Có nên rút phích cắm máy giặt khi không dùng? Câu trả lời này sẽ khiến bạn vỡ òa
Nếu không ngắt điện sau khi sử dụng sẽ gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng như ảnh hưởng đến tuổi thọ của máy giặt.
Theo nguyên tắc, đối với tất cả các thiết bị điện sau khi đã sử dụng xong hoặc không còn sử dụng đến nữa, chúng ta đều phải rút phích cắm hoặc ngắt nguồn điện. Bởi cho dù không hoạt động dòng điện vẫn chạy trong máy. Do đó, nếu không ngắt điện sau khi sử dụng sẽ gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng như ảnh hưởng đến tuổi thọ của máy giặt, ngoài ra còn có thể gây chập điện, rò rỉ điện nguy hiểm đến tính mạng của người dùng.
Những nguyên nhân dễ gây nên sự cố trên là khi dòng điện có sự tăng giảm đột ngột sẽ gây ảnh hưởng đến các mạch điện và làm tan chảy các thành phần nhựa của máy giặt khiến dòng điện bị rò rỉ.
Ngoài ra, nơi để máy giặt thường là nơi ẩm ướt như: Nhà vệ sinh hoặc hành lang, ở hành lang nếu có mưa xuống thì sẽ trở nên ẩm ướt, dẫn đến việc rò rỉ hệ thống điện nếu ổ điện bị dính nước. Trong trường hợp dây nguồn điện hoặc phích cắm bị gián, chuột cắn mà nguồn điện vẫn còn có thì việc gặp phải những tai nạn thương tâm là điều không thể tránh khỏi.
Nhưng, việc rút ra cắm vào phích điện với ổ cắm hàng ngày thực sự rất bất tiện. Đối với máy giặt, thực tế lượng điện tiêu tốn ở chế độ chờ này rất nhỏ, hóa đơn tiền điện cũng sẽ không tăng bao nhiêu dù cho bạn có cắm chúng cả tháng trời.
Trong khi đó, tác hại của việc thường xuyên rút ra cắm vào phích cắm điện lại mang tới nguy cơ đáng kể. Hành động này sẽ đẩy nhanh quá trình lão hóa của phích cắm và giảm tuổi thọ của chúng, gây ra các nguy hiểm tiềm ẩn cho người sử dụng.
Do đó, cách tốt nhất là lắp cho máy giặt một ổ cắm có công tắc. Chỉ cần bật tắt ổ cắm, không cần rút phích cắm, bạn đã có thể ngắt điện vào thiết bị. Vừa tiết kiệm điện vừa đảm bảo an toàn.
Video đang HOT
Trong trường hợp bạn chưa thể lắp công tắc ngay, hãy làm theo 2 mẹo dưới đây để thêm an toàn cho gia đình mình:
Phích cắm rút ra để ở nơi khô ráo
Sau khi rút phích cắm ra điều quan trọng nhất là phải để phích ở nơi khô ráo. Bạn có thể dùng móc dán tường để cố định phích cắm trên tường. Tuyệt đối không được để phích cắm cũng như dây điện của máy giặt nằm dưới đất (sàn nhà). Nếu nhà có chuột, gián chúng sẽ phá hư dây điện, bạn cắm dây vào ổ điện khi dây hỏng sẽ vô cùng nguy hiểm.
Lắp hộp bảo vệ ổ cắm bên ngoài sẽ tránh việc thấm nước
Bạn có thể sử dụng hộp bảo vệ ổ điện bên ngoài để không bị thấm nước, ngăn chặn vết nước và hơi ẩm xâm nhập vào ổ cắm. Bằng cách này, sẽ không còn lo ngại việc thường xuyên cắm và rút phích cắm, nó càng giúp kéo dài tuổi thọ của ổ cắm đến một mức độ nhất định và có thể ngăn ngừa sự cố rò rỉ mạch.
Đừng dùng xà phòng nếu vỏ gối có màu vàng, 2 bí quyết này hiệu quả mạnh gấp 10 lần
Theo các chuyên gia, mỗi năm từ 3-6 tháng bạn cần cho ruột gối "tắm" một lần.
