Có nên sợ hãi khi sống trong gia đình có tiền sử bệnh tim mạch?
Sống trong một gia đình có người tử vong do mắc bệnh tim mạch, liệu bạn có thể mắc căn bệnh này và chết trẻ hay không?
Sống khỏe mạnh bình thường, liệu có nguy cơ chết vì bệnh tim mạch khi có tiền sử gia đình mắc bệnh này?
Dailymail mới đây chia sẻ trong phần mục hỏi đáp về mối quan hệ giữa tiền sử gia đình có nhiều người lần lượt tử vong do bệnh tim mạch cực hay. Vấn đề đặt ra là, liệu một người khỏe mạnh bình thường sống trong gia đình như vậy thì có nguy cơ chết trẻ hay cái chết có liên quan đến bệnh tật này hay không?
Sống khỏe mạnh bình thường, liệu có nguy cơ chết vì bệnh tim mạch khi có tiền sử gia đình mắc bệnh này?
Câu hỏi:
Bố tôi qua đời vì một cơn đau tim ở tuổi 49. Mẹ và những người anh trai của tôi cũng tử vong vì cơn đau tim ở tuổi 66, 67 và 47. Tôi 61 tuổi, hiện tại đang sống khỏe mạnh bình thường nhưng theo tiền sử gia đình, tôi có nên làm xét nghiệm sàng lọc nguy cơ mắc bệnh tim mạch hay không? (M. Kenyon, Mer Jerseyide).
Tiến sĩ Martin Scurr trả lời:
Bạn có tiền sử gia đình khá đáng lưu tâm vì những cái chết liên quan đến bệnh tim mạch. Do đó, dường như điện tâm đồ đơn ECG dùng để đo nhịp tim của bạn là thứ không thể đủ để đánh giá nguy cơ mắc bệnh tim mạch đến đâu. Việc đến gặp bác sĩ tim mạch và làm các xét nghiệm cần thiết là điều bạn cần làm lúc này.
Tim ngừng đập đồng nghĩ với việc không còn bơm máu đúng cách đến các cơ quan trong cơ thể. Nó có thể xảy ra do hậu quả của một cơn đau tim – khi máu cung cấp cho một phần cơ tim bị chặn bởi một cục máu đông trong động mạch hoặc nhịp tim bất thường, như rung tâm thất.
Tiền sử gia đình có người bị bệnh tim mạch dẫn đến tử vong là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh của bạn lên gấp đôi, bất kể bạn có bị cholesterol cao, huyết áp cao, tiểu đường type 2 hoặc béo phì hay không.
Nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch cũng tăng theo tuổi tác và nam giới dễ bị ngừng tim đột ngột cao gấp 3 lần so với phái nữ. Trong trường hợp hoàn toàn khỏe mạnh và làm tất cả những biện pháp để phòng chống bệnh tim mạch nhưng tiền sử gia đình, giới tính và tuổi tác vẫn đẩy nguy cơ mắc bệnh tim mạch cũng như tử vong do tim mạch lên mức cao.
Tốt nhất, bạn nên có một cuộc hẹn với bác sĩ tim mạch để tìm hiểu thêm. Ít nhất, bác sĩ sẽ cho bạn làm điện tâm đồ, trong đó hoạt động điện tim được ghi lại khi bạn tập thể dục vất vả trên máy chạy bộ dưới sự giám sát. Một bác sĩ tim mạch cũng có thể muốn xem ECG được ghi lại trong một ngày hoặc lâu hơn, và có thể là chụp động mạch CT để nhìn rõ hình ảnh X quang của các động mạch vành.
Video đang HOT
Cục máu đông – Thủ phạm gây cơn đau tim, có thể cướp tính mạng trong tích tắc chẳng chừa ai, nhất là khi đi đường dài
Thống kê của CDC cho thấy, mỗi năm có tới khoảng 300 triệu người trên toàn cầu di chuyển trên các chuyến bay đường dài (thường là hơn 4h). Các cục máu đông hay còn gọi là huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT) có thể gây ra nguy cơ nghiêm trọng đối với một số du khách đường dài. Hầu hết các thông tin về cục máu đông và du lịch đường dài đều được thu thập từ du lịch hàng không. Tuy nhiên, bất cứ ai đi du lịch hơn 4 tiếng đồng hồ, dù bằng phương tiện xe máy, xe hơi, xe buýt hay tàu hỏa… đều có nguy cơ bị cục máu đông.
Các cục máu đông hay còn gọi là huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT) có thể gây ra nguy cơ nghiêm trọng đối với một số du khách đường dài.
