Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp “tạo sóng”?
Nhóm cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp trên sàn chứng khoán liên tục tăng trưởng nóng trong thời gian gần đây.
Nhờ vào làn sóng đầu tư nước ngoài đổ vào Việt Nam tăng mạnh thông qua các hiệp định thương mại tự do và sự dịch chuyển nhà máy do căng thẳng thương mại Mỹ – Trung, nhóm cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp trên sàn chứng khoán liên tục tăng trưởng nóng trong thời gian gần đây.
Đây cũng là nhóm cổ phiếu được dự báo sẽ tăng trưởng khả quan trong thời gian tới.
Nhóm cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp trên sàn chứng khoán liên tục tăng trưởng nóng. Ảnh minh họa: Thanh Vũ – TTXVN
Ngày 6/6/2019, hơn 69 triệu cổ phiếu SIP của Công ty cổ phần Đầu tư Sài Gòn VRG (thành viên của Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam) chính thức được niêm yết trên sàn UpCoM với giá tham chiếu 17.200 đồng/cổ phiếu.
Chỉ sau 1 tuần niêm yết, giá cổ phiếu này liên tục tăng mạnh. Sắc tím bao trùm mã cổ phiếu này với giá tăng tới mức trần.
Đến phiên giao dịch ngày 19/8, SIP chạm mốc 140.000 đồng/cổ phiếu, tăng 714% so với giá tham chiếu trong ngày chào sàn, với sự ngỡ ngàng của các nhà đầu tư. Hiện giá cổ phiếu này đang dao động từ 135.000-136.000 đồng/cổ phiếu.
Tương tự, dù mới lên sàn giữa tháng 1/2019, song cổ phiếu SZC của Sonadezi Châu Đức cũng ghi nhận mức tăng ấn tượng. Kết thúc phiên giao dịch sáng ngày 28/8, giá cổ phiếu SZC đã tăng 26,3% trong 3 tháng qua và tăng 94,2% so với mức giá chào sàn.
Một cái tên cũng khá mới trong ngành này là Công ty cổ phần Phát triển Khu Công nghiệp Tín Nghĩa (mã TIP). Dù chính thức chào sàn giữa năm 2016, tuy nhiên, cổ phiếu này chỉ mới “dậy sóng” kể từ giữa tháng 3/2019 đến nay. Trước đó, mã cổ phiếu này chỉ dao động từ 13.000-15.000 đồng/cổ phiếu. Đến tháng 8/2019, giá cổ phiếu TIP đã chạm mốc 40.000 đồng/cổ phiếu. Bình quân trong 3 tháng qua, cổ phiếu này đã tăng hơn 65% và tăng 154% sau 1 năm.
SIP, SZC hay TIP là những “tân binh” trong ngành, còn mã cổ phiếu của các doanh nghiệp bất động sản khu công nghiệp “kì cựu” thống kê cũng cho thấy đều tăng trưởng ấn tượng trong thời gian qua.
Chẳng hạn như mã D2D của Công ty cổ phần Phát triển Đô thị Công nghiệp số 2 đã tăng hơn 156% sau 1 năm; VRG của Công ty cổ phần Phát triển đô thị và Khu công nghiệp Cao su Việt Nam tăng đến 337%; NTC của Công ty cổ phần Khu Công nghiệp Nam Tân Uyên tăng đến 268%; KBC của Tổng công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc tăng 30%…
Theo các chuyên gia, hỗ trợ mức tăng trưởng mạnh của nhóm cổ phiếu này là việc bất động sản khu công nghiệp đang được hưởng lợi từ dòng vốn đầu tư nước ngoài dịch chuyển mạnh mẽ về Việt Nam.
Nhiều hiệp định thương mại song phương và đa phương đã mở ra cơ hội mới về nhu cầu nhà xưởng, kho bãi, logistics trong khi có nhiều các công ty từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản chuyển dịch nhà máy sản xuất về Việt Nam.
Sự chuyển dịch này đã khiến việc giá thuê đất khu công nghiệp tăng mạnh trong những năm gần đây, cùng với đó là những lo ngại về quỹ đất còn lại để phát triển khu công nghiệp khi mà hệ số lấp đầy liên tục tăng cao và gần đạt ngưỡng giới hạn.
Video đang HOT
Những yếu tố này khiến cho các doanh nghiệp trong nhóm có doanh thu và lợi nhuận liên tục tăng mạnh trong vài năm trở lại đây.
Báo cáo mới đây của Công ty Chứng khoán Rồng Việt cho thấy, doanh thu và lợi nhuận sau thuế của các doanh nghiệp nhóm ngành này đều tăng trong 6 tháng đầu năm nay, trung bình lần lượt là 20% và 39% so với cùng kỳ.
Theo đó, ghi nhận sự tăng vọt lợi nhuận đến từ những công ty có vốn hóa vừa, nhỏ trên sàn như TIP, SIP, D2D…
Doanh thu cho thuê tại các khu công nghiệp của KBC tăng trưởng 66%. Tổng công ty Viglacera cũng ghi nhận diện tích cho thuê đạt 101,5 ha, tăng trưởng 346%.
