Có người tình nguyện hiến phổi cho phi công Anh mắc COVID-19 nhưng không thành
Do người hiến tặng mắc vấn đề về nhiễm trùng nên không thể ghép phổi cho phi công người Anh mắc COVID-19.
Chiều 12/5, tại buổi hội chẩn liên viện về phương án cứu chữa cho BN91 – phi công người Anh mắc COVID-19 nặng, các chuyên gia cho biết, hiện tình trạng của bệnh nhân vẫn rất nguy kịch, phổi tổn thương rất nặng, khả năng phục hồi rất kém. Do vậy, ghép phổi cho người bệnh là việc cần thiết.
Tuy nhiên, điều kiện đặt ra để ghép phổi đó là tìm được người hiến tặng có yếu tố hòa hợp (về miễn dịch, kích thước, sinh hóa) và bệnh nhân phải điều trị được nhiễm khuẩn.
Được biết, trước đó đã có một người tình nguyện hiến phổi. Tuy nhiên, do có vấn đề về nhiễm trùng nên không thể dùng phổi của người này để ghép cho phi công Anh.
Ảnh: Minh họa.
Tại buổi hội chẩn, Bộ Y tế cho biết cơ quan chức năng của Anh đã tìm được 1 người thân của BN91. Người này cũng khẳng định sẵn sàng phổi hợp với ngành y tế để quyết định một số vấn đề trong công tác chữa trị cho người nhà.
Nhiều chuyên gia cũng thông tin về 3 trường hợp mắc COVID-19 trên thế giới được ghép phổi. Các bệnh nhân này sau đó đều có tiến triển khá tốt sau ghép.
Phi công người Anh 43 tuổi, cao 1,83m, nặng 100kg (chỉ số khối cơ thể là 30,1 – có yếu tố béo phì). Bệnh nhân bị rối loạn đông máu, mắc hội chứng “cơn bão cytokine” – hệ miễn dịch phản ứng thái quá, giải phóng nhiều cytokine chống lại cơ thể thay vì bảo vệ.
Bệnh nhân kháng toàn bộ các loại thuốc chống rối loạn đông máu đang được dùng trong nước. Bộ Y tế phải đặt mua thuốc hiếm từ nước ngoài để điều trị.
Đây là Bệnh nhân COVID-19 nặng nhất hiện nay, quá trình điều trị từ ngày nhập viện rất phức tạp, thất thường. Bệnh nhân được xác định dương tính với virus corona vào ngày 18/3, sốt cao liên tục từ khi nhập viện, suy hô hấp tăng dần, diễn tiến ngày càng xấu dù còn trẻ.
Trước đó, bệnh nhân chỉ bị đông đặc một bên phổi, nhưng hiện giờ tình trạng này xuất hiện ở cả hai bên. Phi công người Anh đang tiếp tục phải thở máy, lọc máu, phụ thuộc hoàn toàn vào ECMO.
Theo các chuyên gia, phổi của BN91 bị tổn thương rất nặng, nếu không được ghép phổi, bệnh nhân sẽ khó có thể phục hồi.
Do vậy, các chuyên gia xem xét phương án chuyển phi công người Anh sang Bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM để tiếp tục điều trị và tính khả năng ghép phổi.
Video: Bản tin 12/5, phi công người Anh nhiễm COVID-19 vẫn nguy kịch
Sẵn sàng ghép phổi cho phi công người Anh nhiễm Covid-19
Phương án chi tiết ghép phổi cho nam phi công người Anh nhiễm Covid-19 đã được Bệnh viện Chợ Rẫy chuẩn bị sẵn sàng. Các chuyên gia đầu ngành trên toàn quốc đang nỗ lực hợp sức cứu người bệnh.
Ngày 12/5, thông tin từ Sở Y tế, TP HCM cho biết, nam phi công người Anh nhiễm Covid-19 vẫn chưa có tín hiệu tích cực. Bệnh nhân vẫn lệ thuộc hoàn toàn vào máy thở, sự sống đang nhờ máy ECMO.
Hiện bệnh nhân đang được điều trị bằng kháng sinh với hy vọng cải thiện tình trạng đông đặc phổi, tràn khí màng phổi nhưng tình trạng bệnh chưa có dấu hiệu cải thiện. Với tiên lượng "còn rất nặng" bệnh nhân vẫn phải tiếp tục duy trì các phương pháp điều trị tối ưu nhưng chưa biết đến khi nào mới cho kết quả khả quan.
