Có nên điều trị viêm nướu do thai nghén?
Bệnh răng miệng thường gặp ở phụ nữ mang thai là bệnh về nướu răng (từ chuyên ngành trong nha khoa gọi là viêm nướu do thai nghén). Nguyên nhân có thể do vệ sinh răng miệng không tốt, hoặc do thay đổi nội tiết tố trong thời kì mang thai, thay đổi thói quen dinh dưỡng…
Thai phụ chụp phim X-quang có an toàn không?
Mức độ an toàn phụ thuộc vào vùng nào trên cơ thể cần chụp, và lượng tia X. Thai nhi chỉ bị tác động khi tiếp xúc trên 10 rads (rads là đơn vị đo lường bức xạ tia X).
Trên thực tế, các thai phụ không cần quá lo lắng, vì rất hiếm một chẩn đoán nào cần chụp X-quang quá 5 rads.
Khi bà mẹ chụp một phim X-quang nha khoa (một loại phim nhỏ đặt trong miệng) thì lượng bức xạ mà thai nhi hấp thu chỉ khoảng 0,01 millirad. 1rad bằng 1.000millirads.
Để thai nhi hấp thu 1 rad thì phải chụp 100.000 phim X-quang nha khoa.
Điều này cho thấy, những rủi ro từ X-quang nha khoa là rất thấp đối với phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, chỉ chụp X-quang khi thật cần thiết, và phải mặc áo chì để bảo vệ thai nhai khi chụp X-quang.
Có nên trì hoãn điều trị nha khoa sau khi sinh con?
Video đang HOT
Các thai phụ nên đến bác sĩ để kiểm tra răng miệng, ít nhất một lần trong thời kì mang thai. Thời gian ba tháng giữa của thai kì là thời gian lí tưởng để thực hiện các thủ tục nha khoa. Vì ở giai đoạn này, sức khỏe bà mẹ và thai nhi ổn định nhất, thai phụ không có cảm giác mệt mỏi, hay buồn nôn…
Bác sĩ là người quyết định việc điều trị ngay trong thời gian mang thai có cần thiết hay không. Một số thủ thuật điều trị nha khoa đơn giản, thời gian bạn nằm trên ghế không quá lâu như: cạo vôi răng, trám răng, thậm chí nhổ răng vẫn có thể thực hiện được.
Chăm sóc, giữ gìn vệ sinh răng miệng trong thời kỳ mang thai như thế nào?
Chăm sóc giữ gìn vệ sinh răng miệng tốt trong thời kì mang thai góp phần đảm bảo an toàn sức khỏe của bà mẹ và thai nhi:
- Đánh răng sau mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ với kem đánh răng có Fluor.
- Sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch kẻ răng ít nhất là mỗi ngày một lần.
- Thai phụ nên đến bác sĩ để làm sạch răng, ít nhất một lần trong suốt thời gian mang thai, tốt nhất là sau 3 tháng đầu của thai kì. Thời gian tốt nhất để thai phụ đi khám và điều trị răng miệng là từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 6.
- Điều quan trọng là bà mẹ cần ăn một lượng đầy đủ các chất dinh dưỡng, giàu chất đạm, vitamin, chất khoáng,…Vitamin C, Canxi, tốt cho sức khỏe răng và nướu.
- Hạn chế những thức ăn có chứa nhiều đường, nhiều chất béo. Tránh các đồ uống có ga trong khi mang thai.
Lưu ý: Khi khám răng miệng, thai phụ cần nói cho bác sĩ biết là bạn đang mang thai.
Bài viết được thực hiện với sự tư vấn của Nha khoa Lan Anh
P.T
Theo dân trí
Thời điểm 'nhạy cảm' về răng miệng của chị em
Do ảnh hưởng của hormone giới tính nữ, sức khỏe răng miệng ở một số giai đoạn trong cuộc đời người phụ nữ sẽ "xuống cấp" nghiêm trọng.
Thời kỳ nguyệt san
Trước hoặc trong giai đoạn nguyệt san, một số chị em thấy nướu lợi sưng nề và chảy máu, số khác lại có hiện tượng loét và đau nhức đến thấu xương hay chảy máu không cầm sau khi điều trị bệnh răng miệng (đây là nguyên nhân vì sao các nha sĩ thường không điều trị cho chị em đang "đến tháng"). Các triệu chứng này cũng thường biến mất sau khi chu kỳ nguyệt san kết thúc.
Thời kỳ bầu bí
Theo nhiên cứu, có 75% thai phụ bị viêm nướu. Nguyên nhân do sự thay đổi nội tiết tố. Biểu hiện thường thấy là sưng, chảy máu, đỏ hoặc đau ở các mô nướu, hơi thở nặng mùi.
Thời kỳ uống thuốc tránh thai
Một trong những vấn đề thường gặp nhất ở những chị em dùng thuốc tránh thai là viêm nướu lợi. Nguyên nhân là do hormone progesterone có trong thuốc tránh thai làm cho mô nướu răng trở nên nhạy cảm với các chất kích thích từ thực phẩm hoặc các mảng bám. Nếu có biểu hiện của viêm nướu khi uống thuốc tránh thai, hãy trao đổi với nha sĩ.
Một trong những vấn đề thường gặp nhất ở những chị em dùng thuốc tránh thai là viêm nướu lợi (anh minh hoa)
Thời kỳ mãn kinh
Giai đoạn chuyển tiếp này thường xảy ra ở độ tuổi 50, được coi là một bước chuyển quan trọng trong cuộc đời người phụ nữ.
Biểu hiện của giai đoạn này có thể là các vấn đề về răng miệng như đau răng miệng hoặc khó chịu, đỏ hay viêm nướu răng, không có cảm giác trong miệng, vị giác thay đổi cảm giác (mặn, cay, chua), khô miệng (xerostomia)...
Những thay đổi liên quan đến tuổi mãn kinh có thể là do sự thay đổi nội tiết, thiếu hụt canxi và vitamin. Ngoài ra phải kể tới những điều kiện y tế khác nhau và một số thuốc men cũng không loại trừ.
Chăm soc sưc khoe răng miêng trong nhưng thơi điêm "nhay cam" cua phu nư (anh minh hoa)
Thời kỳ loãng xương
Đây là tình trạng phổ biến, ảnh hưởng tới phần lớn phụ nữ do bị giảm rõ rệt lượng canxi ở xương gây ra tình trạng loãng xương. Một số nghiên cứu đã nghiên cứu thành công mối liên quan giữa bệnh loãng xương và rụng răng quai hàm do có thể mật độ xương răng giảm.
Loãng xương, khi kết hợp với các vi khuẩn làm tăng lây nhiễm của bệnh nướu răng, tăng quá trình mất xương quanh răng, tăng nguy cơ rụng răng.
(Theo Dân trí)
Chảy máu nướu răng: đừng xem nhẹ! Hầu như mọi người đều có những lúc bị chảy máu nướu răng, nhưng ít ai xem đó là việc quan trọng, chỉ dùng nước sạch súc miệng và không lưu ý đến tình trạng này nữa. Thật ra, nướu răng khỏe mạnh sẽ không dễ dàng bị chảy máu khi đánh răng thường xuyên. Nếu có tình trạng này, chắc chắn nướu...