Có nên lắp 1 điều hòa dùng chung cho 2 phòng? Tưởng là tiết kiệm nhưng thì ra rất nhiều người hiểu sai
Nhiều gia đình thường áp dụng kiểu lắp đặt điều hòa này với mong muốn tiết kiệm điện hơn, vậy thực hư thế nào?
Lắp 1 điều hòa cho 2 phòng không tiết kiệm điện, khiến điều hòa nhanh hỏng
Người dùng cân cân nhắc kỹ công suất thiết bị để dùng riêng biệt cho từng phòng
Vị trí lắp dàn nóng điều hòa cũng cần lưu ý đặc biệt
Vào mùa hè, thời tiết nắng nóng khiến nhu cầu sử dụng các thiết bị làm mát như điều hòa ở các gia đình bắt đầu có xu hướng tăng cao. Tuy nhiên, việc sử dụng điều hoà liên tục cũng vô tình kéo theo 1 nỗi lo đó là chi phí tiền điện cũng tăng. Để giải quyết phần nào nỗi lo này, nhiều gia đình đã áp dụng một sáng kiến khi lắp đặt điều hòa. Đó là: Lắp đặt 1 điều hòa chung cho 2 phòng cạnh nhau.
Cụ thể, trước khi lắp đặt điều hòa, sẽ có một lỗ hở, kích thước vừa đủ một chiếc điều hòa, được đục ở bức tường ngăn cách giữa 2 căn phòng. Sau đó, điều hòa sẽ được lắp đặt vào vị trí đó sao cho dàn lạnh được phân bố ở cả 2 không gian. Từ đó khi bật, hơi lạnh từ điều hòa sẽ đáp ứng được nhu cầu làm mát ở 2 phòng.
Ảnh minh họa
Nhiều người còn chia sẻ, cách làm này không chỉ giúp tiết kiệm chi phí vận hành, mà chi phí mua điều hoà, lắp đặt cũng được tiết kiệm tới 50%. Tuy nhiên, đây thật sự có phải là đúng đắn? Đem lại hiệu quả làm mát tốt lại tiết kiệm ít tiền cho các gia đình? Dưới đây là lời khuyên từ chuyên gia.
Chuyên gia đưa ra lời khuyên về cách lắp điều hoà
Giải pháp nhiều người dùng cho rằng là thông minh: Lắp đặt 1 chiếc điều hoà rồi dùng cho 2 phòng, trên thực tế lại có nguy cơ gây phản tác dụng. Nó không những không giúp tiết kiệm điện mà có thể gây tốn điện hơn, đồng thời làm giảm hiệu quả hoạt động và tuổi thọ của thiết bị.
Theo anh Vũ Văn Tưởng – một thợ lắp điều hòa có 15 năm kinh nghiệm tại Hà Nội, việc dùng 1 điều hòa chung cho 2 phòng sẽ khiến quá trình làm mát của thiết bị chậm hơn. Điều này đồng nghĩa với việc thiết bị sẽ tiêu tốn nhiều điện năng hơn so với thông thường.
Nguyên nhân là do dàn lạnh của điều hòa thường có dạng cánh quạt để thổi luồng không khí mát ra bên ngoài. Khi lắp điều hòa ở bức tường giữa chia đôi 2 phòng, phần gió từ cánh quạt sẽ bị cản bởi bức tường, dẫn đến điều hòa làm lạnh chậm hơn, mất nhiều thời gian hơn để 2 không gian đạt tới nhiệt độ làm mát đã được cài đặt. Điều hòa cũng phải hoạt động hết công suất để làm mát cả 2 phòng, vừa giảm tuổi thọ thiết bị, vừa hao tốn điện năng.
Dàn lạnh điều hòa bị chia làm đôi khiến hiệu quả hoạt động của thiết bị không được tối ưu, thời gian làm lạnh chậm dẫn đến tốn điện hơn
Chính bởi vậy, những gia đình đang có ý định lắp đặt 1 chiếc điều hoà cho 2 phòng, hay đã thực hiện, tốt hơn hết cần cân nhắc lại. Điều hoà tốt nhất vẫn nên được trang bị riêng cho từng không gian cụ thể. Nếu muốn tiết kiệm chi phí mua và lắp đặt điều hoà, người dùng có thể không nhất thiết phải lắp đặt cả 2 phòng cùng là điều hoà. Có thể dùng 1 phòng điều hoà, 1 phòng quạt. Hoặc lắp đặt 2 chiếc điều hoà công suất nhỏ cho cả 2 phòng.
Video đang HOT
Có như vậy, thiết bị vừa đem lại hiệu quả làm mát tốt, vừa tối ưu lượng điện năng tiêu thụ, lại không bị suy giảm tuổi thọ hay xảy ra sự cố, hỏng hóc đáng tiếc.