Các cục máu đông có thể hình thành trong các tĩnh mạch sâu (tĩnh mạch dưới bề mặt không nhìn thấy qua da) ở chân khi đi du lịch bởi vì bạn đang ngồi trong không gian hạn chế với khoảng thời gian dài. Càng ít cử động, bạn càng có nguy cơ hình thành cục máu đông. Thông thường, cục máu đông sẽ tự tan. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, cục máu đông vỡ ra, gây ra những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, dẫn đến tắc nghẽn phổi, được gọi là tắc mạch phổi và nhanh chóng gây tử vong.
Theo GS. NGND Nguyễn Lân Việt (Chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam), sự xuất hiện của cục máu đông là nguyên nhân gây tắc mạch máu, là nguyên nhân trực tiếp gây ra một loạt các căn bệnh tim mạch nguy hiểm như bệnh động mạch vành, nhồi máu cơ tim, thậm chí là nhồi máu não, suy tim, động mạch ngoại vi và bệnh mạch máu thận. Chứng bệnh này chẳng loại trừ ai, dù gia đình có tiền sử mắc bệnh tim mạch hay không.
Để phòng tránh, GS Nguyễn Lân Việt cho biết, bạn nên hình thành lối sống lành mạnh, khoa học.
GS Nguyễn Lân Việt cho biết thêm, cục máu đông là một trong những tác hại nghiêm trọng của bệnh tăng huyết áp. Tăng huyết áp tạo sức ép trong lòng mạch tăng cao làm cho bề mặt bên trong mạch máu bị rạn nứt tạo điều kiện cho phân tử mỡ lọt xuống thành mạch máu kéo theo các bạch cầu và một số các thành phần khác, thành mạch máu khi đó bị dày lên tạo thành mảng xơ vữa. Mảng xơ vữa làm mạch máu hẹp lại, các thành phần của máu bị cản trở lưu thông gắn kết vào nhau tạo thành khối liên kết hay còn gọi là cục máu đông.
Để phòng tránh, GS Nguyễn Lân Việt cho biết, bạn nên hình thành lối sống lành mạnh, khoa học, không hút thuốc lá, hạn chế rượu bia, không ăn quá nhiều thịt, mỡ, muối, kiểm tra huyết áp, đường máu… để kịp thời thăm khám, tránh biến chứng, đẩy đến nguy cơ hình thành cục máu đông. Tập thể dục, đi bộ hoặc vận động ở mức độ vừa phải, đều đặn khoảng 30-60 phút mỗi ngày. Tránh lo âu, căng thẳng thần kinh…
Theo baodansinh
Phụ nữ có thai nên "yêu" sắt, acid folic
Chăm sóc sức khỏe của người mẹ khi mang thai có liên quan mật thiết đến sức khỏe của thai nhi.
Các nghiên cứu dịch tễ cho thấy suy dinh dưỡng bào thai là yếu tố góp phần làm tăng các bệnh như tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh thận và bệnh tim mạch khi trẻ trưởng thành. Người mẹ bị thiếu ăn hoặc ăn uống không hợp lý là nguyên nhân của suy dinh dưỡng bào thai (trẻ đẻ ra có cân nặng
Theo kết quả điều tra toàn quốc năm 2015 cho thấy 32,8% phụ nữ có thai (PNCT), 25,5% phụ nữ tuổi sinh đẻ (PNTSĐ), 27,8% trẻ em (TE) dưới 5 tuổi bị thiếu máu. Tỷ lệ thiếu máu cao nhất ở te dưới 24 tháng tuổi (42.7- 45%). PNTSĐ khu vực miền núi có tỷ lệ thiếu máu cao nhất (27.9%), khu vực nông thôn và thành phố có thiếu máu thấp hơn với tỷ lệ tương ứng là 26.3 và 20.8%. Thiếu máu do thiếu sắt chiếm tỷ lệ 63,6 % TE; 54,3% PNCT và 37,7% PNTSĐ các trường hợp thiếu máu. Thiếu sắt chiếm tỷ lệ 50,3% TE; 47,3% PNCT và 23,6% PNTSĐ.
Phụ nữ dễ bị thiếu máu thiếu sắt hơn nam giới vì dự trữ sắt của họ thấp do mất máu trong các kỳ kinh nguyệt. Khi có thai, dự trữ sắt trong cơ thể phụ nữ không đáp ứng đủ việc tạo hồng cầu, do sự tăng thể tích máu ngày càng nhiều để nuôi thai nhi. Bệnh thiếu máu ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe cả mẹ lẫn con.Người mẹ thiếu máu thường mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, khó thở khi gắng sức, khi đẻ có nhiều rủi ro, tỷ lệ tử vong khi đẻ ở những người mẹ thiếu máu cao hơn so với bà mẹ bình thường.Người ta đã coi thiếu máu là một yếu tố nguy cơ trong sản khoa.
