
Bên cạnh đó, doanh thu năm 2020 khó đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Do ảnh hưởng từ yếu tố thời tiết bất thường, nhất là mùa mưa bão đợt cuối năm diễn biến phức tạp. Kinh doanh phân bón trở nên khó khăn hơn. Doanh thu các năm tiếp theo kỳ vọng cải thiện khi DPM giảm lượng phân bón nhập khẩu, thúc đẩy tự doanh phân bón sản xuất và duy trì hoạt động xuất khẩu.
Về bồi thường bảo hiểm: DPM dự kiến thu được tiền bồi thường thay thế thiết bị khoảng 40 tỷ đồng, bồi thường cho lợi nhuận gộp đã mất ước tính là 172 tỷ đồng. Khoản này chưa được ghi nhận trong Quý 3, kỳ vọng được ghi nhận một phần trong Quý 4.
Ngoài ra, lộ trình áp dụng luật thuế GTGT sửa đổi: Theo thông tin mới nhất từ Kỳ họp thứ 10, quốc hội khóa XIV (từ 19/10 – 12/11/2020), Thủ tướng đã ban hành Nghị quyết 159/NQ-CP ngày 28/10/2020, xét đề nghị tờ trình 192/TTr-BTC của Bộ Tài chính, thông qua hồ sơ trình Quốc hội về Dự án sửa đổi Luật thuế về Thuế suất giá trị gia tăng đối với mặt hàng phân bón. Dự kiến Luật mới được thông qua và áp dụng kể từ 2021.
Định giá doanh nghiệp theo phương pháp chiết khấu dòng tiền DCF: Với phương pháp này, chúng tôi dự phóng dòng tiền trong các năm tới của doanh nghiệp, sử dụng FCFF để tiến hành chiết khấu dòng tiền về hiện tại. Giá mục tiêu của DCF là 26,528 đồng/cp
Chúng tôi lấy EPS dự phóng của DPM năm 2020 là 1.918 đồng/cp, BVPS dự phóng là 22.238 đồng/cp. Giá mục tiêu theo phương pháp so sánh P/E, P/B lần lượt là 23.289 đồng/cp và 14.423 đồng/cp. Đồng thời, khuyến nghị theo dõi đối với cổ phiếu DPM.
>> Tải báo cáo
Khuyến nghị mua với HPG với giá mục tiêu 41.000 đồng/CP
CTCK BIDV (BSC)
CTCP Tập đoàn Hòa Phát (HPG – sàn HOSE) vươn lên trở thành nhà sản xuất thép lớn nhất Việt Nam. Khả năng tiêu thụ sản lượng tăng thêm từ KLH Hòa Phát Dung Quất dần được chứng minh
Bên cạnh đó, HPG duy trì được tăng trưởng 25-30% trong 2020-2021 về lợi nhuận trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn do dịch bệnh
Chúng tôi dự báo năm 2020 doanh thu của Hòa Phát đạt 88.410 tỷ đồng (tăng 39% so với năm ngoái), lợi nhuận sau thuế 11.615 tỷ (tăng trưởng 54,3%), tương đương với EPS = 3.506 đồng/CP. Năm 2021, BSC dự báo doanh thu của Hòa Phát đạt 103.867 tỷ đồng (tăng 17,5% so với năm trước), lợi nhuận sau thuế 14.133 tỷ (tăng trưởng 22%), tương đương với EPS = 4.266 đồng/CP.
BSC duy trì khuyến nghị mua với HPG và nâng giá mục tiêu năm 2021 lên 41.000 đồng/CP (tăng 36,7% so với giá mục tiêu cũ) do đánh giá lại CP và nâng dự báo kết quả kinh doanh của công ty trong năm 2021. Chúng tôi nâng mức định giá P/E mục tiêu đối với HPG từ 8x lên 9x và EV/EBITDA từ 5x lên 6x.
Cân nhắc chốt lãi khi cổ phiếu TNG tiệm cận vùng 17-18
CTCK BIDV (BSC)
Cổ phiếu TNG của Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG vừa tạo thành một phiên bứt phá khỏi ngưỡng kháng cự 13.3 khá mạnh mẽ nhờ hiệu ứng từ dòng tiền chảy vào nhóm cổ phiếu TPP.
Thanh khoản cổ phiếu đã vượt xa trung bình 20 phiên, đồng thuận với đà tăng giá của cổ phiếu.
