Có nên tiêm cùng lúc 2 vaccine COVID-19 và cúm?
Nhiều người lo lắng tiêm cùng lúc 2 vaccine COVID-19 và cúm sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe, điều này có đúng?
Mới đây, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (US CDC) thông tin người dân hoàn toàn có thể tiêm mũi nhắc lại vaccine COVID-19 cùng lúc với vaccine phòng cúm mùa.
Không gây nguy hiểm
Trên thực tế, thời gian qua, nhiều chuyên gia lên tiếng khuyến cáo người dân sớm tiêm mũi nhắc lại vaccine COVID-19 ngay khi đủ điều kiện. Song song với đó, dịch cúm mùa đang bùng phát cũng gây nên những vấn đề nhất định, từ đó yêu cầu người dân tiêm vaccine phòng bệnh lý này.
Người dân tại Hà Nội được tiêm vaccine phòng Covid-19. (Ảnh: Zing)
Điều trùng hợp là thời gian tiêm nhắc lại vaccine COVID-19 được US CDC khuyến nghị và lịch tiêm vaccine phòng cúm mùa đều rơi vào cuối tháng 10.
Tiến sĩ Ashish Jha, Điều phối viên ứng phó với COVID-19 của Nhà Trắng, thậm chí đã nói đùa trong một cuộc họp báo rằng ông tin đây có thể là lý do khiến con người được “ban tặng” 2 cánh tay.
Về lý thuyết, việc tiêm đồng thời vaccine của 2 bệnh lý này được khẳng định là an toàn. Tuy nhiên, cả 2 loại vaccine đều có thể gây ra các phản ứng phụ như đau nhức tại chỗ tiêm, đau đầu, sốt, buồn nôn, mệt mỏi và đau cơ. Do đó, các phản ứng này hoàn toàn có thể mang lại cảm giác khó chịu gấp đôi khi chúng ta tiêm đồng thời.
Video đang HOT
Dẫu vậy, không có lý do nào về mặt y tế khuyến cáo người dân không nên tiêm cùng lúc 2 loại vaccine này.
Tiến sĩ Alicia Fry, Trưởng bộ phận Dịch tễ học và Phòng ngừa, Bộ phận Cúm, US CDC, cho biết: “Một người bất kỳ có thể nhiễm đồng thời COVID-19 và cúm mùa. Trong trường hợp này, việc tiêm cùng lúc 2 loại vaccine cho COVID-19 và cúm mùa cũng hoàn toàn phù hợp”.
Nhiều yếu tố để quyết định
Tiến sĩ Richard Zimmerman, người chỉ đạo nhóm nghiên cứu Tiêm chủng Pittsburgh, cựu thành viên Ủy ban Cố vấn vaccine của US CDC, đồng ý rằng hiện tại là thời điểm thích hợp để tiêm mũi nhắc lại vaccine COVID-19. Nguyên nhân là số trường hợp mắc COVID-19 tại quốc gia này hiện vẫn ở mức cao.
Mặt khác, vị chuyên gia cho rằng tháng 9 là hơi sớm để người dân tiêm vaccine phòng cúm mùa.
Ông nói: “Trường hợp lý tưởng nhất là chúng ta tiêm mũi nhắc lại vaccine COVID-19 trước thời điểm dịch bệnh truyền nhiễm như cúm mùa xuất hiện”.
Nhiều bệnh nhân cúm phải nhập viện trong thời gian qua. (Ảnh: Zing)
Một nghiên cứu năm 2021 cho thấy hiệu quả tiêm vaccine phòng cúm có thể giảm khoảng 10% mỗi tháng. Vì vậy, nếu một người tiêm vaccine phòng cúm vào tháng 9, họ rất có thể sẽ bị nhiễm virus gây bệnh lý này nếu tiếp xúc với người bệnh vào tháng 2 hoặc tháng 3.
Một nghiên cứu khác được công bố vào năm 2019 đặc biệt xem xét người cao tuổi và phát hiện ra rằng nếu tất cả người cao tuổi thường được tiêm vaccine phòng ngừa cúm từ tháng 10, thay vì tháng 8 hoặc tháng 9, hơn 11.000 trường hợp mắc bệnh cúm là người cao tuổi ở Mỹ có thể được tránh mắc bệnh trong mùa cúm tại quốc gia này.
US CDC cũng khuyến cáo người dân có thể tiêm vaccine cúm vào tháng 11 hoặc muộn hơn. Nguyên nhân là dịch cúm mùa tại Mỹ có thể xuất hiện tới tận tháng 5.
Tuy nhiên, các nhà khoa học ở Mỹ đã tìm đến Australia, nơi dịch cúm thường kéo dài trong suốt mùa xuân và mùa hè của Mỹ, để dự đoán những điều có thể xảy ra ở Mỹ trong giai đoạn sau đó.
