Có những biểu hiện này, phải nghĩ ngay đến bệnh dại
Có những biểu hiện sợ nước, sợ gió, co giật: phải nghĩ ngay đến bệnh dại
Khi đã lên cơn dại, tỷ lệ tử vong gần như 100%.
Ngày nay, bệnh dại lưu hành ở trên 150 quốc gia trên thế giới. Dù bệnh dại có thể dự phòng được bằng vắc xin, song ước tính mỗi năm trên thế giới vẫn có khoảng 59.000 người tử vong.
Đặc biệt ở các khu vực nghèo và nhóm dân cư yếu thế nhất, có tới 40% số tử vong do dại là trẻ em dưới 15 tuổi ở các nước châu Á và châu Phi.
Theo Chương trình Quốc gia khống chế và loại trừ bệnh dại, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, tính từ đầu năm 2019 đến nay, Việt Nam đã ghi nhận 54 trường hợp tử vong do bệnh dại ở người tại 24 tỉnh, thành phố.
Video đang HOT
Bệnh dại lây truyền chủ yếu qua vết cắn hoặc vết cào, liếm của con vật dại. Biểu hiện của bệnh dại trên người là sợ nước, sợ gió, co giật, liệt. Thời gian ủ bệnh dại ở người từ 2-8 tuần, có thể ngắn khoảng 10 ngày hoặc dài trên một năm hoặc hai năm.
Thời gian ủ bệnh phụ thuộc vào số lượng vi rút xâm nhập vào cơ thể, sự nặng nhẹ của vết thương, khoảng cách xa gần từ vết thương đến não bộ.
Vết thương nặng, gần thần kinh trung ương thì thời gian ủ bệnh ngắn. Khi đã lên cơn dại, tỷ lệ tử vong gần như 100% đối với cả người và động vật.
Bệnh dại ở người chỉ có thể được ngăn chặn bằng cách tiêm vắc xin dại ngay sau khi bị chó cắn.
Minh Châu
Theo giaoducthoidai
Bệnh nhân chắc chắn sẽ tử vong khi lên cơn dại, cách gì để loại trừ?
Bệnh dại là một trong những bệnh truyền nhiễm lâu đời và đáng sợ nhất trong lịch sử nhân loại, một khi đã lên cơn dại thì bệnh nhân chắc chắn sẽ tử vong.
Ngày 27/9, tại TP Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), Bộ Y tế, Bộ NN&PTNT, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp LHQ (FAO), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác đã tham dự mít tinh hưởng ứng ngày Phòng Chống dại Thế giới với chủ đề: "Tiêm vắc xin để loại trừ bệnh dại".
Bệnh dại là một trong những bệnh truyền nhiễm lâu đời và đáng sợ nhất trong lịch sử nhân loại, một khi đã lên cơn dại thì bệnh nhân chắc chắn sẽ tử vong. Ngày nay, bệnh dại lưu hành ở trên 150 quốc gia trên thế giới. Dù bệnh dại có thể dự phòng được bằng vắc xin, song ước tính mỗi năm trên thế giới vẫn có khoảng 59.000 người tử vong đặc biệt ở các khu vực nghèo và nhóm dân cư yếu thế nhất, có tới 40% số tử vong do dại là trẻ em dưới 15 tuổi ở các nước châu Á và châu Phi.
Theo Chương trình Quốc gia Khống chế và Loại trừ Bệnh dại, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, tính từ đầu năm 2019 đến nay, Việt Nam đã ghi nhận 54 trường hợp tử vong do bệnh dại ở người tại 24 tỉnh thành, so với con số 64 người tại 20 tỉnh thành trong năm 2018. Dù số trường hợp tử vong thấp hơn, nhưng bệnh có xu hướng lan rộng thêm tới các tỉnh thành khác.
