Có thể tẩy nốt ruồi bằng kem đánh răng?
Kem đánh răng có rất nhiều tác dụng khác ngoài việc vệ sinh răng miệng, nhưng liệu chúng ta có thể tẩy nốt ruồi bằng kem đánh răng không?
Kem đánh răng được dùng phổ biến cho việc vệ sinh răng miệng. Nhưng vì có thành phần khá đặc biệt, lại an toàn với sức khỏe con người nên kem đánh răng còn được ứng dụng cho nhiều việc khác như: Trị mụn, trị vết côn trùng cắn, làm sạch một số vật dụng…
Có thể tẩy nốt ruồi bằng kem đánh răng.
Tẩy nốt ruồi bằng kem đánh răng có hiệu quả?
Để tẩy nốt ruồi bằng kem đánh răng, chúng ta có thể dùng kem đánh răng đắp lên nốt ruồi. nhiều người trộn kem đánh răng với baking soda hay nước chanh sau đó đắp lên vùng da có nốt ruồi.
Trên thực tế, việc sử dụng kem đánh răng để tẩy nốt ruồi đem lại hiệu quả nhất định. Vì trong kem đánh răng có chứa baking soda, florua, menthol… có thể giúp phá vỡ cấu trúc hắc tố melanin và làm mờ dần nốt ruồi.
Với những nốt ruồi lớn, đã hình thành từ lâu chúng ta nên nhờ bác sĩ chuyên khoa tẩy thay vì tự sử dụng các phương pháp thủ công.
Tuy nhiên kem đánh răng chỉ có thể làm mờ những nốt ruồi có kích thước nhỏ, mới được hình thành. Còn với những nốt ruồi có kích thước lớn, đã hình thành trong thời gian dài, chúng ta nên nhờ tới sự can thiệp của bác sĩ da liễu nếu muốn tẩy bỏ.
Đặc biệt, chúng ta không nên lạm dụng kem đánh răng để tẩy các nốt ruồi vì trong kem đánh răng còn chứa axit, nếu dùng quá mức sẽ gây mòn da khiến da yếu đi.
Mặt khác, sử dụng các biện pháp tẩy nốt ruồi tại nhà nói chung và kem đánh răng nói riêng có thể tiềm ẩn một số rủi ro như: Nhiễm trùng, sẹo, tổn thương da vĩnh viễn. Do đó, đây là biện pháp không được các chuyên gia khuyến khích.
Video đang HOT
Học viện Da liễu Hoa Kỳ khuyến cáo chúng ta cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được tẩy nốt ruồi một cách an toàn. Bác sĩ sẽ chẩn đoán lâm sàng và chuyên sâu xem nốt ruồi này là lành tính hay có nguy cơ ác tính (ung thư da). Từ đó, họ sẽ có nhưng phương pháp tẩy nốt ruồi hiệu quả và an toàn.
3 lưu ý vệ sinh răng miệng đúng cách cần biết
Chăm sóc răng miệng là việc làm cần thiết, cần được thực hiện đều đặn mỗi ngày.
Tuy nhiên, khá nhiều người chưa chăm sóc răng miệng đúng cách. Những sai lầm đó không chỉ khiến xuất hiện các vấn đề về răng miệng mà còn dễ dẫn đến các bệnh lý nguy hiểm khác.
Một chế độ chăm sóc răng miệng tốt sẽ mang lại rất nhiều lợi ích tuyệt vời như: Giúp tự tin, nâng cao chất lượng cuộc sống và sẽ phòng tránh được tình trạng sâu răng và bệnh nướu răng.
Điều này không chỉ tạo độ thẩm mỹ cho toàn bộ khuôn mặt mà còn giúp hơi thở không có mùi khó chịu. Hơn thế nữa, răng miệng khỏe mạnh còn mang đến sự thoải mái, ngủ ngon và khả năng tập trung làm việc hoặc học tập tốt hơn.
Một hàm răng khỏe mạnh có vai trò rất quan trọng. Để có hàm răng khỏe, đẹp ta cần biết cách chăm sóc đúng cách.
3 lưu ý dưới đây giúp bạn chăm sóc răng miệng và chải răng đúng cách:
1. Cần chọn bàn chải răng thích hợp
Việc lựa chọn bàn chải đánh răng rất quan trọng, điều này giúp chải sạch răng, không làm tổn thương nướu. Vì vậy, cần chú ý những điều kiện dưới đây:
- Chọn lựa bàn chải có độ mềm của lông phù hợp với tình trạng nướu. Cần chọn bàn chải có lông mềm mượt vừa phải, đàn hồi tốt sẽ giúp loại bỏ các mảng bám, vụn thức ăn trên răng dễ dàng.
Nên chọn bàn chải thích hợp với từng người.
