Có nên cho hộp nhựa gắn nhãn ‘an toàn’ vào lò vi sóng?
Ngay cả với những loại hộp nhựa có gắn nhãn có thể sử dụng an toàn trong lò vi sóng, giới chuyên gia vẫn khuyến cáo không nên dùng vì nguy cơ rò rỉ hóa chất có hại cho sức khỏe con người.
Một hộp nhựa đựng đồ ăn (minh họa) – Ảnh: CNA
Đài Channel News Asia (CNA) dẫn quan điểm của phó giáo sư Suresh Valiyaveettil chuyên ngành hóa học của Đại học Quốc gia Singapore (NUS) cho biết cấu trúc hóa học của các hộp nhựa đựng thực phẩm dù là loại dùng một lần hay loại tái sử dụng đều như nhau.
Dù thế nào vẫn là nhựa
Tốt nhất là không bao giờ nên hâm nóng đồ ăn trong các hộp nhựa bằng lò vi sóng, ngay cả khi hộp nhựa đó có gắn nhãn hiệu có thể dùng được trong thiết bị này.
Phó giáo sư Valiyaveettil
Sự khác biệt giữa hai loại này chính là việc sử dụng những phụ gia khác nhau (như chất ổn định và chất làm dẻo) cũng như quy trình sản xuất khác nhau, theo đó dẫn tới những khác biệt về độ dày cũng như nhiệt độ tan chảy của sản phẩm.
Chẳng hạn, theo ông Valiyaveettil, các hộp nhựa tái sử dụng “thường dày hơn, chắc chắn hơn, có độ bền cao hơn và có thể chịu được nhiều cấp độ thay đổi của điều kiện môi trường xung quanh”.
Trong khi đó các hộp nhựa dùng một lần thường có cấu trúc vật chất kém ổn định hơn những sản phẩm nhựa tái sử dụng, chúng sẽ chịu nhiệt kém hơn theo chia sẻ của tiến sĩ Henry Leung, chuyên gia cao cấp về dược lý và khoa độc học đồng thời là giảng viên cao cấp của ĐH Bách khoa Nanyang (Singapore).
Bởi vậy, cho dù là hộp nhựa dùng một lần hay tái sử dụng, khi dùng chúng để đựng và hâm thức ăn trong lò vi sóng, vẫn có những lưu ý người dùng cần biết để tránh nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe.
Hãy chấm dứt ngay một việc được cho là “vô cùng tiện lợi” khi quẳng ngay một hộp đồ ăn sẵn dùng loại nhựa dùng một lần vào lò vi sóng để làm nóng thức ăn trong vài phút.
Theo ông Valiyaveettil, việc này không chỉ khiến một phần hộp đựng bị tan chảy trong lò mà còn làm rò rỉ “một lượng nhỏ phân tử phụ gia”, tức những chất được thêm vào trong quá trình sản xuất để tạo màu cho nhựa cũng như nhằm tăng thêm tính ổn định và độ bền cho sản phẩm, vào thức ăn.
Trong số các chất phụ gia này có những thành phần còn gây tranh cãi như bisphenol A (BPA) và phthalate.
Mặc dù với đặc tính dẻo, dễ tạo hình trong quá trình sản xuất vật dụng của nhựa, song các hóa chất liên quan tới đồ nhựa không tốt cho các hormone con người, hệ sinh sản cũng như sự phát triển của thai nhi và trẻ sơ sinh.
Hiện tại Cục quản lý thuốc và thực phẩm Mỹ (FDA) xác nhận BPA an toàn ở các mức độ sử dụng hiện tại trong thực phẩm, song vẫn đang tiếp tục theo dõi và đánh giá nguy cơ ảnh hưởng của phthalate với sức khỏe con người.
Cũng theo ông Valiyaveettil, ngay cả không sử dụng ở mức nhiệt quá nóng, sự rò rỉ hóa chất từ hộp nhựa vào thức ăn vẫn xảy ra dù ở tỉ lệ thấp hơn. Nói cách khác, khi được gia nhiệt trong lò vi sóng, một số loại phân tử nhỏ của chất phụ gia vẫn thấm vào thức ăn nhanh hơn trong điều kiện nhiệt độ phòng.
Lò vi sóng (minh họa) – Ảnh: GETTY IMAGES
Không nên dùng hộp nhựa để đồ ăn nóng
Ông Valiyaveettil cho rằng tốt hơn hết là không bao giờ nên dùng hộp nhựa (cả loại dùng một lần hay nhiều lần) để đựng thức ăn khi làm nóng trong lò vi sóng.
Video đang HOT
Trong điều kiện bình thường, để sử dụng loại hộp này an toàn, người dùng không nên để thức ăn còn nóng vào hộp nhựa trong thời gian dài. Nếu buộc phải dùng tạm thì cũng nên chuyển đồ ăn nóng sang các loại bát đĩa kim loại hay gốm sứ, thủy tinh nhanh nhất có thể.
