Cổ phần hóa, thoái vốn khởi động trở lại
Hơn 4 tháng đầu năm, hoạt động cổ phần hóa, thoái vốn giậm chân tại chỗ vì dịch bệnh. Kế hoạch này đang được tái khởi động trong bối cảnh thị trường và doanh nghiệp còn bộn bề khó khăn.
Thoái vốn, cổ phần hóa đình trệ vì Covid-19
ánh giá của Cục Tài chính doanh nghiệp, Bộ Tài chính cho thấy, dịch bệnh Covid-19 khiến cho các hoạt động kinh tế – xã hội bị đình trệ, vì vậy, việc triển khai công tác cổ phần hóa, thoái vốn của các doanh nghiệp trong 4 tháng đầu năm gặp khó khăn.
Theo số liệu của cơ quan này, trong gần 5 tháng đầu năm, không có doanh nghiệp nào được cổ phần hóa, trong khi mới chỉ có báo cáo cổ phần hóa của 3 đơn vị sự nghiệp công lập của tỉnh Hậu Giang (đã phê duyệt phương án cổ phần hóa trong năm 2019).
Một loạt địa phương và bộ chủ quản vốn đã ì ạch trong thời gian qua lại tiếp tục được điểm danh chậm trễ trong hoạt động tái cơ cấu doanh nghiệp như UBND TP. Hà Nội với 13 doanh nghiệp thuộc 4 tổng công ty phải cổ phần hóa, chiếm 14% kế hoạch; UBND TP.HCM cổ phần hóa 38 doanh nghiệp (11 tổng công ty), chiếm 40% kế hoạch; Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp cổ phần hóa 6 doanh nghiệp (3 tập đoàn, 3 tổng công ty); Bộ Công Thương cổ phần hóa 4 doanh nghiệp (3 tổng công ty); Bộ Xây dựng cổ phần hóa 2 tổng công ty…
Không chỉ chậm trễ triển khai cổ phần hóa, UBND TP. Hà Nội, Bộ Công thương và Bộ Xây dựng vẫn đang loay hoay với kế hoạch thoái vốn nhiều doanh nghiệp còn tồn đọng theo Quyết định số 1232/Q-TTg, trong đó Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng còn phải thoái vốn tại 8/11 tổng công ty cổ phần; UBND TP. Hà Nội còn tới 31/34 doanh nghiệp phải thoái vốn…
Với diễn tiến này, Cục Tài chính doanh nghiệp cho rằng, việc triển khai thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn đối với các doanh nghiệp theo kế hoạch từ nay đến hết năm 2020 chỉ còn có 7 tháng là hết sức khó khăn.
Riêng đối với cổ phần hóa, việc thực hiện cổ phần hóa toàn bộ 92 doanh nghiệp theo kế hoạch “dồn cục” vào hơn 2 quý còn lại càng khó khả thi.
“Diễn biễn thị trường tài chính thế giới bất định, đặc biệt là thị trường chứng khoán trong nước vốn đã suy giảm đến đầu tháng 4 mới hồi phục nhưng cũng khó đoán định trong bối cảnh dịch bệnh còn đang phức tạp nên dự báo sẽ ảnh hưởng lớn đến tiến độ bán thoái vốn, cổ phần hóa của các doanh nghiệp”, đại diện Cục Tài chính doanh nghiệp nhận định.
Trong khi đó, theo nhìn nhận của giới đầu tư, lực đẩy cho thị trường chứng khoán trong nước hầu như vẫn phụ thuộc phần lớn vào các nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư cá nhân.
Dòng vốn ngoại, khối nhà đầu tư nước ngoài sau một thời gian bán tháo mạnh mẽ mới chỉ quay lại thị trường gần đây với xu hướng mua còn thận trọng, cho thấy kỳ vọng của khối này vào thị trường còn khá bấp bênh, chưa thể tạo đà tích cực trong ngắn hạn cho hoạt động bán thoái vốn của các doanh nghiệp có vốn nhà nước.
Video đang HOT
Vẫn có hy vọng trong 7 tháng cuối năm
Mặc dù vậy, triển vọng cho các doanh nghiệp có tiềm năng tốt vẫn có bởi theo nhận định của Cục ầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và ầu tư, mặc dù chịu tác động từ dịch Covid-19, song dòng vốn gián tiếp đầu tư vào Việt Nam trong 4 tháng vừa qua vẫn gia tăng.