Cách tốt nhất là điều hòa nên được lắp đặt riêng ở từng phòng, lựa chọn công suất thiết bị sao cho phù hợp
Những sai lầm thường mắc phải khi lắp đặt điều hòa
Bên cạnh việc lắp đặt 1 điều hoà sử dụng chung cho 2 phòng, dưới đây là một số sai lầm khác mà nhiều gia đình thường mắc phải khi lắp đặt điều hoà.
1. Lắp điều hòa để gió lạnh thổi trực tiếp vào cơ thể
Những vị trí như gần, ngay phía trên giường ngủ, sofa, bàn làm việc,… là những nơi người dùng không nên lắp điều hòa. Bởi ở những vị trí này, gió lạnh từ thiết bị sẽ thổi trực tiếp vào có thể người. Đặc biệt là khi ngủ, cơ thể trong trạng thái thả lỏng, hệ hô hấp lúc này cũng không được phòng vệ, nếu gió của điều hòa thổi thẳng vào người sẽ khiến hệ hô hấp bị tổn thương, dễ cảm lạnh, khô da, đau họng thậm chí ốm, sốt…
Ảnh minh họa
Thay vì đó, hãy lắp đặt ở những khu vực có góc chếch nhất định. Ví dụ như trong phòng ngủ, lắp đặt ở phía đầu giường nhưng lệch về bên tay trái hoặc bên tay phải của giường; trong phòng làm việc lắp đặt ở bức tường bên cạnh, vuông góc với bàn làm việc…
2. Lắp dàn lạnh ở nơi bị che khuất
Dàn lạnh đảm nhận vai trò quan trọng trong việc phân bổ hơi lạnh đến không gian của người sử dụng. Vì vậy nếu lắp đặt dàn lạnh ở vị trí bị che khuất, chắc chắn hiệu quả hoạt động của điều hòa sẽ bị suy giảm.
Cụ thể, người dùng không nên lắp dàn lạnh điều hòa khuất sau các nội thất khác, hoặc đặt phía trên các tủ kệ. Bởi khi này, hơi lạnh từ thiết bị phả ra bị cản trở, không thể lưu thông đến toàn bộ không gian. Từ đó, điều hòa không phát huy được công dụng làm mát một cách tối ưu.
Ảnh minh họa
Nên lắp đặt dàn lạnh điều hoà ở độ cao cách nền nhà từ 2,8 – 3 mét, cách trần nhà ít nhất 30cm. Ở độ cao này, khí lạnh từ điều hòa mới được phân phối đều khắp phòng.
3. Lắp dàn nóng sai cách
Bên cạnh dàn lạnh thì điều hòa còn có dàn nóng. Đây là nơi diễn ra quá trình trao đổi nhiệt, không khí nóng được giữ lại và đẩy khí mát về dàn lạnh. Việc lắp dàn nóng sai cách không chỉ ảnh hưởng đến hiệu suất của máy lạnh, mà nó còn tiềm ẩn nguy cơ gây cháy nổ vô cùng nguy hiểm.
Nếu đặt dàn nóng quá gần dàn lạnh sẽ khiến dàn lạnh bị rung và các đầu nối dây động dễ bị lỏng. Ngược lại, cũng có nhiều gia đình lắp dàn nóng quá xa, gây tốn kém chi phí đường ống và giảm hiệu quả làm mát.
Một lỗi các gia đình cũng thường mắc phải, nhất là ở chung cư, tòa nhà cao tầng, đó là đặt nhiều dàn nóng ở vị trí cạnh hoặc đối diện nhau. Việc này khiến nhiệt độ không khí xung quanh tăng cao, làm giảm hiệu quả làm mát và tuổi thọ của thiết bị.
Ảnh minh họa
Chuyên gia tại Hội Khoa học kỹ thuật lạnh và điều hòa không khí Việt Nam (VISRAE) cũng cho biết thêm: “Vị trí tốt nhất để lắp cục nóng điều hòa là ở khu vực có mái che chắn, không bị tác nhân bên ngoài môi trường làm ảnh hưởng. Đặc biệt, tránh lắp cục nóng điều hòa ở khu vực gần cửa sổ, cửa nhôm hay đặt cục nóng ở những nơi không đảm bảo sự bằng phẳng về bề mặt, có dấu hiệu rung lắc khi vận hành. Trường hợp lắp đặt ở khu vực sản sinh ra nhiệt lượng cao ví dụ như mái tôn là một trong những nguyên nhân dẫn đến cháy nổ nghiêm trọng”.
Ngoài ra, vị trí lắp dàn nóng điều hoà cũng cần thuận tiện, dễ dàng cho quá trình kiểm tra, vệ sinh trong trường hợp cần thiết.
Quạt trần hay quạt cây nên dùng loại nào để tiết kiệm điện?
Quạt điện là vật dụng không thể thiếu trong mỗi gia đình vào mùa hè. Nên sử dụng quạt cây hay quạt trần, loại quạt nào sẽ tiết kiệm điện hơn, cho gió mát hơn.
Mùa hè sắp tới việc làm mát không gian là điều cần thiết, tuy nhiên người dùng vẫn băn khoăn liệu quạt trần có tốn điện không, nên sử dụng quạt trần hay quạt cây để tiết kiệm chi phí điện hàng tháng mà lại mang lại hiệu quả làm mát cao.