Vì nhiệt độ có vai trò đáng kể trong việc làm rò rỉ hóa chất trong đồ nhựa nên người dùng cũng nên tránh để những loại đồ này dưới ánh nắng mặt trời trực tiếp. Họ cũng không nên dùng hộp nhựa chứa các loại thức ăn có tính axít cao như giấm hay nước chanh.
Thứ nữa, để phòng ngừa, người dùng cũng nên tránh dùng các hộp nhựa chứa thành phần BPA hay phthalate. Tại nhiều nước đã có quy định phải ghi rõ việc có hay không có chất này trên nhãn sản phẩm.
Một cách nữa để kiểm tra thành phần cấu tạo của sản phẩm nhựa là mã nhận diện nhựa (Resin Identification Code) được in phía dưới đáy của sản phẩm. Theo tiến sĩ Leung, mã này thường được thể hiện bằng chữ số in trong hình tam giác.
Ký hiệu nhận biết mã các loại nhựa trên đồ dùng – Ảnh: CNA
Quy ước của các chữ số từ 1-7 trong Mã nhận diện nhựa được quy định như sau:
Mã 1: Polyethylene terephthalate hay PET
Mã 2: High density polyethylene hay HDPE
Mã 3: Polyvinyl chloride hay PVC
Mã 4: Low density polyethylene hay LDPE
Mã 5: Polypropylene hay PP
Mã 6: Polystyrene hay PS
Mã 7: Polycarbonate hay PC và các loại nhựa khác.
Về cách “đọc hiểu” những mã ký hiệu này, tiến sĩ Leung cho biết các mã 1, 2, 4, 5 và 6 thường sẽ không chứa BPA, trong khi mã 3 và 7 có thể chứa chất này.
Còn theo ông Valiyaveettil, mã 6 thường chứa các chất phụ gia như phthalate hay BPA, mã 5 (nhựa PP) là loại polymer thích hợp nhất cho mọi ứng dụng vì tính ổn định cao của chất liệu.
11 thói quen chúng ta vẫn luôn làm mỗi ngày nhưng hóa ra lại sai một cách khủng khiếp, thậm chí có thể khiến bạn phải trả giá
Không phải thói quen nào của chúng ta cũng đúng. Và yên tâm đi, bài viết này sẽ giúp bạn hiểu thói quen nào mới là tốt nhất cho bản thân mình.
Thói quen là những thứ được hình thành qua thời gian, và chúng khó mà thay đổi trong một sớm một chiều. Mà đôi khi, thói quen còn đến từ phông nền văn hóa, nghĩa là nó càng khó để thay đổi.
Mỗi người đều có những thói quen thường ngày khác nhau, và nó góp phần định hình nên chính bản thân chúng ta. Nhưng không phải thói quen nào cũng đúng. Có những thói quen thực sự đang sai, thậm chí là sai một cách không tưởng.
1. Uống một cốc nước đầy ngay sau khi ăn
Ngày xưa, mọi người thường quan niệm việc uống nước làm loãng dịch vị dạ dày, khiến chúng ta tiêu hóa không tốt. Sau này khi khoa học phát triển, quan niệm này đã bị bác bỏ, nhưng nó cũng không khiến việc uống nước sau khi ăn trở thành một thói quen tốt.
Dù quả thực nước sẽ giúp chúng ta no hơn, giảm đi cảm giác thèm ăn, nhưng sau một bữa ăn no thì cốc nước ấy có thể gây đầy bụng. Vậy nên thay vì uống một cốc nước lớn sau khi ăn no, hãy uống một cách chậm rãi, chia nhỏ giai đoạn. Làm như vậy, bạn còn có thể tránh việc khí gas hình thành trong bụng do nuốt cả không khí lúc uống nữa cơ.
2. Uống nước quá lạnh
Trước kia, ai cũng nghĩ uống nước lạnh có thể gây viêm họng, nhưng thực ra không phải. Nước lạnh không có tội, mà lý do viêm họng là vì vi khuẩn mà thôi.
Tuy nhiên dù không gây ốm, nước lạnh cũng không phải là thứ nên uống thường xuyên. Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí JNM, nước lạnh sẽ làm các triệu chứng liên quan đến tiêu hóa trở nên tệ hơn, thậm chí gây rối loạn thực quản.
3. Rửa mặt bằng nước quá lạnh hoặc quá nóng
Việc rửa mặt trong lúc tắm thì rất tiện rồi. Nhưng nếu bạn đang tắm bằng nước ấm, thì rửa mặt lúc này không phải lựa chọn hay.
Chúng ta đôi khi không kiểm soát được nhiệt độ nước trong lúc tắm, mà da mặt thì nhạy cảm hơn các vùng da khác. Việc rửa mặt bằng nước ấm hơn cần thiết sẽ gây khô da, tạo ra nhiều dầu hơn. Chỉ nên rửa mặt bằng nước hơi ấm, hoặc tốt nhất là bằng nước lạnh thôi.
4. Xả toilet khi mở nắp
Đa số chúng ta sau khi "hành sự" trong toilet thường cứ để nguyên như vậy mà xả nước. Nhưng thực ra, đây cũng là một sai lầm.