Quản lý tốt đàn chó và tiêm vắc xin dại cho chó là biện pháp quan trọng để loại trừ lây truyền bệnh dại. (Ảnh minh họa)
"Các trường hợp tử vong do dại ở người đã được ghi nhận tại các tỉnh thành mà trước đây không có người mắc. Quản lý tốt đàn chó và tiêm vắc xin dại cho chó là biện pháp quan trọng để loại trừ lây truyền bệnh dại trong đàn chó và ngăn ngừa lây sang người. Bên cạnh đó, những người bị chó cắn cũng cần được tiêm vắc xin dại sớm và đầy đủ để phòng bệnh dại. Tiêm vắc xin cho chó là biện pháp hiệu quả nhất về cả chi phí và tính bền vững để người bị chó cắn không chết vì bệnh dại", TS Trần Đắc Phu - Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng cho biết.
Tiến sỹ Kidong Park, đại diện của WHO tại Việt Nam nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tập trung vào các khu vực có nguy cơ cao của quốc gia để đạt được mục tiêu ' Không có tử vong do dại vào năm 2030'. Ông nhấn mạnh: " Tăng cường cam kết chính trị; nâng cao nhận thức nguy cơ; thúc đẩy tiêm vắc xin cho chó và quản lý đàn chó; đảm bảo sự tin tưởng, sự tiếp cận, sự sẵn có, và giá cả hợp lý của vắc xin phòng dại ở người; và tăng cường nhân lực và nguồn lực tài chính là các vũ khí để chống lại bệnh dại".
Ông Kidong Park cũng khẳng định vai trò quan trọng của công tác phối hợp liên ngành trong lĩnh vực y tế và thú y sẽ đảm bảo cho các chương trình phòng, chống bệnh dại thực hiện hiệu quả, đóng góp vào mục tiêu chung toàn cầu là không còn người chết vì bệnh dại lây từ chó vào năm 2030.
" Chúng tôi kêu gọi các đối tác trong nước và quốc tế cùng tham gia nỗ lực nâng cao tỉ lệ tiêm phòng bệnh dại ở đàn chó và trên người, để không còn người chết vì bệnh dại tại Việt Nam. Ước tính, nếu chúng ta có thể loại trừ bệnh dại trên toàn cầu, thì hàng năm, hàng ngàn sinh mạng sẽ được cứu sống, và chúng ta có thể để dành ra được một khoản tiền tương đương 8,6 tỉ đô la Mỹ sử dụng cho các mục tiêu phát triển khác", ông Albert T Lieberg, Trưởng đại diện tổ chức FAO tại Việt Nam cho biết.
Tại Việt Nam, Bộ Y tế và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tiếp tục nỗ lực thực hiện Chương trình Quốc gia Khống chế và Loại trừ Bệnh dại do Thủ tướng Chinh Phủ phê duyệt vào tháng 2 năm 2017, và chỉ thị số 31/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 6 tháng 7 năm 2017 về việc Tăng cường các Biện pháp Cấp bách Phòng chống Bệnh dại.
Hai Bộ đã phối hợp cùng các đối tác Một Sức khỏe triển khai các hoạt động để tăng cường sự cam kết của các cấp chính quyền trong công tác phòng chống bệnh dại, tăng cường sự phối hơp liên ngành bao gồm ngành y tế, nông nghiệp, giáo dục và các cơ quan đoàn thể khác, tăng cường truyền thông để đạt mục tiêu tăng tỷ lệ tiêm vắc xin dại cho đàn chó, người bị chó cắn được tiêm vắc xin phòng dại, nhằm giảm số trường hợp tử vong do dại tại Việt Nam tiến tới loại trừ bệnh dại tại Việt Nam vào năm 2030.
Năm nay đánh dấu cột mốc kỉ niệm năm thứ 13 Ngày Thế giới Phòng chống Bệnh dại kể từ khi các quốc gia trên thế giới phối hợp đáp ứng với bệnh dại, liên kết các ngành và đối tác liên quan trong nước với cộng đồng quốc tế trong cuộc chiến phòng, chống bệnh dại.
Theo infonet
54 người Việt chết vì bệnh dại Từ đầu năm đến nay Việt Nam ghi nhận 54 người tử vong do bệnh dại, ở 24 tỉnh thành. Ảnh minh họa Phó giáo sư Trần Đắc Phu, Cục trưởng Y tế Dự phòng, Bộ Y tế, cho biết so với cùng kỳ năm ngoái, số người chết do bệnh dại năm nay ít hơn 10 người. Tuy nhiên bệnh có xu...