Cổ phiếu bất động sản 2019: Lành ít dữ nhiều
Năm 2019, ngành bất động sản (BĐS) đươc dự báo là lành ít dữ nhiều, vì tăng trưởng kém. Cổ phiếu BĐS cũng vì thế mà hiện “lao dốc” liên tục.
Cổ phiếu “đua nhau” giảm giá…
Trên thị trường chứng khoán (TTCK), hầu hết các cổ phiếu BĐS đều giảm giá, chỉ có 2 mã cổ phiếu tăng giá trong tổng số 65 mã cổ phiếu BĐS có trên “bảng điện tử”. Trong 20 phiên giao dịch gần nhất, cổ phiếu NLG (công ty Cổ phần Đầu tư Nam Long) đã có tới 12 phiên giao dịch giảm và 2 phiên đứng giá. Tương tự, cổ phiếu DXG (công ty Cổ phần Tập đoàn Đất Xanh) cũng có 14 phiên giảm giá. Có khi DXG giảm giá 5 phiên liên tiếp, sau đó tăng giá 1 phiên, rồi lại giảm thêm 4 phiên liên tiếp nữa.
Cổ phiếu BĐS lành ít dữ nhiều, vì dự báo tăng trưởng ngành kém.
Cổ phiếu REE (công ty điện lạnh REE) một thời “dẫn dắt” thị trường bằng “màu xanh”, nay phần lớn chuyển sang “màu đỏ”. Cổ phiếu REE đã có 14 phiên giao dịch giảm giá, trong 20 phiên giao dịch gần nhất. Đến cổ phiếu “ông lớn” như VIC (tập đoàn VinGoup) cũng “lao dốc” 13 phiên giao dịch giảm giá và đứng giá. Cổ phiếu VRE (công ty Cổ phần Vincom Retail) thì có 13 phiên giảm giá giảm giá ở 20 phiên giao dịch mới nhất…
TTCK vốn mẫn cảm với thông tin về kết quả hoạt động kinh doanh của DN, nhất là thông tin tiêu cực.
Số liệu thống kê của 65 DN BĐS niêm yết trên TTCK cả nước cho thấy, tổng giá trị hàng tồn kho đang ở mức cao, với trên 201.000 tỷ đồng. Cơ cấu hàng tồn kho được chia thành nhiều loại như: Tồn kho trong quá trình phân phối, lưu thông; Tồn kho do DN chủ động tiến độ đưa hàng ra thị trường; Tồn kho do chưa tiêu thụ được.
Có thể nói, trong hoạt động kinh doanh của DN, tình trạng tồn kho là bình thường. Nhưng tồn kho quá nhiều sẽ gây hại cho DN. Hàng tồn kho đã đưa ra thị trường, bị ế, sẽ làm ảnh hưởng xấu đến tính thanh khoản, dẫn đến nguy cơ nợ xấu của tín dụng BĐS. Điều này sẽ tác động mạnh đến tâm lý nhà đầu tư.
Thực tế, thị trường BĐS có dấu hiệu sụt giảm cả về nguồn cung dự án, giảm nguồn cung nhà ở. Lượng giao dịch cũng giảm do lệch pha cung – cầu sản phẩm nhà ở.
Video đang HOT
… Vì dự báo tăng trưởng ngành kém
Theo Hiệp hội Bất động sản TP Hồ Chí Minh (HoREA), năm 2018, tại TP Hồ Chí Minh, phân khúc nhà ở cao cấp chiếm 30% và có thể cao hơn; Phân khúc trung cấp chiếm 45,3%; Phân khúc bình dân chỉ chiếm 24,7%.
Theo thống kê, nguồn thu ngân sách từ đất, từ tiền sử dụng đất dự án BĐS trên địa bàn TP Hồ Chí Minh bị sụt giảm khá lớn trong năm 2018. Tổng thu ngân sách nội địa TP Hồ Chí Minh năm 2018 là 268.780 tỷ đồng đạt 100,03%, thu vượt hơn 7.000 tỷ đồng so với chỉ tiêu được giao. Trong đó, ước thu ngân sách từ đất khoảng 22.600 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 9,32% tổng thu ngân sách. Trong đó, số thu tiền sử dụng đất dự án là 13.868 tỷ đồng, chỉ còn chiếm 61,3% tổng nguồn thu về đất.
Lẽ ra, số tiền thu ngân sách từ BĐS sẽ cao hơn nhiều, nếu không có hàng loạt các thương vụ đất công sản “mờ ám” không qua đấu giá, gây thất thu ngân sách hàng nghìn tỷ đồng, vừa bị cơ quan chức năng “tuýt còi” yêu cầu hủy giao dịch. Đây có thể xem như một kiểu giao dịch “nội gián” và qua đó đã lột tả được “chân dung” của các nhóm lợi ích.