Số thương vụ đầu tư theo hình thức góp vốn mua cổ phần vẫn tăng gần 33% về thương vụ giao dịch so với cùng kỳ 2019.
“Nhà đầu tư vẫn đang âm thầm mua vào, cho thấy thị trường và xu hướng thu hút dòng vốn đầu tư vẫn có nhiều tín hiệu tích cực, nhất là đối với các doanh nghiệp có tiềm năng tốt”, ông ỗ Nhất Hoàng, Cục trưởng Cục ầu tư nước ngoài cho biết.
Mặc khác, theo đánh giá của các chuyên gia, với việc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công nhằm tạo tác động lan tỏa tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nhu cầu gia tăng nguồn vốn chi cho ngân sách là khá căng thẳng trong bối cảnh nguồn thu từ ngân sách sẽ giảm bởi việc thực thi các gói hỗ trợ giãn hoãn các loại thuế, phí.
Trong điều kiện này, để cân đối có đủ nguồn vốn cho nhu cầu chi ngân sách nhà nước nhằm đảm bảo giải ngân vốn đầu tư công đúng tiến độ kế hoạch, rất có thể, phương án thực hiện thoái vốn tại các doanh nghiệp có quy mô vốn lớn, đặc biệt là những doanh nghiệp có yếu tố cơ bản tốt, vốn được nhiều nhà đầu tư ngoại quan tâm như Sabeco, Habeco, VEAM, Vinamilk… cũng được tính tới.
Yuanta: Thanh khoản TTCK tăng mạnh sau giai đoạn nhà nước đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn
Năm 2020, 93 doanh nghiệp nhà nước sẽ buộc phải cổ phần hóa bao gồm MobiFone, Agribank, Vinacomin, Vinafood I, GEN1, GEN2,...
Ảnh minh họa.
Theo báo cáo đánh giá hiệu quả doanh nghiệp sau cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước, Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam (YSVN) cho rằng, hoạt động cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước trong năm 2020 sẽ diễn ra sôi nổi trong khi hoạt động thoái vốn có thể sẽ không sôi động bằng do tình hình thị trường chứng khoán đang còn gặp nhiều rủi ro từ các yếu tố bên ngoài.
Chỉ 64,2% doanh nghiệp sau cổ phần hóa đã thực hiện nêm yết trên sàn
Theo dữ liệu thống kê từ Chứng khoán Yuanta Việt Nam, từ năm 2005 đến nay có 896 doanh nghiệp đã cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước (chiếm khoảng 60% - 70% tổng số doanh nghiệp đã cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước). Trong đó, 480 doanh nghiệp nhà nước thoái vốn thu về hơn 185.000 tỷ đồng, 416 doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa với giá trị hơn 181.000 tỷ đồng.
Theo quy định các doanh nghiệp sau khi cổ phần hóa 90 ngày phải thực hiện đăng ký giao dịch trên UpCOM. Tuy nhiên, tính tới hiện tại mới chỉ 64,2% doanh nghiệp sau cổ phần hóa đã thực hiện nêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán.
Tỷ lệ thoái vốn thành công 100% so với kế hoạch đạt 53,3% với giá thoái vốn trung bình 44.763 đồng/cổ phiếu (dữ liệu loại trừ 1 trường hợp đột biến của Công ty Cổ phần In báo Lào Cai thoái vốn ngày 17/12/2019 với giá trung bình 16,5 triệu đồng/cổ phiếu).
Trên thực tế, tiến trình cổ phần và thoái vốn nhà nước giai đoạn 2017 - 2020 diễn ra khá chậm. Tính đến thời điểm hiện tại, chỉ có 37 doanh nghiệp trên tổng số 127 doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hóa, đạt 29% so với kế hoạch.
Trong khi đó, mới có 44 doanh nghiệp thực hiện thoái vốn thu về 4.566 tỷ đồng trong khi theo kế hoạch, giai đoạn 2017 - 2020 thực hiện thoái vốn nhà nước tại 406 doanh nghiệp trị giá khoảng 60.000 tỷ đồng.
