Có nên xóa nhiều nốt ruồi một lúc?
Tẩy, xóa nốt ruồi là biện pháp can thiệp đơn giản để có làn da “ không tỳ vết”, nhưng chúng ta có nên xóa nhiều nốt ruồi cùng một lúc hay không?
Nhiều người không thích có sự hiện diện của những nốt ruồi trên da, đặc biệt là trên mặt. Để có làn da “không tỳ vết”, chúng ta thường sử dụng các biện pháp tẩy, xóa nốt ruồi.
Tuy nhiên, nếu trên da xuất hiện nhiều nốt ruồi, chúng ta có nên tẩy, xóa cùng một lúc nhiều nốt ruồi hay không?
Nốt ruồi là gì?
Nốt ruồi là những đốm sắc tố xuất hiện trên da. Chúng có thể có màu trùng với màu da hoặc màu xám, đen. Một số nốt ruồi chỉ là những đốm có sắc tố khác với màu da nhưng cũng có những nốt ruồi nổi hẳn lên trên bề mặt da và có kích thước khác nhau.
Nốt ruồi có thể mọc ở nhiều vùng trên da.
Nốt ruồi có thể mọc ở bất cứ vị trí nào trên da. Trung bình mỗi người thường có từ 10-40 nốt ruồi. Theo thời gian, một số nốt ruồi có thể từ từ biến mất nhưng cũng có những nốt ruồi sẽ không thay đổi.
Hầu hết các nốt ruồi trên da đều lành tính, chúng không gây đau đớn, ngứa ngáy hay khó chịu gì ngoài việc ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Vì thế, các bác sĩ thường khuyên chúng ta không nên tẩy, xóa các nốt ruồi, trừ khi chúng quá lớn hoặc gây ảnh hưởng đến cơ thể khi cọ xát.
Video đang HOT
Nốt ruồi có nhiều kích cỡ, hình dạng và màu sắc khác nhau.
Có nên xóa nhiều nốt ruồi một lúc?
Việc tẩy, xóa nốt ruồi được coi là can thiệp thẩm mỹ khá đơn giản nên nhiều người áp dụng để có làn da mịn màng, hoàn hảo hơn.
Tuy nhiên, khi trên da xuất hiện nhiều nốt ruồi, chúng ta không nên xóa chúng cùng một lúc. Theo đặc trưng riêng, có những nốt ruồi có phần “chân” ăn khá sâu vào da nên khó có thể tẩy, xóa trong 1 lần.
Không nên xóa nhiều nốt ruồi một lần.
Sau khi tẩy, xóa nốt ruồi chúng ta cần đặc biệt chú ý tới việc chăm sóc da vùng vừa tẩy, xóa. Nếu xóa nhiều nốt ruồi cùng một lần, việc chăm sóc da sau xóa sẽ gặp khó khăn, rất dễ để lại sẹo.
Ngày nay chúng ta có thể xóa nốt ruồi bằng nhiều cách: Dùng tia lazer, đốt điện, tiểu phẫu. Dù việc tẩy, xóa nốt ruồi khá đơn giản nhưng bạn tuyệt đối không nên tự tiến hành tẩy, xóa nốt ruồi tại nhà bằng các phương pháp dân gian.
Thêm vào đó, bạn cần được tư vấn từ bác sĩ khi có ý định xóa nốt ruồi vì một vài loại nốt ruồi có thể là dấu hiệu cảnh báo về tình trạng sức khỏe.
Dấu hiệu nhận biết nốt ruồi ác tính, mọi người nhất định phải biết
Ung thư tế bào hắc tố gặp nhiều nhất là các tổn thương nằm ở lòng bàn tay và bàn chân.
Theo Ths.Bs Vũ Nguyên Bình - Khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ và Phục hồi chức năng, Bệnh viện Da liễu Trung ương, nốt ruồi là những nốt nhỏ sậm màu (đen hoặc nâu), có hình tròn hoặc bầu dục, xuất hiện đơn lẻ hoặc theo từng nhóm nhiều nốt liền kề nhau ở trên da.
