Có nên dừng thuốc ức chế hệ renin-angiotensin trong bệnh thận mạn?
Một nghiên cứu quan sát lớn của Thụy Điển cho thấy bệnh nhân bị bệnh thận mạn tính (CKD) tiến triển nên tiếp tục dùng thuốc chứa chất ức chế hệ renin-angiotensin (RASi) – chất ức chế thụ thể angiotensin (ARB) hoặc chất ức chế men chuyển (ACE).
Từ lâu, các thuốc ức chế hệ renin – angiotensin đã chứng minh được vai trò trong điều trị và trì hoãn tiến triển CKD có kèm protein niệu. Tuy nhiên, do nhóm bệnh nhân bị CKD tiến triển ít được đưa vào các thử nghiệm thuốc RASi để đánh giá an toàn-hiệu quả nên vẫn còn quan ngại các tác dụng phụ như tăng kali máu, hạ huyết áp sẽ làm nặng mức độ bệnh. Đây là lí do mà các bác sĩ có xu hướng giảm liều hoặc dừng kê RASi khi CKD bắt đầu tiến triển ( Weir và cs, 2018 ).
BS. Edouard L.Fu, nghiên cứu sinh dịch tễ học lâm sàng tại Trung tâm y tế Đại học Leiden, Hà Lan và các cộng sự đã tiến hành nghiên cứu quan sát trong 10 năm (2007-2017) trên 10.254 bệnh nhân có CKD tiến triển (mức lọc cầu thận ước tính, eGFR 2) có sử dụng RASi tại Thụy Điển.
Cần cân nhắc trước khi dừng thuốc ức chế hệ renin-angiotensin ở bệnh nhân bị bệnh thận mạn tiến triển.
Kết quả cho thấy sau 5 năm theo dõi, bệnh nhân duy trì sử dụng RASi có tỉ lệ tử vong thấp hơn 13.6%, tỉ lệ gặp biến cố tim mạch nghiêm trọng (MACE, bao gồm tử vong, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não) thấp hơn 11.9% nhưng tỉ lệ cần điều trị thay thế ( lọc máu, ghép thận) cao hơn 8.2% so với những bệnh nhân dừng dùng RASi.
Phân tích cho bệnh nhân có albumin niệu, tăng kali máu, có mức giảm eGFR lần đầu 20-30 hoặc 2 cũng cho kết quả tương tự.
Video đang HOT
Các kết quả trên ủng hộ những hướng dẫn điều trị hiện hành của KDIGO và nghiên cứu của Bhandari và cs, 2019 là cần cá thể hóa điều trị và cân nhắc lợi ích-nguy cơ chứ không nên dừng RASi cho mọi trường hợp có CKD tiến triển.
Cảnh báo gia tăng bệnh thận mạn tính trên toàn cầu
Các nhà khoa học cho biết, tỷ lệ người chết vì bệnh thận trên toàn cầu đã tăng mạnh trong 27 năm qua và nhiều trường hợp tử vong này có thể phòng ngừa được.
Yếu tố nguy cơ gây bệnh thận mạn tính
Khi một người mắc bệnh thận mạn tính (CKD), thận của họ sẽ dần ngừng hoạt động sau nhiều tháng hoặc nhiều năm. Thông thường, thận lọc chất lỏng dư thừa và chất thải từ máu, khi thận bị tổn thương khiến cho các chất lỏng này tích tụ lại.
CKD không có triệu chứng trong giai đoạn đầu, nhưng nếu không phát hiện sớm và không được điều trị, CKD sẽ tiến triển thành bệnh thận giai đoạn cuối. Điều này đòi hỏi phải điều trị lọc máu hoặc ghép thận.
Các nhà khoa học đã ước tính rằng 14% dân số Hoa Kỳ mắc bệnh CKD. Những người mắc bệnh thận cũng có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn nhiều, đây là nguyên nhân gây tử vong phổ biến nhất ở những người mắc bệnh CKD. Tỷ lệ tử vong do bệnh tim mạch ở những người được lọc máu cao gấp 10-20 lần so với dân số nói chung.
