Có nên bỏ công việc ổn định để theo đuổi đam mê?
Anh đang gặp mâu thuẫn giữa đam mê và trách nhiệm. Đây là mâu thuẫn khá phổ biến với những người trưởng thành, khi họ đã có cuộc sống ổn định và chợt tìm ra niềm khao khát mới.
Chị Hạnh Dung kính mến
Tôi xưa nay vẫn là trụ cột gia đình, vợ tôi cũng đi làm nhưng phần chi phí lớn trong nhà trông vào thu nhập của tôi. Công việc của tôi cũng phát triển, tuy nhiên mới đây tôi có một đam mê mới. Tôi muốn khởi nghiệp trong lĩnh vực giáo dục chị ạ. Nhưng việc khởi nghiệp lúc này khá rủi ro, tôi phải bỏ việc hiện tại để dành thời gian tập trung cho công việc mới.
Vợ tôi không ủng hộ điều này. Cô ấy khuyến khích tôi theo đuổi đam mê, nhưng nếu bỏ việc thì cô ấy bất an. Cô ấy phân tích cho tôi thấy ba đứa con cần chi phí nuôi dạy thế nào. Và nếu sống trong áp lực như vậy, tôi sẽ khó mà theo đuổi đam mê.
Tôi thấy vợ nói cũng có lý. Nhưng chẳng phải bao nhiêu người đã hy sinh tài chính một thời gian để theo đuổi hoài bão cuộc đời đó sao? Tôi đang hoang mang. Nhờ chị giúp tôi một cái nhìn sáng.
Hoàng Đạo (TP.HCM)
Có nên bỏ công việc ổn định để theo đuổi đam mê? Ảnh minh họa
Anh Hoàng Đạo mến,
Video đang HOT
Anh đang gặp mâu thuẫn giữa đam mê và trách nhiệm. Đây là mâu thuẫn khá phổ biến với những người trưởng thành, khi họ đã có cuộc sống ổn định và chợt tìm ra niềm khao khát mới.
Anh nói đúng, nhiều vĩ nhân đã chạm tới giấc mơ của mình sau khi đã nếm mật nằm gai, hy sinh cuộc sống sung túc tiện nghi. Đó cũng là cách để người ta toàn tâm toàn ý với đam mê.
Tuy nhiên, ngược lại, cũng có hàng triệu người đang theo đuổi đam mê trong một trạng thái cân bằng. Họ từ tốn bước tới giấc mơ của mình. Nghe anh kể, Hạnh Dung cảm nhận được áp lực tài chính đang đặt lên vai anh. Rất khó để phủ nhận áp lực đó, dù hoài bão của anh có tuyệt vời đến đâu. Ta có thể hy sinh tài chính, nhưng rất khó để hy sinh cuộc sống bình an, vui vẻ của vợ con mình.
Vậy nên, cân bằng là điều cần thiết nhất với anh lúc này. Anh hãy thử đặt câu hỏi: mình đam mê điều đó nhiều đến mức nào? Có nhiều đến mức vượt qua những điều bất tiện và nặng nhọc để thực hiện nó không?
Nếu đó thực sự là đam mê, câu trả lời sẽ là “có”. Vậy, anh hãy tự hỏi tiếp: “Nếu điều bất tiện và nặng nhọc đó không phải là sự hạn hẹp về tài chính, mà là sự hạn hẹp về thời gian, thì mình có vượt qua không?”.
Nếu anh chắc đó là đam mê, thì câu trả lời sẽ là: “Có, anh có thể vượt qua sự hạn hẹp về thời gian để thực hiện đam mê của mình”.
Nếu quả vậy, thì ngay lúc này, với điều kiện hiện có, anh hoàn toàn có thể vẫn đi làm duy trì trách nhiệm với gia đình, đồng thời, dành thời gian theo đuổi đam mê. Trên thế giới này, ai cũng chỉ có 24 giờ mỗi ngày, nhưng những người thành công thì làm được nhiều việc hơn người thường, là vì họ biết dành thời gian cho điều quan trọng. Anh thử học hỏi cách này xem sao.
Để làm được điều đó, anh thử lập một thời gian biểu trong ngày. Qua đó, anh sẽ thấy thời gian dành cho trách nhiệm vốn không nhiều. Nó chỉ là tám tiếng làm, và tầm ba tiếng giao tiếp gia đình. Trừ giờ ngủ thì anh còn sáu tiếng cho đam mê của mình. Nếu có gì đó cần hy sinh, anh hãy hy sinh những cuộc gặp gỡ giải khuây. Anh hãy dậy sớm hơn, sử dụng thời gian hiệu quả hơn trong giai đoạn “nếm mật nằm gai”.
Cũng phải xác định rằng, trong giai đoạn này, đam mê mới của anh không bùng nổ thành một doanh nghiệp mạnh, nhưng, đó là thời gian cần thiết để anh chuẩn bị, thực hành. Sau một thời gian rèn luyện, chắc chắn sẽ tới lúc anh đủ tự tin để bỏ việc cũ, bước hẳn sang lĩnh vực mới và kiếm được tiền nuôi sống gia đình.
Chúc anh luôn giữ được khao khát và hạnh phúc.