Mỗi người có trung bình khoảng 10 - 40 nốt ruồi trên cơ thể. Đa số các nốt là lành tính, song cũng có một số nguy cơ ác tính, bị "ác tính hóa" do nằm ở các vị trí cọ xát trên cơ thể hoặc vị trí tiếp xúc với ánh sáng mặt trời và hóa chất.
(Ảnh minh họa).
Các nốt ruồi nằm ở vùng cọ xát như ở khu vực quai áo, cạp quần, vùng cổ, nguy cơ biến tính cao do thường xuyên bị cọ xát, thậm chí gây chảy máu. Đặc biệt, ung thư tế bào hắc tố gặp nhiều nhất là các tổn thương nằm ở lòng bàn tay và bàn chân.
Nguy cơ bị nốt ruồi ác tính
Những người thường xuyên tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, đặc biệt là ánh sáng cường độ mạnh nguy cơ mắc bệnh tăng lên, và nguy cơ này cũng tăng dần theo tuổi.
Người tiếp xúc với hóa chất độc hại, nhiễm độc Arsenic (thạch tín).
Các nốt ruồi ở vùng cọ xát: lòng bàn tay bàn chân, cạp quần, quai áo...
Người có tiền sử gia đình mắc ung thư hắc tố có nguy cơ mắc nốt ruồi ung thư hóa cao hơn.
Có 5 dấu hiệu nhận biết nốt ruồi có nguy cơ ác tính, theo nguyên tắc "ABCDE" như sau:
A (asymmetry) - Nốt ruồi không đối xứng: Thông thường nốt ruồi có hình tròn và bầu dục, hai bên đối xứng nhau, nhưng với nốt ruồi có nguy cơ ác tính thì hai phía không đối xứng.
B (border) - Bờ tổn thương không đều: Các nốt ruồi lành tính có đường viền mềm mại, cong tròn nhưng nốt ruồi ác tính lại có viền như hình bản đồ, khúc khuỷu, không đều.
C (color) - Màu sắc không đồng nhất: Thay vì chỉ có màu nâu hay đen, nốt ruồi có nguy cơ ác tính có chỗ đậm, nhạt, chỗ đen, nâu hoặc mất sắc tố.
D (diameter) - Kích thước lớn: Nốt ruồi thông thường có đường kính thường dưới 6 mm (to khoảng như đầu tẩy của cây bút chì). Các nốt ruồi có đường kính trên 6 mm được đánh giá có yếu tố nguy cơ.
E (enlarging) - Phát triển bất thường: Kích thước một nốt ruồi bình thường tăng chậm, có khi mất 10 năm để tăng một vài mm, cuối cùng không phát triển. Với nốt ruồi có nguy cơ ác tính, thời gian chuyển từ kích thước nhỏ tới lớn rất ngắn, có thể chỉ trong vài tháng.
Khi phát hiện có các nốt ruồi bất thường trên da, đặc biệt là ở những vị trí hay tiếp xúc với ánh sáng mặt trời hoặc các vị trí dễ cọ xát (lòng bàn tay, bàn chân), bạn cần chủ động đi khám chuyên khoa da liễu, nốt ruồi bất thường xuất hiện có thể là dấu hiệu của khối u hoặc ung thư da.
Bạn cũng nên tập kiểm tra tại nhà, có thể nhờ người thân kiểm tra hoặc sử dụng gương soi. Dùng 1 tấm gương nhỏ hoặc đứng trước 1 tấm gương lớn để xem kỹ, rõ các nốt ruồi trên da hơn.
Nữ chính "Ngôi nhà nhỏ trên thảo nguyên" buồn vì gương mặt đơ cứng Nữ diễn viên Melissa Gilbert hối tiếc vì từng can thiệp thẩm mỹ khiến gương mặt bà trở nên cứng nhắc, kém biểu cảm. Trong cuộc phỏng vấn mới thực hiện với tạp chí People, nữ diễn viên người Mỹ Melissa Gilbert (59 tuổi) cho biết sau cùng, bà đã có thể chung sống hài hòa với suy nghĩ rằng bản thân đang...