Trong khi đó, phần lớn lợi nhuận trong kỳ của Công ty cổ phần Long Hậu (LHG) đến từ hoạt động cho thuê lại. Nhóm doanh nghiệp với quy mô nhỏ hơn hầu như không còn diện tích cho thuê mới trong kỳ.
Theo ước tính, giá cho thuê trung bình tại các khu công nghiệp phía Nam tăng khoảng 16% trong 6 tháng đầu năm nay. LHG đang có giá cho thuê tăng mạnh nhất, từ 120 USD/m2 trong nửa đầu năm lên 150 USD/m2 trong nửa cuối năm 2019, tương đương với mức tăng 25%…
Hầu hết các báo cáo phân tích của các công ty chứng khoán đều nhận định khả quan hoặc tích cực đối với nhóm cổ phiếu ngành này trong giai đoạn 2019-2020, đặc biệt là các doanh nghiệp có quỹ đất lớn.
Theo dự báo của Công ty Chứng khoán ACB (ACBS), do diện tích đất hạn chế và nhu cầu cao từ các công ty nước ngoài nên giá cho thuê và tỷ lệ lấp đầy dự kiến sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới.
Đối với những khu công nghiệp đã sẵn sàng cho thuê và đang chuẩn bị triển khai trên đất trồng cao su và hoa màu như SIP, NTC, TIP… sẽ có nhiều thuận lợi hơn những khu công nghiệp đang đối mặt với vấn đề giải phóng mặt bằng có nhiều đất ở.
ACBS cũng cho rằng, về lâu dài, nguồn cung mới sẽ đến từ các địa phương nằm xa hơn khu vực truyền thống, vì các tỉnh này có giá cho thuê thấp hơn và tỷ lệ lấp đầy thấp hơn. Trong khi đó, nhu cầu về nhà kho có diện tích lớn sẽ tăng nhờ tăng trưởng của ngành bán lẻ, thương mại điện tử và xuất khẩu.
Tuy vậy, các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản khu công nghiệp cũng sẽ phải đối mặt với một số rủi ro như quỹ đất có hạn; các thủ tục pháp lý kéo dài trong việc cấp phép mở rộng hay mở mới khu công nghiệp; tăng chi phí thuê đất…/.
H.Chung/TTXVN
Mối nguy từ thị trường Mỹ và màn "ngửa bài" bất ngờ của "ông trùm" ngành tôm Việt
"Vua tôm" Lê Văn Quang tỏ ra rất tự tin khi cho biết, bất kỳ cuộc điều tra nào của CBP cũng sẽ dẫn đến kết luận là Minh Phú hoàn toàn không vi phạm pháp luật Mỹ và cũng không phủ nhận việc nhập tôm từ Ấn Độ.
Thị trường bất ngờ khởi sắc trong phiên giao dịch cuối tuần. VN-Index bật tăng mạnh 10,07 điểm tương ứng 1,06% lên 958,28 điểm và HNX-Index tăng 1,18 điểm tương ứng 1,14% lên 104,21 điểm.
Trên quy mô thị trường, số mã tăng giá áp đảo hoàn toàn so với số mã giảm. Có tới 426 mã tăng, 57 mã tăng trần, gấp đôi so với 204 mã giảm và 44 mã giảm sàn.
Bên cạnh giành ưu thế về số lượng mã cổ phiếu tăng giá, VN-Index còn nhận được hỗ trợ đắc lực từ những mã vốn hoá lớn. Cụ thể, phiên này, VHM đóng góp xấp xỉ 1,9 điểm cho chỉ số chính, GAS góp vào 1,82 điểm, VIC góp vào gần 1,1 điểm; HVN, SAB, BID, MSN... cũng có ảnh hưởng tích cực.
Tuy nhiên, trong phiên hôm qua, thanh khoản vẫn rất đuối. Toàn sàn HSX có 148,03 triệu cổ phiếu giao dịch tương ứng 3.302,11 tỷ đồng và HNX có 22,74 triệu cổ phiếu giao dịch tương ứng 270,13 tỷ đồng.
Cổ phiếu MPC của Tập đoàn thuỷ sản Minh Phú trên UPCoM hôm qua đã hồi phục rất mạnh, tăng tới 2.300 đồng tương ứng 6,82% lên 36.000 đồng sau chuỗi giảm thê thảm trước đó, đặc biệt là khi tập đoàn này dính phải cáo buộc giúp các đối tác Ấn Độ tránh thuế chống bán phá giá tại Mỹ.
Chiều qua, Minh Phú chính thức lên tiếng về vấn đề này trước báo giới, thời điểm hiện tại, tập đoàn này vẫn chưa chính thức nhận được bất kỳ thông tin hay yêu cầu nào từ Cục Hải quan và Biên phòng Hoa Kỳ (CBP) hay bất cứ cơ quan nào của Chính Phủ Mỹ liên quan đến cáo buộc né thuế chống bán phá giá. Hoạt động xuất khẩu tôm vào Mỹ vẫn được tiến hành thông quan bình thường.