Chỉ báo MACD và chỉ báo RSI đều đang ủng hộ nhịp hồi phục ngắn hạn. Đường giá cổ phiếu cũng đã vượt lên dải mây Ichimoku, cho thấy xu hướng tăng giá trung hạn đã hình thành.
Như vậy, nhà đầu có thể mở vị thế cổ phiếu quanh ngưỡng giá 13.5 và cân nhắc chốt lãi khi cổ phiếu tiệm cận vùng 17-18, cắt lỗ nếu mất ngưỡng hỗ trợ 12.0.
Phố Wall khởi sắc, Nasdaq Composite đi lên phiên thứ tư liên tiếp
Phố Wall đi lên trong phiên giao dịch 7/5, dẫn đầu bởi đà tăng của nhóm cổ phiếu công nghệ, qua đó giúp chỉ số Nasdaq Composite lấy lại toàn bộ những mất mát kể từ đầu năm 2020.
Hoạt động tại sàn giao dịch chứng khoán New York, Mỹ ngày 18/3/2020. Ảnh: THX/TTXVN
Giới đầu tư cổ phiếu trong phiên này đã "phớt lờ" báo cáo về sự gia tăng lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp trong tuần trước để tập trung vào việc từng bước tái mở cửa nền kinh tế Mỹ.
Kết thúc phiên này, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 0,9%, lên 23.875,89 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 1,2%, lên 2.881,19 USD/thùng. Trong khi đó, chỉ số công nghệ Nasdaq Composite tăng 1,4%, đóng cửa ở mức 8.979,66 điểm.
Đây là phiên tăng điểm thứ tư liên tiếp của Nasdaq, phần lớn nhờ vào đà tăng mạnh của nhóm cổ phiếu công nghệ lớn như Facebook, Amazon, Apple, Netflix và Alphabet. Những cổ phiếu này đều tăng ít nhất 15,8% trong quý này và tăng kể từ đầu năm 2020. Microsoft, một cổ phiếu công nghệ chủ chốt khác, đã bứt phá hơn 16% kể từ đầu năm nay.
Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp tại Mỹ vẫn tiếp tục tăng, mặc dù với tốc độ chậm hơn. Trong tuần kết thúc vào ngày 2/5, Mỹ đã tiếp nhận tổng cộng 3,2 triệu đơn xin trợ cấp thất nghiệp, nâng tổng số đơn xin trợ cấp thất nghiệp tại nước này kể từ khi nước này thực hiện các biện pháp phong tỏa xã hội nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19 lên 33,5 triệu đơn. Dữ liệu này được đưa ra trước khi Bộ Lao động công bố báo cáo việc làm tháng 4/2020 vào ngày 8/5 (giờ địa phương), cung cấp bức tranh toàn diện nhất từ trước tới nay về sự tàn phá của dịch COVID-19 đối với thị trường lao động Mỹ.
Các bang của Mỹ như California và New York đã tiết lộ kế hoạch dần mở cửa trở lại nền kinh tế. Những bang khác, bao gồm Georgia, đã cho phép một số doanh nghiệp không thiết yếu nối lại hoạt động.
Trong khi đó, Trung Quốc đã thông báo kim ngạch xuất khẩu tốt hơn dự báo trong tháng 4/2020. Theo đó, dữ liệu từ Tổng cục Hải quan công bố ngày 7/5 cho thấy kim ngạch xuất khẩu của nước này tăng 3,5% trong tháng 4/2020, trái ngược hoàn toàn với mức dự báo giảm 15,7% từ các chuyên gia kinh tế tham gia cuộc thăm dò của Reuters. Dữ liệu kinh tế gần đây của Trung Quốc, nơi khởi phát dịch Covid-19, được các nhà đầu tư theo dõi chặt chẽ vì quốc gia này là một trong những nước đầu tiên nới lỏng các biện pháp phong tỏa.
Dòng tiền hưng phấn đổ vào thị trường, VN-Index bứt phá vượt mốc 800 điểm Hàng loạt Bluechips như BVH, FPT, MSN, REE, VIC, VNM, VJC, PLX, VRE, PNJ, MWG...cùng với các cổ phiếu ngân hàng ACB, BID, CTG, MBB, SHB, VCB, VPB, HDB...đồng loạt bứt phá đang củng cố vững chắc đà tăng thị trường. Nối tiếp đà hưng phấn từ phiên giao dịch trước, phiên giao dịch 8/5 diễn ra khá tích cực ngay từ những...