Có nên dán màn hình điện thoại?
Dán màn hình là một trong những cách bảo vệ điện thoại phổ biến nhất hiện nay, nhưng vẫn có tranh cãi xung quanh thói quen này.
Điện thoại ngày càng đắt đỏ và chắc chắn không ai muốn bỏ ra hơn 20 triệu đồng để sở hữu smartphone rồi chẳng bao lâu sau các vết xước bắt đầu xuất hiện dày đặc. Để giữ máy trong tình trạng đẹp nhất có thể, người dùng thường mua thêm ốp lưng và dán màn hình để bảo vệ thiết bị, dù biết công nghệ sản xuất kính bao phủ bên ngoài tấm hiển thị ngày càng tiên tiến hơn, được quảng cáo là chống trầy xước, giảm vỡ khi va đập.
Dán màn hình điện thoại là thói quen của nhiều người
Tấm dán màn hình điện thoại là gì?
Tấm dán màn hình điện thoại về cơ bản là miếng nhựa trong hoặc kính trong suốt siêu mỏng dùng để đặt lên phía trên bề mặt tấm kính bao phủ vùng hiển thị của máy. Sản phẩm này được cắt sẵn để vừa đúng kích thước cũng như các chi tiết có trên màn hình.
Miếng dán ra đời để giảm thiểu rủi ro hư hại do tác động từ bên ngoài tới màn hình. Việc thay thế miếng dán nhanh và rẻ hơn rất nhiều so với những gì phải bỏ ra khi thay kính bảo vệ của máy. Bên cạnh đó, để dán tấm bảo vệ lên màn hình không khó, người dùng thông thường có thể tự làm, nhưng cũng cần một chút kinh nghiệm (thông qua các lần dán hỏng hoặc xem hướng dẫn).
Thực tế, trước đây màn hình điện thoại cần miếng dán bảo vệ, nhưng trải qua cả thập kỷ, công nghệ vật liệu đã có nhiều đột phá và hiện nay, người dùng có thể không cần tới tấm dán bảo vệ màn hình điện thoại. Dẫu vậy, nhiều hãng sản xuất điện thoại vẫn kèm sẵn dán màn hình trong hộp sản phẩm (thường đã dán luôn lên bề mặt).
Gorilla Glass dùng cho Android
Corning là nhà sản xuất nổi tiếng với sản phẩm kính cường lực Gorilla Glass đang được sử dụng trên rất nhiều mẫu điện thoại Android hiện nay. Qua thời gian thực tế trên thị trường, loại kính này được chứng thực về độ bền cũng như khả năng chống trầy xước (hơn so với các sản phẩm thông thường). Corning cũng tích cực ra mắt các thế hệ kính Gorilla Glass và liên tục cải tiến trong những năm qua. Tháng 3.2022, hãng giới thiệu sản phẩm mới nhất có tên Gorilla Glass Victus.
Gorilla Glass có 2 công dụng chính: chống trầy và chống nứt, vỡ màn hình. Nhưng ở mỗi phiên bản ra đời lại thường thiên về 1 trong 2 nhiệm vụ. Một số thế hệ Gorilla Glass có khả năng chống trầy tốt nhưng lại dễ nứt và ngược lại. Corning đang nỗ lực để phát triển sản phẩm có thể cân bằng cả hai yếu tố trên.
Theo Corning, thế hệ kính Victus đã vượt qua các bài kiểm tra va đập do rơi vào các bề mặt cứng từ độ cao hơn 1,8 mét. Về khả năng chống trầy, hãng khẳng định kết quả cao gấp đôi so với các hãng kính thông thường.
Ceramic Shield trên iPhone
Video đang HOT
Apple không dùng Gorilla Glass cho màn hình iPhone mà thay vào đó, hãng sử dụng loại kính riêng có tên Ceramic Shield, một sản phẩm khác cũng đến từ Corning.
Các loại kính dùng trên điện thoại hiện nay có thể không cần tới tấm dán
Dù mang tên Ceramic (gốm), loại kính cường lực này thực chất không có một chút gốm nào trong thành phần. Sản phẩm được nhúng với các tinh thể nano gốm có kích thước nhỏ hơn bước sóng ánh sáng nên trong suốt như thủy tinh thông thường.
Kết quả của quá trình tạo ra vật liệu có khả năng chống trầy và giảm rủi ro vỡ khi va chạm. Apple không chia sẻ nhiều thông tin về Ceramic Shield nhưng khẳng định tại buổi ra mắt iPhone 12 series rằng “tốt hơn gấp 4 lần so với các sản phẩm trước đó”. Hiện không có cách nào để so sánh chất lượng của Ceramic Shield với Gorilla Glass, ngoại trừ việc đều do một hãng làm ra nên có thể yên tâm về chất lượng.
