Có nên buộc xe hợp đồng phải kê khai giá cước?
Nhiều ý kiến cho rằng cần quy định xe hợp đồng cũng phải kê khai giá để kiểm soát về thuế.
Loại hình xe hợp đồng Limousine hoạt động như tuyến cố định hiện khá phổ biến (Ảnh minh họa)
Trước tình trạng “xe dù, bến cóc” có nguyên nhân từ xe hợp đồng trá hình diễn ra phức tạp, nhiều ý kiến cho rằng cần quy định xe hợp đồng cũng phải kê khai giá để kiểm soát về thuế.
Giá tăng, người tiêu dùng thiệt
Thông tư liên tịch 152/2014 giữa Bộ GTVT và Bộ Tài chính quy định 3 loại hình vận tải phải kê khai giá là xe tuyến cố định, taxi và xe buýt. Hai loại hình còn lại là xe hợp đồng và xe du lịch có phải kê khai giá hay không do Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố quyết định.
Ông Nguyễn Công Hùng, Chủ tịch Hiệp hội Taxi Hà Nội cho rằng, việc các hãng taxi công nghệ không bị kiểm soát về giá là bất hợp lý. “Xe hợp đồng dưới 9 chỗ bản chất hoạt động như taxi, trong khi taxi kê khai và niêm yết giá cước đầy đủ, muốn tăng giá phải giải trình lý do thì xe hợp đồng điện tử số lượng xe gấp nhiều lần lại không làm điều này”, ông Hùng nói.
Video đang HOT
Khẳng định nhiều doanh nghiệp taxi truyền thống đã ổn định giá cước từ giai đoạn tháng 6/2016 đến nay, ông Hùng cho rằng, những ứng dụng gọi xe công nghệ thay đổi giá theo giờ, có thể giảm giá sâu vào giờ thấp điểm để rồi tăng giá thậm chí gấp tới 4 lần vào giờ cao điểm, gây thiệt hại cho người tiêu dùng.
“Xe hợp đồng điện tử cũng cần phải đăng ký kê khai giá cước hoặc phải có giá trần. Khi xe hợp đồng kê khai giá có thể căn cứ vào đó để áp số lượng xe đang hoạt động kinh doanh với giá trần sẽ tính ra mức doanh thu để yêu cầu doanh nghiệp nộp thuế, trong trường hợp họ không khai báo đầy đủ số lượng phương tiện”, ông Hùng phân tích.
Ông Nguyễn Anh Quân, Tổng giám đốc Taxi G7 cũng cho rằng, những năm gần đây, xăng dầu tăng giá liên tục, tuy nhiên giá cước taxi đã ổn định từ 3 – 4 năm nay. “Việc các ứng dụng xe hợp đồng giá cước linh hoạt theo giờ trong khi xăng chiếm 30 – 40% giá thành sẽ dẫn đến các hãng taxi sẽ gặp khó khăn, thiệt hại trực tiếp và tốn kém hơn rất nhiều trong việc điều chỉnh tăng hay giảm giá cước. Chưa kể, mỗi đợt điều chỉnh giá sẽ phải trình lên cơ quan quản lý Nhà nước về mức giá niêm yết điều chỉnh”, ông Quân nói.
Ở góc độ doanh nghiệp kinh doanh xe hợp đồng, ông Nguyễn Thanh Tùng, Tổng giám đốc Thiên Thảo Nguyên & Inter Bus Lines cho rằng, doanh nghiệp không muốn trốn thuế vì chỉ cần bị phát hiện một lần là đối mặt với án tù. Ông Tùng cho rằng, cần có cơ chế minh bạch hóa hợp đồng điện tử, lệnh điều xe, giao dịch chuyển khoản điện tử, tài khoản, lộ trình. Muốn làm được việc này phải dùng công nghệ thay cho cách quản thủ công như hiện nay.
“Hầu hết các doanh nghiệp đã có App (ứng dụng) quản lý nội bộ, cơ quan Nhà nước chỉ việc yêu cầu bắt buộc doanh nghiệp phải áp dụng công nghệ và cung cấp IP kết nối về công an, cơ quan thuế, ngành GTVT. Chỉ cần qua điện thoại sẽ biết được tất cả các thông tin từng chuyến xe, hành trình, từng khách trên xe, qua đó sẽ kiểm soát được thuế. Dữ liệu được lưu tại doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước khi nghi ngờ có thể kiểm tra bằng hậu kiểm và xử lý thật nặng nếu doanh nghiệp vi phạm. Quan trọng là Nhà nước có quyết tâm áp dụng công nghệ để quản lý hay không”, ông Tùng nói.
Cần thiết sẽ đề xuất sửa Luật Giá
Ông Khuất Việt Hùng, Phó chủ tịch Chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia cho rằng, để kiểm soát xe hợp đồng phải kiểm soát được hợp đồng vận chuyển và số lượng khách trên mỗi chuyến xe. Giá thỏa thuận theo hợp đồng phải đưa vào một khung giá dịch vụ cụ thể, xe hợp đồng cũng phải kê khai giá cước vận tải để có khung giá cụ thể. Để làm được điều này, phải thay đổi Luật Giá hay sửa đổi Luật GTĐB.
