Có ngày hội mang tên “Luật Biên phòng Việt Nam”
Ngày 11-11, với 94,61% số phiếu tán thành, Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật Biên phòng Việt Nam (BPVN). Với 6 chương, 36 điều, Luật BPVN quy định các chính sách, nguyên tắc, nhiệm vụ, hoạt động, lực lượng, bảo đảm và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân về biên phòng.
Đón nhận thông tin này, không chỉ những người lính Biên phòng mà chính quyền địa phương, đông đảo nhân dân ở khu vực biên giới trên khắp cả nước đều rất vui mừng, mong Luật BPVN sớm đi vào cuộc sống.
Cán bộ Đồn Biên phòng Pò Hèn, BĐBP Quảng Ninh giúp nhân dân xã Hải Sơn, thành phố Móng Cái phát triển kinh tế với giống ổi Hoành Bồ. Ảnh: Quang Toàn
Ngay sau khi biết thông tin Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật BPVN với số phiếu biểu quyết cao (456/462 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành), rất nhiều cán bộ, chiến sĩ đang công tác trong BĐBP đã đồng loạt chia sẻ thông tin này trên mạng xã hội để “chào mừng” Luật BPVN. Thông tin về Luật BPVN đã được nhiều người để lại bình luận (comment), phản hồi tích cực, bởi đây là việc mà nhân dân và những người lính Biên phòng đã mong chờ từ rất lâu.
Trung úy Lương Văn Bình, Đội trưởng Đội Vận động quần chúng, Đồn Biên phòng Khánh Hội, BĐBP Cà Mau cho biết, anh sẽ xây dựng một clip đặc biệt để giới thiệu về Luật BPVN đến bạn bè và những người quan tâm. Trung úy Lương Văn Bình có tài khoản Facebook thu hút 5.000 lượt theo dõi. Tài khoản Facebook có nhiều clip minh họa những bài đọc lại các tác phẩm báo chí, văn học về BĐBP và biên giới do chính anh dựng và thu âm; thường được nhiều người thích và chia sẻ.
Video đang HOT
Thiếu tá Đặng Văn Tuấn, Đồn trưởng Đồn Biên phòng A Pa Chải, BĐBP Điện Biên cho biết: “Đồn Biên phòng A Pa Chải đóng quân trên địa bàn xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, là nơi xa nhất của tỉnh Điện Biên. Vì xa xôi nên ít nhiều bị hạn chế trong việc tiếp cận thông tin, nhưng chúng tôi vẫn luôn theo dõi thông tin liên quan đến Luật BPVN qua các phương tiện thông tin đại chúng từ khi triển khai lấy ý kiến, tổ chức tọa đàm tới các phiên thảo luận. Là người trực tiếp thực thi nhiệm vụ tại khu vực biên giới, tôi thấy Luật BPVN đã khắc phục những hạn chế, vướng mắc, bất cập trong quá trình tổ chức thực hiện Pháp lệnh BĐBP và các văn bản pháp luật khác có liên quan. Luật BPVN góp phần hoàn thiện cơ sở pháp lý về xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, khu vực biên giới và đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia của các lực lượng thực thi nhiệm vụ biên phòng trong tình hình mới. Với Luật BPVN, chúng tôi sẽ có cơ sở để xử lý tốt hơn các vụ việc, vấn đề xảy ra trong khu vực biên giới. Chúng tôi cũng rất mừng vì Luật BPVN mang ý nghĩa rất lớn cả về chính trị, kinh tế, xã hội. Nội dung của Luật BPVN thể hiện quan điểm của Đảng và Nhà nước về việc củng cố, tăng cường quốc phòng, an ninh; ưu tiên nguồn lực đầu tư, hiện đại hóa các công trình biên giới, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học, công nghệ, đối ngoại ở khu vực biên giới”.
Không chỉ cán bộ, chiến sĩ BĐBP vui mừng vì Luật BPVN chính thức được Quốc hội thông qua, mà niềm vui này còn lan rộng trong chính quyền và nhân dân khu vực biên giới, vùng biển, hải đảo xa xôi. Suốt những năm qua, cán bộ, chiến sĩ BĐBP luôn là chỗ dựa vững chắc cho nhân dân khu vực biên giới, bởi vậy, người dân dành nhiều sự quan tâm đến chính sách đãi ngộ cho những người lính Biên phòng.
