Cổ phiếu 3 ‘ông lớn’ ngân hàng giảm liên tục
Thị trường chứng khoán những ngày gần đây chứng kiến sắc đỏ bao trùm cổ phiếu 3 ‘ông lớn’ ngân hàng, bất chấp công bố tài chính mới nhất cho thấy hầu hết ngân hàng này đều đạt kết quả kinh doanh khả quan.
Cổ phiếu suy giảm
Kết thúc phiên giao dịch 26/10, giá cổ phiếu BID của Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam ( BIDV) dừng ở mức 30.600 đồng/cổ phiếu, mất 600 đồng, tương ứng 1,9%.
Cổ phiếu ngân hàng BIDV, Vietcombank, Viettinbank đang đà suy giảm liên tục.
Đây đã là phiên thứ 4 liên tiếp cổ phiếu BIDV quay đầu lao dốc. 3 phiên liền kề trước đó, giá cổ phiếu nhà băng này giảm lần lượt 4,30%, 6,60% và 0,30%.
Theo thống kê của trang thông tin tài chính và chứng khoán Vietstock, tuần từ 21 -26/10, giá cổ phiếu BID giảm 11,56% và giảm 11,69% trong khoảng thời gian từ 28/9 – 28/10.
Tương tự, ngày giao dịch 26/10 chứng kiến mã chứng khoán VCB của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) tiếp tục giảm sâu, đánh dấu 7 phiên suy giảm liên tiếp.
Tính chung, từ 22 – 26/10, cổ phiếu VCB mất 7,28%, tương ứng 3.600 đồng, hiện dừng ở ngưỡng 53.500 đồng/cổ phiếu.
Trong 21 ngày gần nhất, giá cổ phiếu ngân hàng này biến động 14,53%, mất tương ứng 9.900 đồng/cổ phiếu, trong đó 26/10 chính là phiên giá cổ phiếu VCB giảm sâu nhất.
Cùng chung cảnh ngộ, mã chứng khoán CTG của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam cũng có phiên thứ 7 suy giảm liên tiếp vào ngày 26/10, khi giá cổ phiếu ngân hàng này đóng cửa ở mức 22.500 đồng/cổ phiếu, mất 2,2%.
Trong suốt từ 18 – 26/10, cổ phiếu CTG luôn trong tình trạng “đỏ lửa”, vốn hoá thị trường cũng bốc hơi gần 8.800 tỷ đồng.
Video đang HOT
Kinh doanh khả quan
Công bố tài chính mới nhất của Vietcombank cho thấy quý 3, thu nhập lãi thuần ngân hàng này tăng 42% so với cùng kỳ, đạt 7.432 tỷ đồng.
Lãi thuần từ dịch vụ tăng 38%, đạt 895 tỷ đồng.
Lãi thuần từ hoạt động khác của VCB tăng 11% so với cùng kỳ năm trước, đạt 651 tỷ đồng.
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tăng 30% so với cùng kỳ năm trước, đạt 5,429 tỷ đồng.
Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng cũng tăng 17% so với cùng kỳ năm trước khi chiếm 1,762 tỷ đồng.
Tính chung, lợi nhuận sau thuế của cổ đông của Ngân hàng mẹ của VCB tăng 37% so với cùng kỳ năm trước khi đạt 2.935 tỷ đồng.
Lũy kế 9 tháng, thu nhập lãi thuần của VCB tăng 26% so với cùng kỳ năm trước khi đạt 20.429 tỷ đồng.
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh đạt 16.681 tỷ đồng, tương ứng tăng 34% so với cùng kỳ năm trước.
Trong khi đó, báo cáo tài chính hợp nhất quý 2 của Vietinbank cho thấy tổng thu nhập hoạt động của ngân hàng luỹ kế 6 tháng đầu năm đạt hơn 17.000 tỷ đồng, tăng 6,15% so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, thu nhập lãi thuần đạt 14.400 tỷ đồng, tăng 7,09%, thu nhập từ hoạt động dịch vụ đạt 1.200 tỷ đồng, tăng 31,94%.