Đối với thai nhi, thiếu máu thường gây tình trạng đẻ non và tử vong sơ sinh cao. Thiếu máu dinh dưỡng ở trẻ sơ sinh thường là do mẹ bị thiếu sắt nên lượng sắt dự trữ của cơ thể trẻ thấp. Khi mang thai tổng lượng sắt cần> 1.000mg hay nhu cầu sắt hàng ngày là 59,2mg sắt nguyên tố (so với 39,2mg/ngày ở phụ nữ không có thai).
Cần phải bổ sung sắt, acid folic bằng đường uống
Ở nước ta, những kiến thức về chăm sóc sức khỏe bà mẹ khi mang thai đã được phổ biến rộng rãi. Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều phụ nữ không được tiếp cận đầy đủ những thông tin về dinh dưỡng hợp lý để chuẩn bị cho việc đón đứa con chào đời thông minh và khỏe mạnh. Theo kết quả của một số nghiên cứu, để hỗ trợ thai nhi phát triển tối ưu, các vi chất dinh dưỡng như sắt, acid folic, kẽm, canxi... và các vitamin đóng một vai trò hết sức quan trọng. Đây là vấn đề đang được quan tâm ở Việt Nam, vì tình trạng thiếu vi chất ở bà mẹ mang thai chưa được quan tâm đầy đủ. Bổ sung sắt, acid folic đầy đủ sẽ giúp cải thiện sức khỏe bà mẹ và thai nhi.
Phụ nữ dễ bị thiếu máu thiếu sắt hơn nam giới do mất máu trong các kỳ kinh nguyệt
Sắt trong cơ thể có vai trò rất quan trọng vì đây là yếu tố cần thiết để tạo hồng cầu.Sắt có nhiệm vụ vận chuyển oxy và CO2 trong quá trình hô hấp, có vai trò quan trọng trong sự phát triển trí não ở trẻ nhỏ.Sắt còn giúp bảo vệ cơ thể không bị nhiễm khuẩn vì sắt tham gia vào thành phần của một enzym trong hệ miễn dịch, sắt giúp biến đổi betacaroten thành vitamin A, giúp tạo collagen (giúp gắn kết các mô cơ thể).Nếu sắt không được cung cấp đủ sẽ đưa đến thiếu máu thiếu sắt. Lượng sắt ở trẻ sơ sinh là 250mg, ở trẻ 1 tuổi khoảng 420mg và ở người trưởng thành khoảng 3.500mg - 4.000mg.
Acid folic (hay còn gọi là folat, vitamin B9) rất cần thiết cho sự phát triển, phân chia tế bào và cho sự hình thành tế bào máu.Nhu cầu acid folic trung bình ở người trưởng thành 400g/ngày. Nhu cầu này tăng lên trong thời kỳ mang thai (600g/ ngày) để đáp ứng cho sự phân chia tế bào cũng như sự tăng kích thước của tử cung.
Acid folic rất cần cho quá trình tổng hợp nhân tế bào acid deoxyribo nucleic (AND), acid ribo nucleic (ARN) và protein; cho sự hình thành nhau thai; sự tăng trưởng của bào thai. Do số lượng tế bào hồng cầu gia tăng theo sự gia tăng của khối lượng máu và do tăng thải folate qua nước tiểu trong khi mang thai, nên phụ nữ mang thai thường hay thiếu acid folic. Sự thiếu hụt này sẽ làm thiếu máu hồng cầu; nguy cơ sẩy thai cao; sinh non, sinh con nhẹ cân.
Đặc biệt, việc thiếu acid folic có thể gây khuyết tật ống thần kinh của thai nhi, gây nứt đốt sống và não úng thủy (não có nước). Nứt đốt sống là một khuyết tật, trong đó một bộ phận của một hay nhiều đốt sống không phát triển trọn vẹn, làm cho một đoạn tủy sống bị lộ ra.Nứt đốt sống có thể xảy ra ở bất cứ đốt sống nào nhưng thường gặp ở dưới thắt lưng và mức độ nghiêm trọng tùy vào số mô thần kinh bị phô bày. Sự hoàn thiện của việc khép ống thần kinh kết thúc vào ngày thứ 28 của thai kỳ. Cho nên, bổ sung acid folic trước khi thụ thai mới có hiệu quả dự phòng khuyết tật ống thần kinh cho thai nhi.