Khi đó, địa tô chênh lệch sẽ lên đến cả nghìn tỷ đồng. Chuyện đúng sai sẽ được cơ quan chức năng làm sáng tỏ sau và xử lý trách nhiệm. Nhưng trước mắt, từ những vụ “làm xiếc” với đất công sản sẽ làm cho nhà đầu tư thêm phần bất an và cạn dần niềm tin vào các loại cổ phiếu BĐS…
Điển hình nhất là thương vụ “mờ ám” bán hơn 9.000m2 đất công sản cho công ty Cổ phần Tập đoàn Đất Xanh (MCK – DXG) hay như vụ chuyển nhượng 32,4 ha đất công sản ở Phước Kiển cho công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai (MCK – QCG)… Dù hai thương vụ mua bán “chui” đất công sản này đã bị phát hiện, ngăn chặn. Tuy nhiên, không vì thế mà dự luận bớt đi phần phẫn nộ. Bởi, “nhóm lợi ích” kiếm được khoản tiền chênh lệch địa tô lớn bao nhiêu thì Nhà nước thất thu ngân sách lớn bấy nhiêu.
Với vai trò kiến tạo, Nhà nước đã đổ hàng nghìn tỷ đồng để đầu tư và phát triển hạ tầng. Nghịch lý ở chỗ nguồn thu chênh lệch địa tô từ việc quy hoạch, chuyển đổi mục đích sử dụng đất không được bổ sung vào ngân sách (bù đắp chi phí đầu tư hạ tầng), mà chảy thẳng vào túi của “nhóm lợi ích”? Thế mới có chuyện DN “làm xiếc” với đất công sản, hòng tạo ra các dự án BĐS có quỹ đất với giá mua vào rẻ mạt nhưng lại bán ra với giá trên trời…
Có ba nhân tố cơ bản để tạo ra và duy trì sức cạnh tranh cho ngành BĐS là quỹ đất, nguồn tài chính và các quy định. Nhưng tình trạng lệch pha cung – cầu như hiện nay mới là “bài toán” nan giải nhất, khiến nhiều DN BĐS tắc dòng tiền. Đây là chỉ dấu rõ nét về sự bất ổn của ngành BĐS, kéo theo đà suy giảm của cổ phiếu BĐS năm 2019 trên TTCK.
Theo kinhtedothi.vn
Best Western Premier và dự án căn hộ nghỉ dưỡng đẳng cấp tại Hạ Long
Được bảo chứng bởi Top 10 Tập đoàn quản lý khách sạn hàng đầu thế giới, phần lớn các dự án của Best Western (BW) đều gây sốt ngay từ thời điểm chính thức ra mắt, đặc biệt là các dự án "mang họ" Best Western Premier, thương hiệu cao cấp nhất của người Mỹ danh tiếng BW International Inc.
Thành lập tại Mỹ cách đây hơn 70 năm và đang sở hữu hơn 4.200 khách sạn trên hơn 100 vùng lãnh thổ, Best Western là cái tên kỳ cựu của ngành công nghiệp không khói. Với hơn 100 thương hiệu trải dài từ cao cấp đến bình dân, BW đã chinh phục khách hàng tên toàn thế giới bằng sự linh hoạt, sáng tạo tinh tế, chuyên nghiệp với khẩu hiểu "Cuộc sống đưa bạn đến đâu, Best Western chờ bạn ở đó".
Đẳng cấp của Top 10 Tập đoàn quản lý khách sạn hàng đầu thế giới
Triết lý xuyên suốt của Best Western từ khi bắt đầu thành lập đến nay là tối ưu hoá sự hài lòng của khách hàng. Điều đặc biệt trong cách thức triển khai của Tập đoàn này là không áp đặt văn hoá Mỹ vào hệ thống khách sạn, thay vào đó, BW tìm kiếm những giá trị tốt nhất của mỗi nền văn hoá để phát triển và nâng tầm thành một chuẩn mực dịch vụ hoàn hảo nhất. Hiện tại, Best Western có 3 cấp độ sản phẩm tương ứng: Best Western với tiện ích, dịch vụ 3 sao; Best Western Plus đẳng cấp 4 sao và Best Western Premier với tiện ích, dịch vụ cao cấp 5 sao.
Best Western và dấu ấn tại thị trường Việt Nam
Best Western chính thức "đặt chân" đến với Việt Nam đã được gần 10 năm (từ khoảng giữa năm 2008 sau hiệp định thương mại Mỹ có hiệu lực) với các dự án thuộc cả ba cấp độ 3 sao, 4 sao và 5 sao. 100% các dự án hiện tại của Best Western đang điều hành tại Việt Nam đều được đặt tại các thành phố du lịch nổi tiếng với phần lớn là các dự án 5 sao: Best Western Dalat Plaza Hotel ở Đà Lạt; Best Western Premier Indochine Palace Huế; Best Western Hòn Tằm Resort & Residence ở Nha Trang; ...