Lợi nhuận trước thuế hợp nhất của Vietinkank 6 tháng đầu năm đạt 5.266 tỷ đồng, tăng 9,39%.
VDSC – Công ty chứng khoán Rồng Việt mới đây đưa ra dự báo năm 2018, tăng trưởng cho vay và huy động khách hàng của Vietinbank sẽ đạt lần lượt 15% và 14%.
Theo đà tăng trưởng nhanh trong 6 tháng đầu năm, thu nhập dịch vụ được dự báo tăng trưởng 30% trong năm nay.
VDSC dự đoán lợi nhuận trước thuế của Vietinbank năm 2018 tăng trưởng khoảng 10% lên 10.129 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuê tương ứng là 8.077 tỷ đồng, tăng 8,7%.
Tương tự, theo báo cáo tài chính hợp nhất quý 3 của BIDV, lợi nhuận sau thuế 9 tháng đầu năm ngân hàng này đạt gần 5.644 tỷ đồng, tăng 34%.
Thu nhập lãi thuần của BIDV trong khoảng thời gian trên đạt gần 25.616 tỷ đồng, tăng nhẹ 11%.
Lợi nhuận trước thuế 9 tháng đầu năm của BIDV đạt hơn 7.254 tỷ đồng, tăng 31% so với cùng kỳ năm trước, thực hiện được 78% kế hoạch.
Hoàng Hưng
Theo vtc.vn
Chứng khoán bất ngờ giảm sâu, thanh khoản tăng vọt
Chốt phiên giao dịch hôm nay (5/10), thị trường chứng khoán trong nước bất ngờ giảm sâu. Trong đó, chỉ số Vn-Index rơi xuống sát mốc 1.000 điểm kèm thanh khoản tăng vọt.
Khởi động phiên làm việc sáng nay, thị trường khoán trong nước đã quay đầu giảm điểm. Giao dịch rơi vào trạng thái bi qua, khiến lực bán ra gia tăng mạnh. Bảng điện tử bao phủ sắc đỏ, trong đó nhóm cổ phiếu lớn giảm đỏ chiếm tỷ trọng lớn.
Không những thế, nhóm cổ phiếu ngân hàng và dầu khí như VCB, BID, CTG, GAS... cũng nằm trong danh sách giảm điểm. Động thái này khiến số cổ phiếu giảm đỏ bao chìm trên bảng điện tử, trong khi đó thanh khoản lại tăng vọt.
Tạm chốt phiên sáng, trên sàn TP.HCM, chỉ số Vn-Index giảm tới 8,1 điểm, tương đương 0,79% xuống 1.015,52 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 120,11 triệu đơn vị, giá trị hơn 3.025 tỷ đồng.
Bên sàn Hà Nội, chỉ số HNX-Index giảm 0,53 điểm, tương đương 0,45% xuống 115,74 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 27,75 triệu đơn vị, giá trị 409,48 tỷ đồng.
Bước sang đợt làm việc buổi chiều, đà đi xuống tiếp tục là xu hướng chủ đạo. Hoạt động bán tháo diễn ra mạnh mẽ ở hầu hết các cổ phiếu niêm yết. Bảng điện tử ghi nhận số cổ phiếu giảm điểm gấp hơn 2 lần mã tăng giá, trong đó nhóm VN30 cũng ghi nhận tới 22 mã đi xuống.
Khoảng cách đi xuống của các chỉ số không ngừng nới rộng trên bảng điện tử. Thanh khoản tăng vọt, trong đó đóng góp chính là cổ phiếu MSN với giao dịch lớn từ nhà đầu tư nước ngoài (với gần 6.000 tỷ đồng mua và bán là hơn 5.500 tỷ đồng).