Các bác sĩ Chợ Rẫy đặt ECMO thay thế hoàn toàn hệ thống tim phổi cho bệnh nhân để chuẩn bị cho một ca đại phẫu
Tuy nhiên, điều đáng mừng là phổi của bệnh nhân vẫn chưa chết hoàn toàn, vì thế các chuyên gia Bộ Y tế đã nhiều lần hội chẩn tìm phương án ghép phổi cho nam bệnh nhân. Dự kiến, khi các điều kiện liên quan đến sức khỏe diễn ra thuận lợi, người bệnh sẽ được chuyển sang Bệnh viện Chợ Rẫy để tiếp tục quá trình hồi sức, chuẩn bị cho cuộc phẫu thuật ghép phổi.
Sau khi Bộ Y tế giao nhiệm vụ, Trung tâm Điều phối Quốc gia về ghép các bộ phận cơ thể người đang tìm nguồn hiến tặng để chuẩn bị cho cuộc ghép. Tại TP HCM ngoài việc phối hợp chuyên môn cùng Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới điều trị cho bệnh nhân, công tác chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho việc tiếp nhận người bệnh và phẫu thuật ghép phổi đã được Bệnh viện Chợ Rẫy khẩn trương triển khai.
Bác sĩ chuyên khoa 2 Phạm Thanh Việt, Trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp, Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết: "Các chuyên gia đang tiếp tục xem xét các vấn đề liên quan để thống nhất việc chỉ định ghép phổi cho bệnh nhân Covid-19 số 91 tại Việt Nam. Theo nội dung chỉ đạo của Bộ Y tế, Bệnh viện Chợ Rẫy sẽ phối hợp với Bệnh viện Việt Đức thực hiện cuộc ghép phổi. Trên thực tế, lĩnh vực ghép tạng tại Chợ Rẫy các kỹ thuật ghép thận, ghép gan, ghép tim đã được triển khai nhưng ghép phổi thì chưa có cơ hội thực hiện".
Bệnh viện Chợ Rẫy là đơn vị đầu tiên tiếp nhận, điều trị thành công 2 bệnh nhân Covid-19 người Trung Quốc
"Hiện BV Chợ Rẫy đang xây dựng đề án ghép phổi nên xem đây là cơ hội để học hỏi chuyên môn từ các bệnh viện đi trước, điển hình như Bệnh viện Việt Đức. Khả năng cuộc phẫu thuật ghép phổi cho bệnh nhân sẽ được thực hiện tại Bệnh viện Chợ Rẫy, trong đó các bác sĩ từ Bệnh viện Việt Đức sẽ đứng chính trong kỹ thuật, các bác sĩ Chợ Rẫy sẽ phối hợp", BS Việt thông tin thêm.
Trước đó, ngày 11/5, bệnh viện đã tổ chức cuộc họp để có bước chuẩn bị tốt nhất khi tiến hành ghép phổi cho nam bệnh nhân này.
Tuy nhiên, nguồn phổi hiến cho bệnh nhân sẽ phải chờ đợi từ người cho chết não, vì thế, các phương án phải luôn sẵn sàng để bất cứ khi nào có phổi là ghép.
Bên cạnh đó, một yếu tố quan trọng khác là tình hình sức khỏe của người bệnh có đủ đáp ứng cho chỉ định hay không, nếu có nguồn mà bệnh nhân không đáp ứng được chỉ định thì cuộc ghép không thể thực hiện.
"Vì thế, khi các điều kiện đảm bảo hài hòa được các yếu tố có nguồn hiến, có chỉ định cho người bệnh, các chuyên gia sẽ tiếp tục tính đến những vấn đề bao gồm nguồn tạng hiến có đáp ứng được các tiêu chí cho cuộc ghép hay không, yếu tố tương thích...", BS Việt cho biết.
Sức khỏe 3 bệnh nhân COVID-19 đang điều trị tại TP.HCM thế nào? TP.HCM đang điều trị cho 3 bệnh nhân mắc COVID-19, trong đó phi công người Anh là trường hợp nặng nhất. Ngày 12/5, Sở Y tế TP.HCM cho biết, bệnh nhân 91 (phi công người Anh) đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM. Tình trạng bệnh nhân ổn định, không sốt, mạch và huyết áp ổn định, đang tiếp tục...