Ông Hùng cho rằng, để giải quyết tình trạng “xe dù, bến cóc” cần phải có một phần mềm quản lý kinh doanh vận tải được kết nối với thiết bị giám sát hành trình của Tổng cục Đường bộ VN để kiểm soát từng khách và quản được giá hợp đồng vận chuyển.
“Trong đó, cần quy định bắt buộc doanh nghiệp phải khai vào phần mềm nội dung hợp đồng vận chuyển thông báo về Sở GTVT trước khi xe khởi hành. Đây là bằng chứng doanh nghiệp khai báo với Nhà nước. Qua phần mềm này cũng quản lý được chi phí vận tải cho mỗi chuyến xe do doanh nghiệp tự kê khai và Nhà nước sẽ hậu kiểm”, ông Hùng phân tích.
Trong khi đó, ông Trần Bảo Ngọc, Vụ trưởng Vụ Vận tải (Bộ GTVT) cho biết, việc kê khai giá hay không phải tuân theo quy định pháp luật. Hiện, các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Giá như Nghi định 177, Nghị định 149 đã quy định rõ đối tượng nào phải kê khai giá và không có loại hình xe hợp đồng. Theo ông Ngọc, trong trường hợp thấy cần thiết thì báo cáo đề xuất Bộ Tài chính sửa các nghị định nêu trên.
Theo GTVT
Phó Thủ tướng TT Trương Hòa Bình gửi Thư khen quận Lê Chân, Hải Phòng
Phó Thủ tướng TT Trương Hòa Bình ghi nhận, biểu dương những kết quả đạt được trong việc xây dựng mô hình điểm của UBND quận Lê Chân, Hải Phòng.
Tuyến đường sắt chạy qua địa bàn quận Lê Chân, TP Hải Phòng đã sạch đẹp và an toàn hơn (ảnh: haiphong.gov.vn)
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, Chủ tịch Uỷ ban ATGT Quốc gia vừa gửi Thư khen UBND quận Lê Chân và Công an quận đã có thành tích xuất sắc trong triển khai thực hiện hiệu quả mô hình "Liên kết phòng chống tội phạm, tệ nạn ma túy và cải tạo vệ sinh môi trường tuyến đường sắt Cát Cụt, Cầu Quay" và mô hình điểm " Toàn dân tham gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông và xây dựng tuyến phố văn minh, kiểu mẫu".
Qua báo cáo của Ủy ban ATGT Quốc gia, trong 3 năm qua nhân dân và cán bộ phường Cát Dài, quận Lê Chân và Công an quận Lê Chân, TP Hải Phòng đã triển khai thực hiện mô hình "Liên kết phòng chống tội phạm, tệ nạn ma túy và cải tạo vệ sinh môi trường tuyến đường sắt Cát Cụt, Cầu Quay", mô hình điểm "Toàn dân tham gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông và xây dựng tuyến phố văn minh, kiểu mẫu", huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, trong đó nâng cao vai trò, trách nhiệm của chính quyền cơ sở trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, tệ nạn ma túy, cải tạo vệ sinh môi trường, bảo đảm ATGT khu vực đường sắt; đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức pháp luật về lĩnh vực phòng chống tội phạm, tệ nạn ma túy, TTATGT cho người dân khu vực đường sắt đi qua; tham gia phát hiện, đấu tranh tố giác tội phạm, phát động mạnh mẽ phong trào Toàn dân bảo vệ An ninh Tổ quốc và phối hợp quản lý, giáo dục, giúp đỡ những người có quá khứ lầm lỗi tại cộng đồng dân cư.
Đến nay các công trình vi phạm, lấn chiếm đã tháo dỡ và được cải tạo, nâng cấp thành tuyến đường gom dân sinh song song với tuyến đường sắt có chiều dài 989m với cảnh quan sạch đẹp, tạo nên diện mạo mới cho tuyến đường sắt đô thị trên địa bàn Quận, góp phần xóa bỏ các tụ điểm về TNXH, đặc biệt là vấn đề ma túy, đồng thời góp phần bảo đảm an toàn đường sắt.
Thay mặt Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình ghi nhận và biểu dương những kết quả đã đạt được trong việc xây dựng các mô hình điểm của UBND quận Lê Chân, TP Hải Phòng, đặc biệt là Công an quận Lê Chân với vai trò nòng cốt trong tổ chức, triển khai thực hiện mô hình và đề nghị UBND quận tiếp tục phát huy, duy trì tốt các mô hình điểm.
Đồng chí Phó Thủ tướng Thường trực đề nghị các địa phương khác trao đổi, nghiên cứu kinh nghiệm, cách làm của quận Lê Chân, TP Hải Phòng để áp dụng xây dựng các mô hình phù hợp với đặc điểm của địa phương mình để ngày càng có nhiều mô hình, địa bàn tốt, an toàn.
Theo GTVT
Bộ GTVT thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống bệnh do nCov Bộ trưởng Bộ GTVT vừa ký Quyết định số 113/QĐ-BGTVT thành lập Ban Chỉ đạo công tác Phòng, chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút corona (nCoV). Sân bay Tân Sơn Nhất thời dịch viêm phổi cấp. ( ảnh: Độc Lập) Theo đó, Ban Chỉ đạo có 21 thành viên, do Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Anh...