Thực tế sau gần 10 năm hoạt động tại Việt Nam, Best Western với năng lực quản lý cùng tiêu chuẩn dịch vụ khắt khe đã giúp dự án trong hệ thống thu hút được lượng khách hàng lớn, ổn định và khẳng định được chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Để đảm bảo chất lượng và uy tín của thương hiệu Tập đoàn, BW cũng có những tiêu chuẩn rất khắt khe trong việc lựa chọn đối tác.
Đại diện truyền thông của Best Western Premier Sapphire Ha Long, dự án tiêu chuẩn dịch vụ 5 sao mới nhất của BW tại Việt Nam cho biết, hợp tác với những tổ chức như Best Western không dễ, đặc biệt khi hợp tác dưới thương hiệu cao cấp nhất là Best Western Premier, Best Western có những quy chuẩn cực kỳ nghiêm khắc về dòng khách sạn hạng sang, từ vị trí, thiết kế căn hộ, tiện ích, không gian cảnh quan cho đến năng lực của các đối tác cùng tham gia dự án.
Best Western Premier và siêu dự án mới tại Hạ Long
Với triết lý hoạt động bền vững và tầm nhìn chiến lược dài hạn, không khó để lý giải việc Best Western Premier bắt tay với DOJILAND và chọn Hạ Long là điểm dừng chân cho dự án trọng điểm trong năm 2018.
Đầu tiên, DOJILAND đang sở hữu quỹ đất vàng ở khu vực Bến Đoan, tâm ngọc mới của Hạ Long, khu vực có tầm nhìn đẹp bậc nhất thành phố. Đây đồng thời là Chủ đầu tư đã có chỗ đứng trên thị trường Quảng Ninh nhờ dự án căn hộ cao cấp The Sapphire Residence đã thành công trước đó. Còn nói về tiềm lực tài chính, khó cái tên nào có thể vượt qua Chủ đầu tư này và bảo chứng vững chắc từ Tập đoàn vàng bạc đá quý DOJI.
2018 được đánh giá là thời điểm lý tưởng để Best Western Premier đặt chân đến Hạ Long.
Thứ hai, nói về Hạ Long, thành phố đã có một năm 2018 đầy thành công với loạt công trình hạ tầng mới đã và sắp được đưa vào hoạt động. Sự kiện thông xe tuyến cao tốc Hạ Long - Hải Phòng vào tháng 9/2018 đã đánh dấu Hạ Long trở thành tâm điểm kết nối các tỉnh phía Bắc khi quãng đường và thời gian di chuyển từ Hạ Long đi Hà Nội chỉ còn 90 phút (130km) và Hạ Long đi Hải Phòng còn chưa đầy 30 phút (25km). Các thống kê về lượng du khách cũng ghi nhận 2018 là một năm đáng nhớ của thành phố sở hữu vịnh kỳ quan. Theo báo cáo của Sở Du lịch Quảng Ninh, 6 tháng đầu năm 2018, lượng khách du lịch đến Quảng Ninh đạt khoảng 7,5 triệu lượt, tăng 26% so với cùng kỳ 2017, trong đó hầu hết du khách đều lưu trú tại Hạ Long.
Sự xuất hiện của Best Western Premier tại Ha Long vào thời điểm này được đánh giá là thiên thời, địa lợi, nhân hoà, một cơ hội lý tưởng cho các nhà đầu tư.
Best Western Premier Sapphire Ha Long đang là tâm điểm đầu tư mới của thị trường với nhiều ưu điểm vượt trội.
Là dự án đầu tiên của Best Western Premier tại Hạ Long và cũng là dự án đầu tiên của thương hiệu 5 sao này tại miền Bắc, Best Western Premier Sapphire Ha Long được đầu tư kỹ lưỡng về thiết kế, tiện ích đáp ứng đúng chuẩn của căn hộ loại sang. Bên cạnh đó, dự án còn được trang bị "át chủ bài" quan trọng với hành lang pháp lý rõ ràng và sổ đỏ sở hữu vĩnh viễn.
Xét trên mọi khía cạnh, từ vị trí, Chủ đầu tư, đơn vị quản lý vận hành, Best Western Premier Sapphire Ha Long xứng đáng là siêu phẩm của DOJILAND trong phân khúc nghỉ dưỡng và dấu ấn của Best Western trên bản đồ du lịch phía Bắc Việt Nam. Hiện dự án đang được Chủ đầu tư cam kết lãi suất tối thiểu 10%/năm cùng nhiều chính sách hỗ trợ tài chính hấp dẫn.
A.D
Theo Trí thức trẻ
Southgate Tower đón đầu nguồn cầu mới tại khu Nam Sài Gòn Sở hữu lợi thế của một sản phẩm bất động sản nhà ở, dự án Southgate Tower đã tạo sức hút trên thị trường bất động sản khu Nam Sài Gòn - nơi quỹ đất ngày càng khan hiếm. Hạ tầng và tiện ích khu Nam ngày càng hoàn thiện Trong 10 năm gần đây, khu Nam Sài Gòn đã trở thành điểm...