Dành cho những ai chưa biết, độ "bắn" của toilet khi xả nước xa không khác gì các phân tử nước bọt khi chúng ta hắt hơi. Nếu bạn không muốn vi khuẩn từ phân, nước tiểu văng khắp nơi, dính cả vào... bàn chải hay khăn mặt, thì tốt nhất là đóng nắp lại nhé.
5. Dùng đồ nhựa với lò vi sóng
Thực ra thì dùng đồ nhựa khi hâm thức ăn trong lò vi sóng cũng được, nhưng còn phụ thuộc vào việc đó là loại nhựa gì. Nếu là nhựa không được dùng, bạn có thể khiến chiếc hộp ấy chảy ra, đẩy hóa chất độc hại vào thức ăn.
Hãy để đồ ăn ra đĩa sứ, mà tốt nhất là loại đĩa trắng, không có họa tiết.
5. Mở lon đồ hộp mà không rửa
Đồ tươi sống ai cũng nghĩ là nên rửa. Đúng rồi, nhưng phải rửa thật cẩn thận, bởi nó có thể khiến vi khuẩn nhiễm vào các vật dụng khác.
Đồ hộp và đồ đóng lon thì ngược lại, ai cũng nghĩ mở ra là dùng thoải mái, nhưng không đúng đâu. Trước khi mở, hãy rửa thật sạch bề mặt lon, để tránh vi khuẩn, bụi bặm lọt vào thực phẩm bên trong.
6. Dùng chảo chống dính ở nhiệt độ quá nóng
Chảo chống dính rất tiện cho việc cọ rửa, nhưng chúng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Việc dùng chảo chống dính ở nhiệt độ trên 260 độ C (như lúc làm steak chẳng hạn) có thể giải phóng các phân tử độc hại, thậm chí là gây ung thư đối với các loại chảo gia công kém.
7. Ăn quá nhanh
Người Nhật Bản có thói quen ăn uống rất từ tốn, và điều này góp phần giúp cho đại đa số người Nhật có hình thể rất khỏe mạnh.
Trên thực tế, khoa học chứng minh rằng việc ăn chậm giúp bạn ăn ít hơn, hạn chế ăn quá nhiều, bởi thường thì não bộ sẽ mất khoảng 20 phút để đánh giá xem dạ dày của bạn đã đầy hay chưa.
8. Xem TV lúc ăn
Xem TV khi ăn sẽ làm mất tập trung, khiến não bộ bị phân tán. Đừng nghĩ là nó vô hại, bởi việc này có thể dẫn đến chuyện bạn ăn quá mức cho phép, dễ trở nên thừa cân, béo phì.
9. Uống cafe ngay sau khi thức dậy
Một tách cafe vào buổi sáng để bổ sung năng lượng và sự tỉnh táo - nghe quả thật là hấp dẫn. Tuy nhiên, nếu uống ngay sau khi dậy thì quả thực là thảm họa.
Cortisol là hormone stress, cũng là nhân tố chính để giữ cho bạn tỉnh táo hơn. Trong một ngày, có 3 thời điểm cortisol được sản sinh mạnh nhất, và một trong số đó là ngay sau khi thức dậy. Nếu uống cafe vào thời điểm này, cơ thể bạn sẽ bị "nhờn caffeine", sản sinh ít cortisol hơn và trở nên phụ thuộc và cafe rất nhiều đấy.
10. "Gặm" hamburger theo chiều dọc
Bạn thường ăn hamburger như thế nào? Đơn giản là cầm nó lên, gặm dần theo chiều dọc giống như bánh mì bình thường phải không?
Sai rồi! Cách ăn đúng nhất là hãy ăn theo kiểu vòng tròn: cắn một miếng, rồi xoay miếng bánh theo một hình tròn sẽ là cách ăn đẹp nhất.
11. Luôn xả giấy vệ sinh xuống bồn cầu - đặc biệt là lúc ra nước ngoài
Hành động này sai hay đúng thì còn phụ thuộc vào việc bạn làm thế ở quốc gia nào. Chẳng hạn như tại Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, Bulgaria..., hoặc một số quốc gia ở khu vực châu Á, giấy vệ sinh cần được vứt vào thùng rác bên cạnh.
Lý do là bởi hệ thống thoát nước ở nhiều nơi chưa được nâng cấp, không thể tải được quá nhiều giấy vệ sinh trong đó, kể cả là loại dễ phân hủy. Nếu không muốn tự nhiên thứ bạn thải ra không thoát đi, mà dềnh lên ngập cả bồn cầu thì chớ dại mà làm như vậy nhé.
Chuyên gia cảnh báo 9 căn bệnh nguy hại "rình rập" nếu dùng giấy bạc nấu ăn sai cách Ở nhiệt độ cao, lượng nhôm trong giấy bạc bọc thực phẩm sẽ hòa tan vào thức ăn, sau đó xâm nhập bên trong cơ thể, gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Lá nhôm hay còn gọi là giấy bạc ngày càng được các bà nội trợ ưa chuộng trong việc đựng và bọc thực phẩm khi chế biến thức ăn. Tuy nhiên,...