Bất tiện của việc dùng dán màn hình
Dù mỏng hay bằng chất liệu gì, vấn đề lớn nhất của miếng dán màn hình là sự ảnh hưởng tới cảm giác chạm giữa ngón tay và màn hình điện thoại. Thao tác trên kính cường lực thường mượt hơn trên miếng dán bằng nhựa dẻo nhưng cũng chưa thể mang tới trải nghiệm như khi không dán.
Ngoài ra, vật liệu đặt trên màn hình dù là gì cũng có tác động nhất định tới khả năng hiển thị của điện thoại. Hãy lưu ý tới các dòng sản phẩm dán chống vân tay và chống nhìn trộm. Loại chống vân sẽ khiến hình ảnh trở nên nhám, kém mượt mà, trong khi chống nhìn trộm làm tối màn hình và gây cảm giác “rỗ điểm ảnh”.
Các loại dán có chất lượng kém cũng dễ để lại vết trầy xước trên bề mặt, từ đó gây cảm giác kém thoải mái trong quá trình sử dụng.
Khi nào thì nên dán màn hình?
Môi trường sống hằng ngày có nhiều tác nhân gây trầy xước màn hình. Đầu tiên phải kể đến là cát, bụi. Dù nhỏ bé, vật liệu này lại vô cùng cứng và có ở hầu như mọi nơi, đặc biệt là trong túi quần – nơi thường để điện thoại. Những thứ khác có thể kể đến như kim loại hiếm, hay vật liệu siêu cứng (cỡ kim cương dù ít ai bỏ kim cương vào túi xách chung với điện thoại). Tất cả đều có thể làm hỏng màn hình dù được trang bị kính Gorilla Glass hay Ceramic Shield.
Như đã nêu trên, người dùng không nên sử dụng dán chống vân bởi smartphone hiện đại có một lớp phủ “oleophobic” (ion cường lực, là một dạng lớp phủ bảo vệ siêu mỏng) giúp chống dầu trên ngón tay, giảm vết vân tay in lên đó. Màn hình nếu bẩn có thể lau sạch dễ dàng bằng vải mềm.
Nhìn chung, trừ các trường hợp sử dụng máy trong môi trường đặc biệt, người dùng thông thường giờ đây không thực sự cần thiết phải mua miếng dán màn hình. Chất liệu kính cường lực gốc từ nhà sản xuất có thể chịu được các va chạm thông thường trong túi quần, kể cả khi bỏ chung điện thoại vào túi với chìa khóa, tiền xu…
Chuyện hy hữu: Vừa bán mẫu ô tô điện đầu tiên được 2 tháng, Toyota vội gợi ý mua lại bằng được xe của khách vì lỗi chưa biết khi nào khắc phục được
Chiếc bZ4X được xem là "niềm tự hào" của Toyota, đánh dấu việc hãng sản xuất ô tô hàng đầu thế giới đặt chân vào thị trường ô tô điện.
Toyota vừa gửi một lá thư cho các chủ sở hữu xe bZ4X, đưa ra lựa chọn hỗ trợ khách hàng trong khi công ty tiếp tục vật lộn với việc giữ các bánh - theo đúng nghĩa đen - của xe có thể chạy trên đường. Đáng chú ý, hệ thống truyền động điện của xe không bị ảnh hưởng bởi đợt triệu hồi, pin cũng đang hoạt động tốt.
Toyota đã đưa ra thông báo về việc triệu hồi xe bZ4X vào cuối tháng 6, với lý do xe có thể "rơi bánh" trong quá trình di chuyển. Thông báo này áp dụng cho tất cả những chiếc bZ4X bởi lỗi xảy ra ngay sau khi xe ra mắt nhưng phạm vi của đợt triệu hồi tương đối nhỏ - chỉ 2.700 xe.
Hiện các chủ sở hữu đang nhận được thư từ công ty, nêu chi tiết những chế độ Toyota dành cho chủ xe để giải quyết những rắc rối của đợt triệu hồi này. Có vẻ như, việc triệu hồi xe đang diễn ra không mấy tốt đẹp.
Nội dung bức thư như sau:
Gần đây, chúng tôi đã thông báo cho bạn về đợt triệu hồi an toàn liên quan đến chiếc bZ4X 2023 của bạn và tiếp tục yêu cầu bạn không lái chiếc xe ra đường cho đến khi có biện pháp khắc phục. Chúng tôi đang làm việc để tìm ra biện pháp khắc phục và sẽ thông báo đến bạn trong tương lai khi giải pháp được đưa ra.