Đặc biệt, nhóm cổ phiếu bluechips, ngân hàng và dầu khí cũng chìm trong sắc đỏ, khiến các chỉ số không tạo được đột phá. Theo đó, ở nhóm ngân hàng BID giảm 1.250 đồng/cổ phiếu; CTG giảm 600 đồng/cổ phiếu; EIB giảm 400 đồng/cổ phiếu; HDB giảm 750 đồng/cổ phiếu; MBB giảm 300 đồng/cổ phiếu; VCB giảm 900 đồng/cổ phiếu; ACB giảm 400 đồng/cổ phiếu...
Ở nhóm cổ phiếu bluechips và dầu khí, GAS giảm 4.000 đồng/cổ phiếu; HCM giảm 2.300 đồng/cổ phiếu; MSN giảm 2.900 đồng/cổ phiếu; MWG giảm 2.400 đồng/cổ phiếu; PLX giảm 2.500 đồng/cổ phiếu; PNJ giảm 1.300 đồng/cổ phiếu; SCS giảm 2.000 đồng/cổ phiếu; SSI giảm 700 đồng/cổ phiếu; VCF giảm 3.500 đồng/cổ phiếu; VPB giảm 350 đồng/cổ phiếu...
Chốt phiên giao dịch, trên sàn TP.HCM, chỉ số Vn-Index rơi xuống mức 1.008,39 điểm, giảm 15,23 điểm, tương đương 1,49 %. Khối lượng giao dịch đạt 294,1 triệu đơn vị, giá trị tương đương là 11.589,015 tỷ đồng. Toàn thị trường có 93 mã tăng giá, 49 mã đứng giá và 201 mã giảm giá.
Chỉ số VN30-INDEX giữ ở mức 980,75 điểm, giảm 12,86 điểm, tương đương 1,29%. Khối lượng giao dịch đạt 74,5 triệu đơn vị, giá trị tương đương là 2.476,074 tỷ đồng. Toàn thị trường có 5 mã tăng giá, 3 mã đứng giá và 22 mã giảm giá.
Bên sàn Hà Nội, chỉ số HNX-INDEX giữ ở mức 114,67 điểm, giảm 1,6 điểm, tương đương 1,37%. Khối lượng giao dịch đạt 62,3 triệu đơn vị, giá trị tương đương là 902,881 tỷ đồng. Toàn thị trường có 75 mã tăng giá, 55 mã đứng giá và 91 mã giảm giá.
Chỉ số HNX30-INDEX giữ ở mức 211,74 điểm, giảm 5,16 điểm, tương đương 2,38%. Khối lượng giao dịch đạt 32,7 triệu đơn vị, giá trị tương đương là 645,256 tỷ đồng. Toàn thị trường có 75 mã tăng giá, 55 mã đứng giá và 91 mã giảm giá.
Theo Công ty chứng khoán Phú Hưng - PHS, thanh khoản vẫn duy trì khá tốt cho thấy động lực phục hồi của chỉ số vẫn tích cực, do đó chỉ số có thể sẽ tiếp tục đi lên các vùng cao hơn trong thời gian tới nhờ khi báo cáo kết quả kinh doanh quý III/2018 lộ diện.
Cũng theo Công ty chứng khoán Phú Hưng - PHS, nhà đầu tư có thể tiếp tục nắm giữ các cổ phiếu trong danh mục, đồng thời tham gia vào các cổ phiếu có kỳ vọng kết quả kinh doanh khả quan và tiềm năng tăng trưởng.
Minh Ngọc
Theo vnmedia.vn
Masan Resources muốn phát hành 1.000 tỷ đồng trái phiếu, dồn lực khai thác mỏ Núi Pháo Công ty Cổ phần Tài nguyên Masan (Masan Resources - Mã CK: MSR) vừa công bố thông tin về việc phát hành 1.000 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp với mục đích đầu tư vào Công ty TNHH Khai thác và Chế biến khoáng sản Núi Pháo (Công ty Núi Pháo). Hình ảnh tại mỏ Núi Pháo của Công ty TNHH Tinh luyện...