Người yêu chấn thương vì đá banh, tôi trách mình không quyết liệt ngăn cản
Lần nào cự cãi với người yêu về chuyện anh quá mê đá banh, tôi cũng thua cuộc. Đến giờ, sau chấn thương khá nặng, mặc tôi lo lắng, anh vẫn muốn trở lại sân cỏ.
Câu chuyện mới đây của tiền vệ Đỗ Hùng Dũng thu hút sự quan tâm của nhiều người, trong đó có tôi. Phải nói ngay rằng tôi chẳng là fan của môn bóng đá, chỉ vì từ ngày yêu người đam mê sân cỏ, tôi cũng quan tâm nhiều hơn đến vài thông tin về môn thể thao này.
Như nhiều người mến mộ đội tuyển, chúng tôi xót xa, thấy tiếc cho chấn thương của Đỗ Hùng Dũng lẫn hành động đáng lên án của cầu thủ Ngô Hoàng Thịnh - người gây ra tai nạn nghiêm trọng. Nhưng cũng từ tai nạn của họ, tôi và người yêu lại cãi nhau một trận ra trò, chỉ vì tôi thương anh còn anh thì ra sức bảo vệ đam mê của mình.
Tuần trước, người yêu tôi bị đứt dây chằng chéo sau trong một trận giao hữu. Anh đã trải qua cuộc phẫu thuật, đang trong thời gian tập vật lý trị liệu và theo lời bác sĩ, chuyện trở lại được sân cỏ hay không phụ thuộc lớn vào sự hồi phục, tập luyện hậu phẫu.
Ảnh minh họa
Nhìn anh tập tễnh đi lại, chân yếu thấy rõ tôi vừa thương, vừa giận. Ngày đó, mỗi lần đến sân nhìn anh chơi bóng, tôi thấp thỏm, đứng ngồi không yên. Thấy anh bị va chạm, chơi xấu, tôi không chịu được nên nhiều lần tìm cớ gây rắc rối, nhờ anh chở đi công việc để anh ít ra sân.
"Đàn ông tập thể thao thì có gì mà em lo. Em thích đi mua sắm, làm móng tay thì anh thích đá banh, 2 sở thích không khác nhau. Còn chơi vận động thì phải có va chạm. Đàn ông mà", anh cứ lặp lại điệp khúc "đàn ông mà" như vậy hàng chục lần khi tôi gây sự.
Nhân sự việc của Đỗ Hùng Dũng, tôi khơi lại với anh chuyện nếu anh nghe lời thì không có chấn thương đáng tiếc xảy ra. Anh nhăn mặt tỏ vẻ không hài lòng, anh bảo người cứ sống trong lo sợ như tôi thì cuộc sống sẽ an toàn nhưng không vui.
"Em cứ như con tằm nằm trong kén, được bảo bọc và thích an toàn nên em thấy anh mạo hiểm. Nhưng đó là sở thích của anh, mình yêu nhau và cần tôn trọng sở thích của đối phương. Anh đã cấm đoán em điều gì chưa?", anh gắt gỏng.
Đúng là anh chưa cấm đoán, cũng chưa từng làm trái ý tôi điều gì, nhưng những sở thích nhẹ nhàng của tôi đâu có va chạm mạnh như bộ môn anh yêu thích.
Ảnh minh họa
Không phải người trong cuộc nên tôi chẳng thể hiểu cảm giác vợ của tiền vệ Đỗ Hùng Dũng đã trải qua khi hay tin anh bị thương. Có thể, sức chịu đựng và sự chấp nhận, tin tưởng chồng của chị cao hơn tôi. Nhưng dù có tin chồng thế nào, nhìn những giọt nước mắt của chị, tôi hiểu chị đang lo lắng, bất an. Với cầu thủ, đôi chân là thứ sống còn, nếu bị chấn thương, đôi khi phải giã từ sự nghiệp. Chưa kể, những di chứng có thể kéo dài, ám ảnh cả cuộc đời.
Tôi cũng từng ngồi ngoài phòng mổ, lo lắng đợi người yêu được đưa ra. Lúc đó tôi cứ nghĩ, giá mà đàn ông hiểu cảm giác của người phụ nữ bên cạnh, hẳn sẽ biết vì sao họ hay càm ràm, sợ sệt, ngăn cấm.
Ai nói tôi lo xa, chỉ nghĩ đến những chuyện vặt vãnh tôi cũng kệ vì mức độ "chịu đau" của mỗi người có hạn. Tôi không muốn người yêu mạo hiểm, không muốn những tai nạn đáng tiếc xảy ra.
Giờ nhìn anh đau đớn tập đi, tôi thương anh nhưng trách mình không quyết liệt hơn để ngăn cản. Liệu tôi có quá đáng lắm không khi muốn anh phải theo ý mình như thế?
7 câu hỏi có thể giúp bạn hiểu được mục đích sống của cuộc đời mình là gì Đã bao giờ bạn tự hỏi mục đích sống của mình là gì hay chưa, bạn đã tìm được câu trả lời hay chưa? Nếu chưa hãy thử trả lời 7 câu hỏi dưới đây để có thể tìm ra mục đích sống của mình là gì nhé 1. Đam mê từ khi còn nhỏ của bạn là gì? Việc gì đã từng...