Quy mô giảm nhưng hiệu quả hoạt động được cải thiện sau cổ phần hóa, thoái vốn
Kết quả cho thấy sau khi thoái vốn, cổ phần hóa doanh nghiệp hoạt động tốt hơn. Mặc dù sau khi doanh nghiệp được cổ phần hóa, tốc độ tăng trưởng quy mô tài sản, vốn chủ sở hữu, lợi nhuận có phần chậm lại, nhưng doanh nghiệp cải thiện về chất lượng tài chính khi mức sinh lời được cải thiện đáng kể, nhất là sau 2 năm kể từ khi thoái vốn nhà nước.
Theo thống kê của Chứng khoán Yuanta Việt Nam, ROE trung bình 3 năm sau thoái vốn 15,4% trong khi trước khi thoái vốn là 12,4%. Tương tự ROA trung bình trước thoái vốn 1,5% trong khi sau thoái vốn ở mức 1,6%.
Trong khi đó, trước khi thoái vốn, tăng trưởng tổng tài sản có xu hướng tăng sau đó chững lại, tới năm thứ 2 mới dần cải thiện. Khả năng doanh nghiệp sau thoái vốn mất khoảng 2 năm để tái cơ cấu lại tài sản doanh nghiệp, tăng trưởng lợi nhuận sau thuế cũng thể hiện rõ hiệu quả thoái vốn doanh nghiệp sau 2 năm.
Chờ đợi "bom tấn" Agribank và MobiFone
Thực tế cho thấy, không chỉ cải thiện hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, thoái vốn và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước còn là động lực tăng trưởng thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam.
Theo số liệu Chứng khoán Yuanta Việt Nam tổng hợp, thanh khoản TTCK sẽ được cải thiện rõ rệt sau khoảng 2-3 năm số lượng doanh nghiệp được nhà nước thoái vốn, cổ phần hóa tăng mạnh.
Cụ thể, sau 2 giai đoạn 2007-2008 và 2015-2016 đẩy mạnh hoạt động thoái vốn, cổ phần hóa, thanh khoản TTCK trung bình năm 2009 đạt 1.623 tỷ đồng/phiên (tăng 226% so với 2008), năm 2018 đạt 5.259 tỷ đồng/phiên (tăng 28% so với 2017).
Quy định các doanh nghiệp nhà nước sau khi cổ phần hóa bắt buộc phải niêm yết lên sàn sẽ là động lực khiến số lượng doanh nghiệp niêm yết trên sàn tăng lên. Ngoài ra, việc nhà nước thoái vốn đối với các doanh nghiệp chưa niêm yết, việc tư nhân vận hành và quyết định đưa lên sàn sẽ dễ dàng hơn khi còn thuộc sở hữu nhà nước.
Vấn đề thoái vốn, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước được đẩy mạnh sẽ giải được bài toán từ hai chiều về cả tăng quy mô cho thị trường lẫn tạo điều kiện để nguồn vốn ngoại đổ vào TTCK Việt Nam trong bối cảnh các cổ phiếu hiện tại trên sàn gần như đã kín room.
Theo kế hoạch trong năm 2020, có 93 doanh nghiệp nhà nước buộc phải cổ phần hóa bao gồm MobiFone, Agribank, Vinacomin, Vinafood I, GEN1, GEN2,... Trong đó, hai thương vụ lớn được chờ đợi trong đợt cổ phần hóa sắp tới là Mobifone và Agribank.
Theo đánh giá của Chứng khoán Yuanta Việt Nam, MobiFone có thể sẽ tiến hành cổ phần hóa trong quý IV/2020 hoặc đầu năm 2021. Hiện không chỉ nhà đầu tư trong nước mà các tập đoàn viễn thông nước ngoài như Singtel (Singapore), Telenor (Na Uy), Comvik (Thụy Điển) và Telstra (Australia),... cũng rất quan tâm tới thương vụ này.
Trong khi đó, Agribank sẽ khó hoàn tất cổ phần hóa trong năm 2020 và có thể phải chờ sang năm 2021. Việc cổ phần hóa là một trong những giải pháp giúp Agribank không bị rớt lại trong cuộc chạy đua tăng vốn so với các ngân hàng khác.
THANH HÀ
Theo bizlive.vn
Bộ Tài chính "điểm tên" các Bộ, ngành thực hiện việc thoái vốn chậm Bộ Tài chính cho biết, những đơn vị còn nhiều doanh nghiệp phải thực hiện thoái vốn với giá trị lớn là: Bộ Công Thương, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Xây dựng, TP Hà Nội. Bộ Tài chính cho biết, trong năm 2019 có 9 doanh nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cổ phần hóa, tuy nhiên trong...