Tại Toyota, sự an toàn của bạn là ưu tiên hàng đầu. Nếu bạn vẫn chưa tiến hành bàn giao lại chiếc xe, hãy vui lòng liên hệ bất kỳ đại lý uỷ quyền nào của Toyota và họ sẽ sắp xếp nhận và giữ xe của bạn miễn phí cho đến khi có biện pháp khắc phục. Chúng tôi cũng sẽ cung cấp xe cho bạn mượn miễn phí.
Chúng tôi luôn đề cao trải nghiệm của khách hàng và hiểu rõ sự bất tiện do tình huống này xảy ra. Do đó, Toyota sẽ cung cấp cho các chủ xe bị ảnh hưởng những điều sau đây cho đến khi có biện pháp khắc phục:
- Tiếp tục cung cấp xe cho mượn và giữ xe của bạn miễn phí
- Hoàn trả chi phí nhiên liệu của bạn phát sinh khi vận hành chiếc xe cho mượn
- Cung cấp cho bạn khoản tín dụng trị giá 5.000 USD để thanh toán khoản vay/thuê hoặc giá bán nếu chiếc xe đã được thanh toán đầy đủ.
- Cung cấp thêm thời gian sạc miễn phí tại tất cả trạm sạc công cộng do Evgo sở hữu và điều hành trên toàn quốc đến hết ngày 31/12/2024.
- Gia bạn bảo hành dựa trên khoảng thời gian xe bạn không thể ra đường (từ ngày thông báo triệu hồi 23/6 đến khi giải pháp khắc phục được công bố).
Ngoài ra, nếu bạn không muốn nhận các đền bù trên, Toyota sẽ đề nghị mua lại chiếc xe của bạn. Điều khoản cho việc mua lại có thể khác nhau, tuỳ thuộc vào tiểu bang của bạn và các trường hợp cụ thể.
Một chuyên gia bZ4X sẽ liên hệ với bạn trong những ngày tới để thảo luận về các tuỳ chọn này. Nếu bạn muốn nói chuyện ngay với ai đí, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số....
Chúng tôi thành thật lấy làm tiếc về bất kỳ sự bất tiện nào gây ra cho bạn.
Toyota Motor Sales, U.S.A.
Điểm nổi bật có thể thấy trong thông báo này của Toyota là hãng khuyến cáo người dùng không nên lái những chiếc xe này và nên trả lại chúng càng sớm càng tốt. Một điểm nữa là Toyota vẫn chưa tìm ra giải pháp khắc phục cho sự cố và chưa có bất cứ thời hạn nào dành cho người dùng.
Việc triệu hồi này cũng ảnh hưởng đến mẫu xe Subaru Solterra, mẫu xe được xem là "anh em" của bZ4X vì sử dụng chung nền tảng. Mặc dù vậy, chưa có chiếc Solterra nào được bán tại Mỹ.
Tuy nhiên, nhiều người tin rằng Toyota sẽ sớm tìm ra giải pháp khắc phục sự cố nhờ lịch sử sản xuất lâu đời của mình với khoảng 10 triệu xe bán ra mỗi năm.
Cũng có những báo cáo về việc một số chủ xe bZ4X đang cố gắng thương lượng với Toyota để xem xét thêm, chẳng hạn về khoản tiền họ phải trả thêm cho đại lý khi mua xe.
Đề nghị triệu hồi và mua lại xe này được đưa ra trong bối cảnh các chủ xe mới không có nhiều lựa chọn thay thế. Nhu cầu về xe điện tăng cao trong khi nguồn cung thấp, dẫn đến việc người dùng gặp khó trong việc mua xe và nếu có thường với giá cao hơn đề xuất.
Với các khách hàng đã đặt mua xe, họ bị mắc kẹt trong việc có nên huỷ đơn hàng của mình và cố gắng tìm một chiếc xe khác hay chờ đợi Toyota khắc phục sự cố để không phải "xếp hàng" chờ mua những chiếc xe điện khác, có khi kéo dài cả năm.
Nhiều smartphone Samsung chết cảm ứng khi dán keo UV Một số thợ sửa chữa điện thoại tại TP.HCM cho biết gần đây nhận được nhiều smartphone Samsung hư màn hình cảm ứng do dán keo nước UV. Theo anh Huy, một thợ sửa điện thoại lâu năm tại TP.HCM, tình trạng này đến từ dung dịch keo, sự cẩu thả của quy trình dán keo và còn một phần do thiết kế...