Bà Nguyễn Thị Anh Thi, Bí thư Quận ủy Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng chia sẻ: “Quận Ngũ Hành Sơn là địa phương có số lượng lớn gia đình chính sách, có công với cách mạng, gia đình khó khăn của thành phố Đà Nẵng. Những năm qua, Bộ Chỉ huy BĐBP thành phố Đà Nẵng, Đồn Biên phòng Non Nước không chỉ vận động các doanh nghiệp, mạnh thường quân mà còn ủng hộ ngày lương, ngày công lao động để tặng sinh kế, sửa chữa nhà cho nhân dân trên địa bàn. Điều đáng nói là, mặc dù luôn nỗ lực hết mình giúp người dân có cuộc sống tốt hơn, nhưng vẫn còn không ít cán bộ, chiến sĩ gặp nhiều khó khăn vì gia đình ở xa, người thân ốm đau, mắc bệnh hiểm nghèo. Thực tế, Đảng và Nhà nước đã quan tâm rồi, nhưng chúng tôi nghĩ vẫn cần quan tâm hơn nữa tới chính sách đối với cán bộ, chiến sĩ BĐBP những người đang ngày đêm trực tiếp làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới. Luật BPVN đã được thông qua, đặc biệt, Điều 28, Chương IV đã đáp ứng được nguyện vọng, mong muốn của chúng tôi là có chế độ đặc thù, chính sách ưu đãi cho cán bộ, chiến sĩ BĐBP”.
Cũng như người dân ở các địa phương khác, đồng bào Ma Coong, bản Cà Roòng 1 (xã Tân Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình) rất phấn khởi trước thông tin Luật BPVN đã được thông qua. Từ hôm nghe cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Cồn Roàng thông báo Luật BPVN đã được Quốc hội thông qua, nhiều bà con trong bản cảm thấy rất vui, kể chuyện rôm rả, không khí như chuẩn bị tổ chức Ngày hội Biên phòng toàn dân 3-3.
Giọng phấn khởi, già làng Đinh Xon nói: “Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Cồn Roàng phải xa gia đình, từ miền xuôi lên đây bảo vệ biên giới, giúp đỡ đồng bào phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo. Các anh vất vả, thiệt thòi, nhưng lúc nào cũng nghĩ cho bà con biên giới. Chúng tôi tin tưởng, khi Luật BPVN đi vào cuộc sống, các anh Biên phòng sẽ được hưởng nhiều chính sách đãi ngộ để có thể yên tâm công tác, gắn bó lâu dài với đồng bào các dân tộc ở khu vực biên giới”.
Quốc hội chính thức thông qua Luật Biên phòng
Có 456/462 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm tỷ lệ 94,61%) thông qua Luật Biên Phòng Việt Nam...
Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Biên Phòng Việt Nam chiều 11/11 - Ảnh: Quochoi.vn
Chiều ngày 11/11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Biên Phòng Việt Nam. Theo đó, có 456/462 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm tỷ lệ 94,61%) thông qua Luật Biên Phòng Việt Nam.
Luật gồm 6 chương với 36 điều quy định về nhiệm vụ biên phòng, lực lượng và phối hợp thực thi nhiệm vụ biên phòng; hợp tác quốc tế về biên phòng, Lực lượng Bộ đội Biên phòng; Bảo đảm và chế độ, chính sách về biên phòng và Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và cá nhân thực thi nhiệm vụ biên phòng.
Luật quy định chính sách của Nhà nước về biên phòng gồm: Thực hiện chính sách độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, ổn định lâu dài với các nước có chung đường biên giới; mở rộng hợp tác quốc tế, đối ngoại quốc phòng, an ninh, đối ngoại biên phòng và ngoại giao nhân dân.
Quá trình nghiên cứu xây dựng dự thảo Luật Biên phòng Việt Nam được thực hiện theo đúng quy định, bảo đảm tính hợp hiến, tính hợp pháp và tính thống nhất trong hệ thống pháp luật; tuân thủ đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật; bảo đảm tính minh bạch, khả thi, dễ tiếp cận, dễ thực hiện; vấn đề bình đẳng giới và yêu cầu cải cách thủ tục hành chính được bảo đảm; không làm cản trở việc thực hiện các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Việc Luật Biên phòng Việt Nam được Quốc hội thông qua sẽ tạo cơ sở pháp lý vững chắc, đáp ứng tốt các mục tiêu đặt ra trong xây dựng luật, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, xây dựng nền biên phòng toàn dân vững mạnh, ổn định lâu dài, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới.
Trước đó, Ngày 21/10/2020, các đại biểu Quốc hội đã thảo luận trực tuyến về dự thảo Luật Biên phòng Việt Nam, Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật trình Quốc hội xem xét, thông qua.
Luật Biên phòng có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2022. Pháp lệnh Bộ đội Biên phòng số 02/1997/PL-UBTVQH9 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành.
Vai trò của BĐBP ngày càng được khẳng định ở địa bàn biên giới Cùng với thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia, chủ trì duy trì an ninh trật tự tại khu vực biên giới, BĐBP còn tham gia củng cố hệ thống chính trị cơ sở, giúp dân phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Ở những địa bàn khó khăn, vai trò của BĐBP...