Theo đó, Australia đang ghi nhận sự xuất hiện sớm bất thường của dịch cúm mùa. Ở thời điểm hiện tại, bệnh cúm chưa lây lan rộng rãi tại Mỹ. Tuy nhiên, dựa trên những gì đã xảy ra ở Australia, tình trạng này sẽ sớm thay đổi.
Tiến sĩ Brandon Webb, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Trung tâm Y tế Intermountain của Utah, cho biết: “Năm nay, tôi cho rằng người dân có lý do để tiêm vaccine cúm sớm vào mùa thu”.
Rõ ràng, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến lịch trình tiêm chủng của người dân.
Do đó, những người có nguy cơ cao diễn biến nặng khi mắc COVID-19 hoặc cúm nên nói chuyện với các bác sĩ để cân nhắc những những yếu tố về việc tiêm chủng.
Nhìn chung, nếu tiêm phòng vaccine cúm và mũi nhắc lại vaccine COVID-19 đồng thời là cách duy nhất để chúng ta được tiêm cả 2 loại này, việc đăng ký tiêm cùng lúc cả 2 mũi là lựa chọn tốt nhất.
“Đối với một số người, việc đến gặp bác sĩ hoặc cơ sở y tế không phải điều dễ dàng. Lúc này, việc tiêm đồng thời cả hai loại vaccine khi có cơ hội sẽ giúp họ tránh được nguy cơ. Do đó, nếu cố gắng tính thời gian quá hoàn hảo và không may không thể tiêm vaccine, chúng ta có thể sẽ đứng trước nguy cơ lớn mà không được bảo vệ”, Zimmerman nói.
Chuyên gia nêu 3 lý do khiến số ca mắc COVID-19 có thể tăng sau nghỉ lễ 2/9
PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) nêu 3 lý do khiến số ca mắc mới COVID-19 có thể tăng sau dịp nghỉ lễ 2/9.
Theo ông Trần Đắc Phu, do có nhiều người nhiễm COVID-19 nhưng không có triệu chứng nên không biết mình mắc bệnh. Những người này sẽ tiếp xúc với người không mắc bệnh, khiến số người mắc sẽ tăng, nhất là vào dịp nghỉ lễ 2/9, nhu cầu người dân đi chơi, thăm quan nhiều.
Lý do thứ hai được ông Phu đưa ra là một số người mắc COVID-19 nhưng có triệu chứng nhẹ, không cách ly, vẫn tham gia các hoạt động vui chơi dịp lễ cũng sẽ làm lây lan dịch.
Lý do thứ ba, theo ông Phu, người dân đang chủ quan, lơ là phòng dịch. " Nhiều người tham gia các hoạt động đông người nhưng không đeo khẩu trang, không áp dụng biện pháp phòng bệnh", ông Phu cho hay.
Ông Trần Đắc Phu.
Tuy nhiên, ông Trần Đắc Phu cho rằng, dù số ca mắc sẽ tăng nhưng dịch sẽ không bùng phát đáng ngại như năm ngoái.
"Số người mắc COVID-19 thời gian qua nhiều, trong khi đó chúng ta đã tiêm vaccine phòng COVID-19. Chủng Omicron tuy lây lan nhanh nhưng triệu chứng nhẹ, nên dù có số mắc tăng nhanh cũng không đáng lo ngại quá. Nhưng cũng không được chủ quan lơ là phòng bệnh vì dịch COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, khó lường", ông Phu nói.
Đưa ra các biện pháp kiểm soát dịch COVID-19, ông Phu cho rằng: "Chúng ta nới lỏng nhưng không buông trôi thả lỏng. Nới lỏng nhưng vẫn phải dự phòng đồng bộ, đặc biệt trong môi trường kín, nơi tiếp xúc đông người, hoặc tiếp xúc gần với người có triệu chứng nghi ngờ".
Người dân cần áp dụng các biện pháp phòng dịch linh hoạt. Nơi nào đeo khẩu trang được vẫn cần tuân thủ đảm bảo phòng dịch. Khi vào nhà hàng, quán ăn không đeo khẩu trang được, người dân cần thực hiện việc rửa tay, khử khuẩn.
Ông Phu cũng lưu ý, cần bảo vệ nhóm người dễ bị tổn thương như người già, người có bệnh nền, suy giảm miễn dịch, những người chưa tiêm vaccine bởi những người này nếu nhiễm, nguy cơ trở nặng rất cao.
Ban Chỉ đạo quốc gia: Địa phương phải đánh giá nghiêm túc tình hình COVID-19 Ngày 12/8, Văn phòng Chính phủ có thông báo về kết luận của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 tại phiên họp thứ 16 với các địa phương. Theo Ban Chỉ đạo quốc gia, dự báo tình hình dịch bệnh trên thế giới vẫn diễn biến phức tạp, khó lường, khó dự đoán với sự xuất hiện của nhiều biến...