- Không nên mua bàn chải với lông quá cứng, nó sẽ dễ làm tổn hại tới nướu răng và cũng không lấy chiếc bàn chải với lông quá mềm vì nó sẽ gây khó khăn trong việc làm sạch răng miệng. Sử dụng bàn chải trước 1 - 2 lần, cảm thấy lông bàn chải cứng thì cần đổi ngay sang mẫu bàn chải khác.
- Cần chọn bàn chải có đầu nhỏ, kích cỡ thích hợp với khoang miệng của từng người. Bàn chải đánh răng cho bé và người lớn cần khác nhau về kích thước.
Chú ý: với tình trạng nướu bị viêm, hay tổn thương nên chọn bàn chải có lông mềm hơn bình thường để tránh làm nướu tổn thương thêm.
- Thay bàn chải định kỳ 2-3 tháng 1 lần.
Đối với những người làm răng thẩm mĩ, đang niềng răng phải tìm các bàn chải chuyên dụng với phần đầu có lông 2 bên mép dài hơn lông ở giữa đầu bàn chải. Thiết kế như vậy sẽ giúp làm sạch cả răng và niềng răng hơn. Ngoài ra nên kết hợp bàn chải kẽ để làm sạch răng tốt hơn.
2. Chọn kem đánh răng thích hợp
Kem đánh răng có tác dụng làm sạch răng, có khả năng phòng ngừa sâu răng, giảm viêm nướu, giảm sự hình thành vôi răng, giảm nhạy cảm răng, giữ cho hơi thở thơm tho. Có thể nói kem đánh răng là một bảo bối để bảo vệ sức khỏe răng miệng.
Ngoài ra, kem đánh răng còn có tác dụng như mỹ phẩm: làm sạch những vết dính ngoại lai bám lên bề mặt răng (như những chất màu từ thức uống, thực phẩm, thuốc lá...), kem đánh răng không tẩy được sự đổi màu răng do nhiễm fluor, nhiễm tetracycline hay thay đổi màu răng theo tuổi.
Lựa chọn hàm lượng fluor trong kem đánh răng cho phù hợp, nhất là với trẻ em. Đối với trẻ dưới 3 tuổi không nên chọn kem đánh răng có fluor, trừ trường hợp có nguy cơ sâu răng cao.
Không nên dùng kem đánh răng người lớn cho trẻ em dưới 6 tuổi. Cần chú ý trẻ có thể nuốt fluor trong kem đánh răng, nếu trẻ nuốt kem đánh răng trong thời gian dài, cộng thêm trẻ đang sống ở vùng có fluor trong nước uống, thì khả năng răng bị nhiễm fluor rất cao.
Chải răng cho trẻ cho đến khi trẻ có thể tự làm thuần thục, đặt kem đánh răng lên lòng bàn chải của trẻ một lượng bằng hạt đậu xanh, theo dõi việc chải răng và đặt kem đánh răng ngoài tầm tay của trẻ. Dạy cho trẻ cách nhổ và súc miệng sạch sau khi chải răng và sử dụng bàn chải dành riêng cho trẻ.
Chải răng đúng cách.
3. Chải răng đúng cách
Việc này góp phần giảm thiểu được nguy cơ mắc các chứng bệnh về răng miệng. Các bước gồm:
- Chải răng 2-3 lần mỗi ngày, sáng, sau khi ăn trưa, tối khoảng 10-15 phút. Chải cả 3 mặt răng: mặt trong, mặt ngoài, mặt nhai đối với nhóm răng hàm/ hay rìa cắn với nhóm răng trước.
- Không chải răng ngay sau khi ăn các loại thực phẩm có tính axit như các loại quả họ cam quýt vì men răng đang bị "yếu" đi bởi axit có trong thực phẩm và việc tác động thêm vào sẽ khiến lớp men này mòn đi.
- Nên chọn kem đánh răng có fluor để chống sâu răng.
- Nên chải răng theo trình tự để tránh bỏ sót.
Chải răng để làm sạch mặt ngoài, mặt trong và mặt nhai của răng. Nhưng muốn làm sạch vùng kẽ răng phải sử dụng thêm các phương tiện hỗ trợ khác. Trong đó nên dùng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng ít nhất 1 lần/ ngày. Khi dùng nên thực hiện nhẹ nhàng, có thể vừa dùng vừa soi gương để thấy rõ vị trí cần làm sạch và không làm tổn thương nướu.
Có nên nhúng kem đánh răng vào nước trước khi đánh răng không? Đánh răng là phương pháp vệ sinh răng miệng mỗi ngày, tuy nhiên đánh răng đúng cách thì không phải ai cũng biết. Khi bạn giao tiếp với người khác, một hàm răng trắng sáng, hơi thở thơm tho có thể để lại thiện cảm cho người đối diện. Vì vậy, đánh răng hàng ngày là vô cùng cần thiết, nó không chỉ...