Có phải bị nấm móng?
Tôi có phải bị mắc bệnh nấm móng hay không: một số móng chân của tôi dày lên bất thường nhưng không thấy đau. Tôi có cần đi khám hay có thể điều trị tại nhà?
Nguyễn Văn Thương (Bắc Giang)
Ảnh minh họa
Nấm móng là một tình trạng khá thường gặp, xuất hiện đầu tiên với đốm trắng hoặc vàng dưới đầu móng tay hoặc móng chân của người bệnh.
Video đang HOT
Khi nhiễm nấm phát triển hơn, móng bị đổi màu, dày lên và mủn ở mép. Nấm móng có thể xuất hiện ở móng tay hoặc móng chân.
Nếu một hoặc nhiều móng của bạn có triệu chứng sau: dày lên; đổi màu từ trắng sang vàng nâu; móng trở nên giòn, hoặc mủn, dễ gãy; biến dạng; mùi hôi… thì có khả năng là bạn bị nấm móng. Tốt nhất bạn nên đi bác sĩ khám.
Nếu không điều trị, bệnh không thể tự khỏi mà tiến triển trong nhiều tháng, nhiều năm. Mặc khác, nấm có thể lan từ móng này sang móng kia và lây nhiễm cho người xung quanh. Ngoài ra, nếu bạn bị đái tháo đường thì cần đi khám sớm.
Bởi nếu nghiêm trọng, nấm móng có thể gây đau đớn và tổn thương vĩnh viễn cho móng, cũng như dẫn đến các bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng khác lan ra ngoài bàn chân nếu người bệnh có hệ miễn dịch suy giảm (do thuốc, bệnh đái tháo đường hoặc các bệnh khác).
Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc và hướng dẫn các bước tự chăm sóc, phòng ngừa nấm móng cho bạn. Bởi vì ngay cả khi điều trị thành công, nấm móng thường dễ tái phát.
Lý giải nguyên nhân móng chân mọc ngược
Móng chân cái của tôi bị lún trong thịt làm tôi thường bị đau, nhất là khi có va chạm nhẹ đầu ngón chân. Nhà tôi không ai bị như thế, không biết tại sao tôi lại có móng kiểu vậy?
Nguyễn Hưng (Bắc Ninh)
Ảnh minh họa
Hiện tượng bạn kể là móng mọc ngược. Móng mọc ngược có thể do cắt tỉa móng không đúng và đi giày chật. Một số môn thể thao khiến người tập liên tục đá một vật hoặc gây áp lực lên chân trong thời gian dài có thể gây ra tổn thương móng chân và làm tăng nguy cơ móng chân mọc ngược.
Ngoài ra còn có thể gặp các nguyên nhân như tình trạng bệnh lý của móng dẫn đến thay đổi bất thường của bản móng: nấm móng, loạn dưỡng...
Vệ sinh chân không đúng cách, chẳng hạn như không giữ cho bàn chân của bạn sạch sẽ hoặc khô ráo cũng có thể dẫn tới hiện tượng này.
Người già cũng có thể có nguy cơ cao hơn vì móng chân dày lên theo tuổi. Nếu không được điều trị hoặc không được phát hiện, móng chân mọc ngược có thể nhiễm trùng, thậm chí nhiễm trùng xương. Biến chứng có thể đặc biệt nghiêm trọng nếu người bệnh bị tiểu đường.
Để ngăn ngừa móng quặp, bạn nên: Cắt móng chân thẳng. Đừng uốn cong móng theo hình cong của mặt trước ngón chân. Giữ móng chân ở độ dài vừa phải. Cắt móng chân bằng đầu ngón chân. Nếu cắt móng chân quá ngắn, áp lực từ giày lên ngón chân có thể khiến móng đâm vào mô. Mang giày vừa với chân.
Giày gia tăng nhiều áp lực lên ngón chân có thể khiến móng dài ra và đâm vào mô xung quanh. Nếu công việc khiến bạn có nguy cơ bị thương ở ngón chân, hãy mang giày bảo hộ, chẳng hạn như giày có mũi bọc kim loại. Nếu bị tiểu đường, hãy kiểm tra bàn chân hàng ngày và đi khám bác sĩ để được tư vấn.
Bệnh ở móng chân Móng chọc thịt, móng đổi màu hoặc chấn thương móng... là những vấn đề thường gặp ở móng chân, phổ biến nhất là nấm móng. Tiến sĩ, bác sĩ Lê Thái Vân Thanh, Trưởng khoa Da liễu - Thẩm mỹ Da, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, cho biết móng chân là chất sừng, khá dẻo dai và có khả năng...