Có phải mẹ bầu càng ốm nghén nặng, con càng thông minh hơn người?
Ốm nghén, mệt mỏi là phản ứng thường thấy ở mẹ bầu trong giai đoạn đầu của thai kỳ.
Trong thời kỳ đầu của thai kỳ, nhiều người mẹ thường cảm thấy mệt mỏi, buồn nôn, khó chịu, đặc biệt là vào buổi sáng. Một số người nói rằng, mẹ bầu càng ốm nghén nặng, bé sinh ra càng thông minh. Tuy nhiên, theo các bác sỹ phản ứng ốm nghén chủ yếu liên quan đến sự thay đổi hormone của cơ thể người mẹ và không liên quan gì đến chỉ số IQ của em bé. Có nhiều loại phản ứng mang thai trong ba tháng đầu và ốm nghén chỉ là một trong số đó. Dưới đây là một số phản ứng trong thời kỳ đầu mang thai mà mẹ bầu cần lưu ý.
Đau ngực
Sau khi mang thai, nồng độ estrogen và progesterone ở mẹ bầu sẽ tăng lên. Ngực sẽ phát triển, quầng vú và núm vú sẫm màu hơn. Các tuyến sữa cũng phát triển để chuẩn bị cho quá trình nuôi con sau này. Ngực phát triển có thể khiến các mẹ bầu cảm thấy đau đớn. Mẹ bầu nên vệ sinh vú đúng cách, chọn đồ trong phù hợp để tránh tạo áp lực lên ngực.
Mệt mỏi
Ảnh hưởng của sự thay đổi hormone khiến mẹ bầu thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ. Nếu cảm thấy mệt mỏi, mẹ bầu nên ngừng làm việc và nên nghỉ ngơi nhiều hơn. Bạn cần ngủ đủ giấc vào ban đêm và ngủ 8 đến 10 giờ mỗi ngày. Đồng thời, mẹ bầu nên tránh xa nguồn phóng xạ và không sử dụng máy tính và điện thoại di động trong thời gian dài.
Video đang HOT
Ốm nghén
Tình trạng ốm nghén ảnh hưởng rất nhiều đến điều kiện thể chất của bà mẹ mang thai. Một số mẹ bầu thường nôn mửa, mệt mỏi vào buổi sáng. Bạn có thể làm giảm tình trạng này thông qua chế độ ăn uống và thói quen làm việc. Bạn nên chia nhỏ bữa ăn thành nhiều bữa và ăn nhiều đồ ăn vặt hơn. Ngoài ra, khi buồn nôn, bạn nên ngẩn đầu, nằm xuống, nghỉ ngơi một lát để giảm bớt cảm giác này.
Tần suất đi tiểu
Sau khi mang thai, sự phát triển của thai nhi làm tăng kích thước tử cung và chèn ép lên bàng quang. Một số bà mẹ mang thai thường đi tiểu thường xuyên. Khi buồn tiểu, mẹ bầu nên đi tiểu thường xuyên thay vì nhịn tiểu để ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu. Ngoài ra, bạn nên chú ý giữ vệ sinh bộ phận sinh dục sạch sẽ, thay đồ trong thường xuyên và rửa vùng sinh dục bằng nước ấm.
Quỳnh Trang
Theo Sohu/emdep
Vì sao khi mang thai, một số người nghén lăn lóc, một số người lại khỏe mạnh như không?
Phản ứng khi mang thai của các người mẹ khác nhau và có 3 nguyên nhân dẫn đến những điều này.
Cơ thể mỗi người mẹ giống nhau
Trước khi mang thai, nếu cơ thể phụ nữ có lá lách và dạ dày yếu sẽ gây buồn nôn và nôn nặng hơn khi mang thai. Người mẹ có sức khỏe tốt thường sẽ không nôn nghén quá nhiều, cô ấy thậm chí sẽ không có phản ứng ốm nghén.
Mức độ bài tiết hormone trong cơ thể không giống nhau
Sau khi mang thai, lý do chính dẫn đến buồn nôn, nôn chủ yếu là do các hormone do cơ thể tiết ra sẽ ức chế sự tiết axit dạ dày và làm giảm nhu động của đường tiêu hóa. Nếu mức độ hCG, estrogen hoặc các kích thích tố khác ở người mẹ mang thai cao hơn thì tình trạng ốm nghén có thể nghiêm trọng hơn. Nếu cơ thể người mẹ tiết ít hormone, phản ứng nôn nghén sẽ nhẹ hơn.
Độ nhạy cảm
Sau khi mang thai, hầu hết phụ nữ nhạy cảm hơn với với đồ ăn chứa dầu, mỡ hoặc nặng mùi. Tuy nhiên, một số mẹ bầu ít nhạy cảm ơn với những mùi này nên phản ứng ốm nghén không quá nghiêm trọng.
Tất nhiên, ngoài những lý do trên, có tin đồn rằng một số người mang thai song sinh hay mang thai con gái, phản ứng ốm nghén sẽ nặng hơn. Tuy nhiên, không có cơ sở khoa học nào cho những tin đồn này.
Làm sao để giảm bớt tình trạng ốm nghén khi mang thai?
Nghỉ ngơi
Khi bạn buồn nôn, bạn nên nằm nghỉ ngơi. Đây là phương pháp hiệu quả để giúp làm giảm tình trạng ốm nghén. Một chiếc gối dành riêng cho bà bầu cũng có thể được sử dụng để bảo vệ lưng và bụng và giúp mẹ bầu có được giấc ngủ ngon.
Ăn ít bữa
Ăn một lượng nhỏ thức ăn vào buổi sáng có thể ngăn ngừa phản ứng buồn nôn và nôn mửa. Hãy chia nhỏ các bữa ăn và ăn vặt khi đói bụng.
Ăn nhiều thức ăn chứa tinh bột
Trong thời gian đầu của thai kỳ, bạn nên ăn nhiều thực phẩm giàu tinh bột như bánh mì, bánh quy, chuối. Ngoài ra, cơm, sữa chua nguyên chất, nước chanh, dưa hấu, vv cũng có thể làm giảm ốm nghén. Bạn không nên ăn thực phẩm nhiều chất béo, dầu mỡ, cay, chiên, rán để tránh gây kích ứng tiêu hóa khiến phản ứng nôn nghén nặng hơn.
Quỳnh Trang
Theo Sohu/emdep
Những hình ảnh sinh động nhất giúp mẹ bầu mường tượng ra thai nhi lớn lên đã chèn ép lên cơ quan nội tạng như thế nào Thai nhi đang lớn lên như thế nào và tao nên những thay đổi như thế nào trong cơ thể người mẹ là điều khiến nhiều mẹ bầu rất quan tâm. Tam cá nguyệt đầu tiên (3 tháng đầu tiên) Hầu như trong 3 tháng đầu, không có nhiều thay đổi trong tử cung. Sau 3 đến 4 tháng mang thai, thai nhi...