Mỗi phụ nữ mang thai đều có nguy cơ tiềm ẩn sinh ra những em bé bị nứt đốt sống, cho dù họ bao nhiêu tuổi, con so (lần đầu) hay con rạ (từ lần hai) mặc dù lần mang thai trước đó bà mẹ đã sinh ra đứa trẻ khỏe mạnh. Tuy vậy, một số trường hợp phụ nữ cần phải bổ sung acid folic (theo chỉ định của nhân viên y tế) sau:
- Tình trạng dinh dưỡng kém, bị sụt cân, ăn ít, khẩu phần ăn không cân đối, thiếu vi chất dinh dưỡng.
- Có giai đoạn không ăn được do mệt mỏi, chán ăn hay lo lắng nhiều.
- Mới sẩy thai, hay thai chết lưu.
- Làm việc vất vả hoặc bị căng thẳng thần kinh.
- Phụ nữ đẻ dày, đẻ nhiều, có thể để lại hậu quả tình trạng dinh dưỡng kém, nên rất cần cung cấp đủ acid folic trước khi mang thai.
- Có tiền sử sinh con khiếm khuyết ống thần kinh.
- Nghiện cà phê, rượu hay thuốc lá.
Nhiều nghiên cứu lớn trên thế giới gần đây đã chỉ ra rằng, nồng độ acid folic đủ cao trong máu người mẹ rất cần thiết cho việc đóng ống thần kinh bình thường ở thai nhi. Có thể ngăn ngừa 70% - 80% số trẻ bị dị dạng ống thần kinh nếu trước và trong thời gian mang thai người mẹ được bổ sung acid folic đầy đủ.
Các giải pháp phòng chống thiếu sắt và acid folic
Ăn uống hợp lý, đa dạng các loại thực phẩm là biện pháp phòng chống thiếu vi chất tốt nhất. Trước và trong khi có thai, cần có khẩu phần ăn đủ số lượng và cân đối về chất lượng để đảm bảo cung cấp đủ vitamin, các khoáng chất và các yếu tố vi lượng. Để phòng thiếu acid folic và sắt, nên ăn các loại thịt có màu đỏ như thịt lợn, thịt bò, gan, các loại rau có màu xanh thẫm như bông cải, các loại đậu, ngũ cốc. Để tăng quá trình chuyển hóa và hấp thu sắt, cần tăng cường vitamin C, nên cần ăn đủ rau xanh và hoa quả chín.
Nên ăn các loại thịt có màu đỏ như thịt lợn, thịt bò, gan, các loại rau có màu xanh thẫm như bông cải, các loại đậu, ngũ cốc
Phụ nữ dự định mang thai, mang thai và cho con bú nên sử dụng thực phẩm có tăng cường sắt/acid folic để đảm bảo cung cấp đủ lượng sắt và acid folic hàng ngày, kết hợp với các vitamin và khoáng chất khác.
Bổ sung sắt, acid folic bằng đường uống: phụ nữ là đối tượng rất dễ bị thiếu sắt và acid folic và trong một số trường hợp, sự bổ sung hai chất dinh dưỡng này thông qua ăn uống là không đủ, do vậy, cần phải bổ sung bằng đường uống thuốc. Phụ nữ không mang thai bổ sung sắt/acid folic mỗi tuần 1 viên (60mg sắt nguyên tố, 2.800g acid folic) trong thời gian 3 tháng, nghỉ 3 tháng, sau đó tiếp tục bổ sung 3 tháng.
PNCT cần uống bổ sung viên sắt/acid folic 1 viên/ngày (60mg sắt nguyên tố và 400g acid folic) từ khi phát hiện có thai đến sau khi sinh 1 tháng. Để tránh tác dụng phụ (như buồn nôn, táo bón...) của viên sắt nên uống sau bữa ăn 1 - 2 giờ, sắt hấp thu tốt khi trong khẩu phần ăn sử dụng những thực phẩm có nhiều vitamin C. Không uống sắt cùng với chè, cà phê vì chất tanin trong chè, cà phê sẽ giảm hấp thu sắt.
ThS.BS. NGUYỄN TIẾN TUẤN
Theo SK&ĐS
Rau súp lơ cực tốt, nhưng ăn theo cách này mới bổ nhất Để hấp thụ được tối đa chất dinh dưỡng trong súp lơ, cách ăn tốt nhất là hấp cách thủy. Súp lơ có hai loại trắng và xanh. Loại xanh thường giòn và dai hơn nên có cảm giác ngon hơn, nhưng nhìn chung cả 2 loại đều tốt cho sức khỏe, giúp ngăn ngừa được nhiều bệnh tật. Ưu thế trong súp...