Có nên thụ tinh ống nghiệm lần hai ngay sau lần đầu thất bại?
Tôi 45 tuổi đã có một bé, muốn sinh thêm nhưng thụ tinh ống nghiệm lần một không thành công. Xin hỏi tôi có thể làm lần hai ngay không?
Ảnh minh họa
Tôi đã làm IVF (thụ tinh ống nghiệm) lần đầu tiên cách đây hơn một tháng. Nay đã có thể làm IVF lần hai được chưa và chi phí khoảng bao nhiêu? (Ngọc)
Trả lời:
Khó khăn của chị là tuổi cao và dự trữ buồng trứng thấp do tuổi tác. Có rất nhiều yếu tố để đánh giá khả năng sinh sản và cơ hội thành công là bao nhiêu phần trăm. Chị cần đi khám để được bác sĩ tư vấn về cơ hội của lần IVF thứ hai.
Video đang HOT
Với những người muốn tiếp tục thực hiện, nên thử lại sau khoảng 2 đến 3 tháng để cơ thể có thời gian hồi phục. Trong khoảng thời gian này, chị cần bổ sung dinh dưỡng, vitamin để có đủ thể chất cho lần thử tiếp theo. Chi phí trung bình cho một ca IVF là 70 đến 90 triệu đồng, tùy vào phác đồ của từng bệnh nhân.
Bác sĩ Cao Tuấn Anh
Trung tâm hỗ trợ sinh sản Bệnh viện đa khoa Tâm Anh
Theo VNE
Đừng vội từ bỏ khi mắc ung thư ở tuổi 'gần đất xa trời'
Khi phát hiện người thân trên 80 tuổi mắc ung thư, nhiều gia đình thường có tâm lý buông xuôi, không điều trị do e ngại người bệnh đã tuổi cao, sức yếu, không thể chịu đựng những đợt phẫu thuật hoặc xạ trị. Song, các bác sĩ ung thư đã chứng minh điều ngược lại.
Bác sĩ Bệnh viện K phẫu thuật chữa ung thư cho bệnh nhân cao tuổi.
Cụ bà Nguyễn Thị R. (92 tuổi, quê Xuân Trường, Nam Định)phát hiện mắc ung thư vú từ năm 2017. Khi đó, bà có một khối u kích thước nhỏ (16x24mm) ở vú trái, nhưng vì tâm lý tuổi cao, không muốn con cháu lo lắng nên cụ R. cố gắng chịu đựng cơn đau, kiên quyết không phẫu thuật hay hóa xạ trị dù đã được các bác sĩ tư vấn điều trị.
Tuy nhiên, khối u phát triển rất nhanh, sau 2 năm đã có kích thước lớn (10x6cm), chiếm toàn bộ vú trái của cụ, ung thư bước vào giai đoạn tiến triển. Vì vậy, đầu tháng 6/2019, cụ phải tới Bệnh viện K để điều trị.
Cụ R. không phải trường hợp bệnh nhân tuổi cao mắc bệnh ung thư đầu tiên điều trị tại Bệnh viện K. Trước đó, Bệnh viện cũng điều trị thành công cho 2 bệnh nhân tuổi cao, đó là cụ Hồ Năng T. (88 tuổi, quê Hà Tĩnh) mắc ung thư dạ dày và cụ Vũ Thị K. (86 tuổi, quê Hải Dương) mắc ung thư đại trực tràng. Những bệnh nhân này đều có tâm lý e ngại tuổi cao, ở quê xa, không thăm khám thường xuyên và khi phát hiện ung thư thì không chữa trị.
Bệnh nhân R. (92 tuổi) sau ca mổ điều trị ung thư vú
Bác sĩ Nguyễn Quyết Chiến (công tác tại bộ phận Gây mê hồi sức, Bệnh viện K cơ sở Tam Hiệp) cho biết, cụ già tuổi cao, sức yếu thường mắc thêm các bệnh phối hợp, do đó, khi điều trị, các bác sĩ phải cân nhắc kỹ lưỡng.
Trong trường hợp của cụ R., bệnh nhân mắc bệnh cao huyết áp, phổi tắc nghẽn mạn tính. Vì vậy, việc gây mê hồi sức với bệnh nhân rất khó khăn, song, nếu không phẫu thuật, khối u sẽ vỡ, đe dọa tính mạng. Để có thể phẫu thuật điều trị ung thư cho cụ, các bác sĩ phải thực hiện những biện pháp nâng cao sức khỏe, đưa ra phương án điều trị thích hợp nhất.
Hiện nay, cả 3 bệnh nhân đều đang hồi phục sức khỏe sau phẫu thuật. Còn cụ R., hôm nay (5/6), cụ đã tỉnh lại sau ca phẫu thuật cắt khối u.
TS. Phạm Văn Bình - Trưởng khoa Ngoại bụng 1 của Bệnh viện chia sẻ: "Mặc dù tuổi tác là một trong nhiều vấn đề mà các bác sĩ sẽ cân nhắc khi điều trị ung thư, nhưng nếu trong điều kiện cho phép và đảm bảo kỹ thuật, chúng tôi vẫn sẽ chữa trị, phẫu thuật, nâng cao chất lượng sống cho các cụ. Mong rằng, người bệnh tuổi cao và gia đình đừng vội từ bỏ".
Theo viettimes
Trao hạnh phúc cho nhiều cặp vợ chồng mang gen bệnh di truyền Mong mỏi, tuyệt vọng, hy vọng, rồi lại thất vọng suốt 15 năm, cặp vợ chồng mang gen bệnh teo cơ tủy quê ở Đồng Nai đã bật khóc nghẹn ngào khi họ chào đón con ra đời bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm. Câu chuyện của nhiều cặp vợ chồng hiếm muộn mang gen bệnh đã sinh con khỏe mạnh,...