Nên sử dụng quạt cây hay quạt trần để tiết kiệm điện mà lại mang lại hiệu quả làm mát cao
Với quạt cây
Quạt cây hay còn gọi là quạt đứng thường được sử dụng phổ biến trong đời sống hàng ngày. Chúng có cấu tạo chính gồm cánh quạt, lồng quạt, động cơ, trục điều chỉnh cao thấp và chân đế rộng giúp quạt đứng vững.
Ngay khi kích hoạt động cơ, các cánh quạt sẽ quay và luân chuyển không khí giúp tản đều gió quanh phòng. Tốc độ gió thường được thể hiện ít nhất 3 mức để tăng khả năng làm mát tùy ý thích.
Ngày nay, quạt cây có nhiều mẫu mã khác nhau gồm quạt lửng, quạt bàn... Tất cả đều được trang bị tính năng tiện ích với người tiêu dùng. Thông thường quạt cây có công suất khoảng 45W - 75W. Trong khoảng 16 - 17 giờ, chúng sẽ tiêu thụ hết 1KWh điện.
Với quạt trần
Khác với quạt cây, quạt trần là thiết bị làm mát được lắp đặt cố định trên trần nhà. Cấu tạo chính của quạt trần gồm cánh quạt, bầu quạt, phễu trên và dưới, hộp số hoặc có thể tích hợp thêm đèn LED, đèn chùm để hỗ trợ chiếu sáng và trang trí ngôi nhà. Hơn nữa, với công nghệ tiên tiến, quạt trần còn được thiết kế không cánh có chuyển động dạng đĩa xoay tròn.
Quạt trần có công suất chỉ từ 40W - 45W và sẽ tiêu thụ hết 1KWh điện trong khoảng 12 - 14 giờ.
Quạt cây hay quạt trần nên dùng loại nào?
Nếu nhìn vào khái niệm bên trên, chúng ta sẽ thấy quạt trần tiêu tốn nhiều điện năng hơn. Vì thế, nên nghĩ ngay đến việc dùng quạt trần để tiết kiệm điện hiệu quả. Thực tế thì không hẳn như vậy! Sử dụng quạt cây hay quạt trần sẽ tùy thuộc vào không gian và nhu cầu trong đời sống hàng ngày.
Nếu muốn tiết kiệm diện tích và làm mát toàn bộ căn phòng thì quạt trần chính là sự lựa chọn tuyệt vời nhất. Những cánh quạt có kích thước khoảng 1,2m - 1,5m sẽ tạo ra những luồng gió mạnh và đều giúp toàn bộ căn phòng trở nên thông thoáng.
Đối với quạt cây sẽ thích hợp với những nơi có không gian khiêm tốn như phòng học, nhà trọ, phòng làm việc, các quán ăn, nhà hàng... Tuy có khả năng tản gió mạnh, nhưng thiết bị này chỉ tập trung làm mát một vị trí nhất định. Bởi thế, quạt cây sẽ tiện lợi hơn để mang đi nhiều nơi hoặc sử dụng cho 1 - 2 người.
Nhìn chung, việc lựa chọn quạt phù hợp với nhu cầu và mục đích sử dụng sẽ là giải pháp giúp tiết kiệm điện hiệu quả nhất. Không chỉ có khả năng làm mát và thông thoáng không khí, một chiếc quạt phù hợp khi đặt đúng chỗ sẽ hoạt động tối ưu hơn.
Một số lưu ý khi sử dụng quạt điện
Để tiết kiệm điện trong quá trình sử dụng quạt điện, người dùng nên lưu ý, hạn chế sử dụng nhiều chức năng bổ trợ cùng lúc như tạo ion, phun sương, tạo hương thơm, đèn báo...
Nếu sử dụng quạt trong thời gian dài hoặc qua đêm, nên đặt chế độ hẹn giờ để tránh quạt bị hỏng hóc do vận hành quá lâu, đồng thời tránh các vấn đề sức khỏe như nhiễm lạnh khi nhiệt độ hạ thấp vào ban đêm. Khi không sử dụng quạt, hãy rút phích cắm để ngắt hoàn toàn điện thay vì chỉ tắt bằng công tắc hoặc điều khiển.
Khi mua quạt điện nên ưu tiên lựa chọn loại quạt có dán nhãn năng lượng nhiều sao.
Chuyên gia EVN chỉ cách dùng điều hòa vừa mát vừa tiết kiệm điện tối đa cả mùa hè: Không phải ai cũng biết Thời tiết nắng nóng mùa hè khiến nhiều gia đình băn khoăn, tìm cách tiết kiệm điện phát sinh từ điều hòa để giảm chi phí sinh hoạt. Chia sẻ tại một tọa đàm về cung ứng điện tháng 4/2024, ông Nguyễn Quốc Dũng, Trưởng ban Kinh doanh, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết sử dụng điều hòa vào mùa...