Tăng huyết áp hoặc đái tháo đường thường gây ra CKD. Ngoài ra nhiễm HIV hoặc tiếp xúc với độc tố hoặc kim loại nặng cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng này. Tuy nhiên, nhiều khi cũng không biết được nguyên nhân chính của CKD.
Không có cách chữa trị CKD, mặc dù thay đổi lối sống có thể giúp ngăn ngừa tình trạng trở nên tồi tệ hơn. Những người trong giai đoạn sau của bệnh cần điều trị thay thế thận đắt tiền, ví dụ lọc máu hoặc ghép thận để duy trì sự sống.
Bệnh thận mạn tính có thể dẫn tới suy thận.
Gia tăng CKD trên toàn cầu
Tạp chí Lancet gần đây đã công bố một nghiên cứu về tính toán gánh nặng sức khỏe toàn cầu của CKD (một phần của Nghiên cứu Gánh nặng bệnh tật toàn cầu hàng năm). Nghiên cứu dịch tễ học quan sát này là một trong số nhiều nghiên cứu được thiết kế để tính toán và so sánh tác động sức khỏe của 359 bệnh và thương tật, và 85 yếu tố nguy cơ trên 195 quốc gia.
Các nhà nghiên cứu đã thu thập thông tin từ các tài liệu được xuất bản, hồ sơ y tế, đăng ký bệnh thận giai đoạn cuối và dữ liệu khảo sát hộ gia đình. Họ đã sử dụng mô hình thống kê để tính toán gánh nặng toàn cầu của CKD, bao gồm các tính toán về tỷ lệ tử vong, số năm tử vong và số năm điều chỉnh cho tình trạng khuyết tật.
Báo cáo cho biết, trên toàn cầu gần 700 triệu người mắc CKD trong năm 2017 và 1,2 triệu người đã chết vì căn bệnh này. Ngoài ra, có 1,36 triệu ca tử vong do bệnh tim mạch, do chức năng thận bị suy giảm.
Khi các nhà nghiên cứu so sánh với các năm trước, họ thấy rằng tỷ lệ tử vong đối với CKD đã tăng hơn 41% trong khoảng thời gian 1990 -2017. Điều này có nghĩa là CKD chuyển từ nguyên nhân gây tử vong thứ 17 trên toàn cầu lên thứ 12. Tỷ lệ bệnh thận giai đoạn cuối được điều trị bằng lọc máu cũng tăng 43,1% cùng với ghép thận đã tăng 34,4%.
Những bệnh nhân suy thận nặng cần điều trị lọc máu hoặc ghép thận.
Dữ liệu cho thấy sự khác biệt về gánh nặng sức khỏe của CKD giữa các quốc gia với hầu hết gánh nặng toàn cầu ở các quốc gia phát triển thấp và trung bình.
TS. Theo Vos, Giáo sư khoa học đo lường sức khỏe tại Viện nghiên cứu và đánh giá sức khỏe tại Đại học Washington, Seattle cho biết, bệnh thận mãn tính là một kẻ hại chết người toàn cầu. Bằng chứng rất rõ ràng là hệ thống y tế của nhiều quốc gia không thể theo kịp nhu cầu lọc máu. Khi các trường hợp mắc CKD vượt xa và vượt quá khả năng xử lý của các hệ thống y tế, hậu quả là người bệnh sẽ tử vong.
Ở các quốc gia không có hệ thống y tế được thiết kế để đếm các trường hợp mắc bệnh CKD, sẽ luôn có một khoảng cách giữa các con số ước tính và số người thực sự mắc bệnh.
Suy thận mạn - sát thủ đồng hành với Covid-19 70% số bệnh nhân Covid-19 tử vong ở Việt Nam đến nay có bệnh thận mạn tính. Bệnh thường ít triệu chứng ban đầu, thường khi đau là đã tiến triển nặng. Bác sĩ Nguyễn Đình Quân, Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Lão khoa trung ương, cho biết bệnh thận mạn tính là những bất thường về cấu trúc hoặc chức...