Theo lãnh đạo Minh Phú, bức thư của ngài nghị sỹ LaHood chỉ đơn giản là một yêu cầu dựa trên cáo buộc từ một phía, chưa có bằng chứng và cũng không phải là một nghị quyết hay kết luận của cơ quan nhà nước về vấn đề này.
"Vua tôm" Lê Văn Quang tỏ ra rất tự tin khi cho biết, bất kỳ cuộc điều tra nào của CBP cũng sẽ dẫn đến kết luận là Minh Phú hoàn toàn không vi phạm pháp luật Mỹ. Hơn nữa, trong mọi trường hợp, Minh Phú khẳng định việc không tiếp tục sử dụng tôm nguyên liệu từ Ấn Độ sẽ không gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và xuất khẩu (do lượng tôm nhập từ Ấn Độ chỉ chiếm tỷ trọng 10% trong tổng lương tôm đầu vào sản xuất của Minh Phú).
Theo nghi nhận của VDSC, hai ngành tăng điểm nổi bật trong phiên hôm qua là dầu khí và bất động sản. Các cổ phiếu dầu khí sau khi đã giảm sâu, được hỗ trợ bởi giá dầu thô thế giới tăng, đã có phiên bứt phá đồng loạt với GAS (3,2%), PVS (4,1%), PVD (2,4%), PVC (2,9%), PVB (1,6%)...
Một số cổ phiếu bất động sản tăng điểm vượt trội thị trường là HDC (5,9%), NLG (4,4%), NDN (4,1%), CEO (2,7%), TDH (2,5%)... Nhưng ấn tượng hơn cả là các cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp với SZL (6,9%), SZC (6,8%), LHG (3,8%), KBC (2,1%)...
Một số cổ phiếu khác có mức tăng điểm đáng chú ý là TDM (7%), BWE (3,6%), MFS (7,2%), BMC (5,9%), SHS (5,3%), DBC (9,1%)...
Khối ngoại mua ròng nhẹ trong phiên cuối tuần với giá trị 15 tỷ đồng trên HSX, tập trung chủ yếu ở E1VFVN30 (139 tỷ đồng), VIC (11 tỷ đồng), HVN (10 tỷ đồng), NVL (7,8 tỷ đồng)... Khối nhà đầu tư này cũng bán ròng khá mạnh các cổ phiếu chủ chốt như GAS (39 tỷ đồng), HPG (31,4 tỷ đồng), VNM (30 tỷ đồng), NBB (25 tỷ đồng), VCB (21 tỷ đồng)...
Theo VDSC, phiên tăng điểm khá mạnh và trên diện rộng đã mở ra nhịp phục hồi cho các chỉ số sau nhịp giảm sâu trước đó. Trước mắt đây vẫn là nhịp tăng nhỏ trong xu thế giảm trung hạn. Nhà đầu tư có thể tận dụng để cơ cấu lại danh mục nhưng cũng cần hạn chế sự hưng phấn vì rủi ro "bulltrap" (bẫy tăng giá) chưa thể loại bỏ hoàn toàn.
Theo dự báo của BVSC, thị trường được kỳ vọng sẽ tiếp tục có diễn biến khởi sắc trong những phiên đầu tuần tới sau những nỗ lực hồi phục tương đối tích cực trong 2 phiên cuối tuần này.
Cụ thể, VN-Index được cho là sẽ hướng đến thử thách vùng kháng cự 965-970 điểm trong những phiên tới. Tại đây, BVSC để ngỏ khả năng thị trường sẽ chịu áp lực điều chỉnh trở lại khi tiếp cận vùng cản này.
Về diễn biến các nhóm ngành, dòng tiền sẽ tiếp tục tập trung luân chuyển ở các nhóm ngành được hưởng lợi từ các yếu tố vĩ mô như dệt may, bất động sản khu công nghiệp, điện, công nghệ thông tin...
Nhóm ngân hàng sẽ bước vào nhịp hồi phục ngắn. Đối với nhóm dầu khí, các cổ phiếu thuộc nhóm này có thể sẽ tiếp tục hồi phục tăng điểm trong tuần tới, dù vậy trong quá trình hồi phục, các cổ phiếu dầu khí dự kiến sẽ vấp phải các phiên rung lắc, điều chỉnh mạnh.
Nhà đầu tư có thể thực hiện nâng tỷ trọng danh mục lên mức 30-40% cổ phiếu trong giai đoạn này. Đồng thời được khuyến nghị hạn chế các hành động mua đuổi ở các mức giá cao và có thể xem xét bán giảm chốt lời khi chỉ số tiếp cận vùng kháng cự 965-970 điểm.
Theo Dân trí
Bùng nổ làn sóng đầu tư mới trên thị trường bất động sản Sự phát triển nhanh của các khu công nghiệp kéo theo nhu cầu về nhà ở dành cho lực lượng lao động nước ngoài và chuyên gia ngày càng tăng đang tạo nên tiềm năng hấp dẫn cho thị trường căn hộ cho thuê. Việt Nam đang được biết đến là một trong những trung tâm công nghiệp nổi bật và hấp dẫn...