Có nên chuyển việc khi bị trầm cảm
Tôi 45 tuổi. Công việc hiện nay của tôi liên quan đến tài chính nên đôi khi cũng cảm thấy bị áp lực và căng thẳng.
Từ nhỏ, tôi luôn có suy nghĩ: “ Sao mình không làm công việc đó một cách nhanh nhất”. Vì thế tôi luôn sắp xếp công việc một cách khoa học khi phải làm một việc gì đó. Tôi mất mẹ năm 7 tuổi, ở với ông bà ngoại. Năm lên 12 tuổi, tôi về sống cùng bố, em trai, dì ghẻ và con trai riêng của dì. Đôi khi tôi có những căng thẳng, bức xúc mà không thể chia sẻ cùng ai.
Lớn hơn một chút, dì hai thường xuyên giao lại việc nhà cho tôi như nấu cơm, giặt giũ quần áo, tắm rửa cho các em, mà thời đó chưa có máy giặt. Dì hai không thân thiện, không gần gũi, đôi khi còn hà khắc nên tôi hay tủi thân. Việc nào dì giao tôi cũng cố gắng hoàn thành tốt, luôn thu xếp để xong việc nhanh nhất và tốt. Làm việc gì tôi cũng tính trong đầu là nên làm bước nào trước, bước nào sau. Thi thoảng tôi cảm thấy căng thẳng mà không thể thư giãn được. Tôi cũng không biết mình bị làm sao.
Video đang HOT
Khi con gái 3 tuổi, tôi mới biết mình bị trầm cảm và lo âu. Tôi điều trị bằng thuốc vài lần nhưng không hiệu quả. Sau đó tôi dừng thuốc một thời gian. Bản thân luôn bị nhận xét là chậm trong công việc. Sếp trực tiếp không ưa tôi. Giờ tôi lại phải dùng thuốc. Tôi có nên chuyển sang công việc khác đơn giản hơn và nhàn hơn không? Mong được chia sẻ.
"Lướt qua cơn mộng" và nỗi đau trầm cảm
Bệnh trầm cảm khá phổ biến trong xã hội hiện nay khi áp lực công việc, nỗi muộn phiền, đau khổ hay căng thẳng của cuộc sống ngày càng tăng cao.
'Lướt qua cơn mộng' (NXB Văn học, 2020) của tác giả Chu Việt Nga là một trong số ít tác phẩm văn học khai thác sâu về đề tài này. Câu chuyện của 2 người phụ nữ mang những nỗi đau và bi kịch đời họ khiến người đọc cảm thương và hiểu hơn về căn bệnh khó trị này.
Chồng Sương mất trong một vụ tai nạn, để lại cho cô 2 đứa con thơ và những nỗi nhớ niềm thương bất tận. Quá buồn khổ vì thương nhớ chồng, Sương bị trầm cảm nặng, phải nhập viện điều trị lâu dài. Tại đây, cô gặp và quen thân với Linh, một bệnh nhân cũng u uất và không tỉnh táo vì mất con. Linh khó khăn lắm mới mang thai, nhưng vì thai nhi bị dị tật thần kinh nên hai vợ chồng đành phải bỏ.
Mặc cảm với tội lỗi giết con, Linh luôn sống trong tình trạng nửa tỉnh, nửa mê, luôn tưởng tượng búp bê là con mình mà chăm sóc như một đứa trẻ thật. Cô lại không thể có thai được nữa nên tình cảm vợ chồng ngày càng rạn nứt. Hai người phụ nữ chung một niềm đau mất đi người thân yêu, một căn bệnh - sẽ sống thế nào và liệu họ có vượt qua nỗi đau để sống tốt?
Tác giả đã có sự nghiên cứu rất kỹ về bệnh trầm cảm để có thể khắc họa chi tiết tâm lý và suy nghĩ của người bệnh thông qua hai nhân vật Linh và Sương. Người đọc được dẫn dắt đi vào tận cùng ngõ ngách tâm lý của nhân vật qua nhiều diễn biến, suy nghĩ phức tạp của họ.
Từng ký ức ngọt ngào cho đến nỗi đau xé lòng, sự cô đơn, day dứt và những ám ảnh, ảo giác... đều được miêu tả chi tiết và sống động. Lồng vào đó là một đường dây cốt truyện lắt léo, phức tạp không kém, khiến "Lướt qua cơn mộng" trở thành một tiểu thuyết tâm lý, trinh thám lôi cuốn, hấp dẫn.
Những tưởng Linh và Sương chỉ là "đồng bệnh tương lân", không ngờ cả hai còn có mối liên hệ mật thiết khi chồng của hai người có quan hệ làm ăn và cái chết của chồng Sương có sự liên đới của chồng Linh. Để rồi nhiều năm sau, Bảo, con trai của Sương tìm cách báo thù cho cha... Ân oán kết thúc bằng một vụ án mạng bí ẩn khiến cơ quan điều tra phải đau đầu lần tìm hung thủ thật sự.
Không chỉ có nội dung gay cấn, "Lướt qua cơn mộng" còn đặt ra những vấn đề khiến người đọc phải suy ngẫm. Bi kịch của Linh và Sương đến từ số phận may rủi nhưng để vượt qua nó, ngoài sự nỗ lực của bản thân, rất cần sự thông cảm, thấu hiểu và hỗ trợ của người thân.
Sương may mắn có 2 người con hiếu thảo chăm sóc, cộng với quá trình điều trị tích cực, nỗi đau của cô cũng dần nguôi ngoai và trở lại cuộc sống bình thường. Trong khi đó, căn bệnh của Linh mãi không thể hết bởi bi kịch gia đình luôn kéo dài do người chồng vô tâm và thiếu trách nhiệm; cuối cùng đã dẫn đến những hệ lụy về sau...
Hạnh phúc khi được mẹ chồng yêu thương Tôi vừa ức, vừa xấu hổ. Chẳng biết mẹ tôi định ôm nỗi hận thù ấy đến bao giờ. Nhiều người sẽ không tin những gì tôi nói. Bởi không một người mẹ nào muốn con gái mình phải chịu khổ. Vậy mà mẹ tôi lại khác. So với mẹ chồng, bà thậm chí còn không đối tốt với tôi bằng một nửa....