Nhiều người thường quên mất rằng việc vệ sinh và tẩy sạch ruột gối cũng quan trọng như việc bạn giặt vỏ gối thường xuyên vậy. Theo thời gian sử dụng, tùy vào chất liệu của từng loại vỏ gối, khi mồ hôi của cơ thể thấm vào gối sẽ tạo ra màu ố vàng hay mùi hôi khó chịu. Thậm chí là khi bạn sử dụng tấm bọc ni-lông bên trong vỏ gối thì điều này vẫn có thể xảy ra.
Theo các chuyên gia, mỗi năm từ 3-6 tháng bạn cần cho ruột gối "tắm" một lần để đảm bảo ruột gối luôn sạch sẽ và loại bỏ hết các vi khuẩn. Tuy nhiên, nhiều người vì không biết cách làm sạch ruột gối nên cứ hễ ruột gối bẩn đành "ngậm ngùi" bỏ đi thì thật lãng phí.
Để tiết kiệm thời gian, công sức mà vẫn đạt hiệu quả tẩy trắng hoàn hảo bạn có thể thử cách sau:
1. Cách giặt ruột gối bằng máy giặt
Cách thực hiện
Bước 1: Cho nước vào nửa lồng giặt với tỉ lệ 3:1 (3 phần nước lạnh, 1 phần nước nóng). Nước nóng sẽ giúp cho các vết bẩn trên ruột gối dễ dàng bị loại bỏ.
Bước 2: Cho hỗn hợp nguyên liệu vào máy giặt theo tỷ lệ: 1 muỗng bột giặt : 1/2 muỗng nước rửa chén : 1/2 muỗng thuốc tẩy : 1/2 chén baking soda.
Bước 3: Cho ruột gối vào lồng giặt rồi nhấn nút Khởi động để máy giặt như bình thường.
Bước 4: Khi máy sang xả bọt lần đầu, các bạn hãy ấn tạm dừng rồi đảo chiều ruột gối để giặt được sạch hơn rồi tiếp tục hoàn thành chu trình giặt.
2. Cách giặt ruột gối bằng tay
Cách thực hiện
Bước 1: Bạn chuẩn bị một chiếc thao lớn rồi hòa tan tất cả các hỗn hợp này lại với nhau theo tỷ lệ: 1 muỗng bột giặt : 1/2 chén giấm : 1/2 chén baking soda trong nước ấm
Bước 2: Cho ruột gối vào hỗn hợp này và ngâm khoảng 15 - 20 phút.
Bước 3: Cho ruột gối vào một thao trên sau đó dùng tay chà xát, bóp ruột gối nhiều lần để vừa làm sạch vừa đẩy các hỗn hợp tẩy rửa ra ngoài.
Bước 4: Xả lại nhiều lần bằng nước sạch rồi mang phơi khô.
Lưu ý: Bạn không nên sử dụng nước giếng để giặt ruột gối, vì nước giếng chưa qua xử lý có thể nhiễm phèn làm gối ố vàng hơn.
Ngoài ra bạn cũng có thể thử cách tẩy trắng ruột gối bị ố vàng bằng hàn the:
Với cách tẩy gối bị ổ vàng bằng hàn the, bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu sau: 1 nắp bột giặt, 1 cốc nước rửa chén, 1 cốc thuốc tẩy quần áo (Loại thành phần từ thiên nhiên để không ảnh hưởng đến chất lượng ruột gối), nửa cốc bột hàn the, nước ấm vừa đủ.
Ngâm ruột gối trong hỗn hợp dung dịch trên khoảng 20 phút và bóp nhẹ để làm sạch vết ố vàng. Đừng quên xả nước sạch nhiều lần cho đến khi ruột gối trắng hoàn toàn. Nếu muốn gối thơm tho thì có thể sử dụng thêm nước xả vải nhé.
Không hiểu sao các nhà thi nhau trang bị máy rửa bát, nghe những lý do này xong thì thấy quả thực đáng "xuống tiền" Ai còn đắn đo chuyện mua máy rửa bát thì phải đọc ngay. Chị em có thể tham khảo bài viết này của tài khoản Facebook Vo Thi Bao Vi. Chị cho biết mình từng có thời gian ở nước ngoài và thấy mọi người sau khi ăn xong đều bỏ hết bát đĩa bẩn vào máy rửa bát, dành thời gian sau...